Kinh nghiệm áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường tại nhiều quốc gia
TPHCM đề xuất tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt với rượu bia là có cơ sở | |
Tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia theo từng giai đoạn | |
Sabeco chưa bị cưỡng chế nộp tiền chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt |
Việc đánh thuế đặt trong bối cảnh các loại đồ uống chứa đường có tác hại đến sức khỏe của con người. Ảnh Internet. |
Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, thuế đánh vào đồ uống có đường được áp dụng ở khá nhiều quốc gia như các nước ở châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Á. Việc đánh thuế đặt trong bối cảnh các loại đồ uống chứa đường có tác hại đến sức khỏe của con người.
Tại Nam Phi, thuế đối với đồ uống có đường (sugar-sweetened beverages) áp dụng từ 1/4/2017 với mục đích giảm lượng hấp thụ đường dư thừa trong cơ thể của người sử dụng (phòng, chống bệnh béo phì do việc tiêu dùng quá mức các loại đường). Theo quy định Nam Phi đưa ra, đồ uống có đường là những loại đồ uống có chất đường làm tăng calo như sucrose, HFCS, hoặc nước ép trái cây.
Cơ sở tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là hàm lượng đường (sugar content) có trong đồ uống. Cách tính này khá thuận lợi trong việc đạt được mục tiêu tính thuế và mức thuế sẽ phụ thuộc trực tiếp vào tỷ lệ chất đường được đưa vào đồ uống.
Mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp đặt là 0,0229 R (tương đương 2,29 cents)/gram đường (theo khung ghi nhãn sản phẩm). Mức thuế suất tuyệt đối như trên theo tính toán làm tăng giá khoảng 20% đối với hầu hết các loại nước giải khát phổ biến (như Coca Cola với trung bình 35g đường/330ml).
Còn tại Mexico, từ 1/1/2014, quốc gia này áp đặt thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát và thức ăn giàu calo (một phần trong chiến lược giảm tác động của các loại sản phẩm này đến sức khỏe của con người). Cụ thể đối với đồ uống không cồn có chứa đường với mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 1 peso/lít (tương đương khoảng 10% trên cơ sở giá bán của năm 2013) và mức thuế suất đối với đồ ăn giàu calo với tỷ lệ nhiều hơn 275 calo/100g là 8% giá bán.
Riêng tại Mỹ, năm 2014, 34 bang và thủ đô Washington của Mỹ có đánh thuế doanh thu (sales tax) đối với nước soda bán ở các cửa hàng thực phẩm với mức thuế cao hơn thuế doanh thu đối với các thực phẩm khác.Tháng 3/2015, thành phố Berkeley thuộc bang California đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường ở mức 1 xu/1 ounce (1 ounce = 30ml). Đến năm 2017, có thêm 6 thành phố khác đánh thuế đối với đồ uống có đường, cụ thể: Philadelphia (Pennylvania) đánh 1,5 xu/ounce; Boulder (Colorado) đánh 2 xu/ounce; quận Cook (Illinoise) và 3 thành phố vùng Vịnh (San Francisco, Oakland và Albany) đánh 1 xu/ounce.
Với quốc gia Đông Nam Á như Phillipines, nằm trong chương trình cải cách hệ thống thuế, Phillipines đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường (bao gồm nước ngọt không cồn, nước soda, nước tăng lực, trà và cà phê ngọt - đồ uống có thể dạng bột hoặc dạng lỏng) với mức 10 peso/lít (trừ nước trái cây, nước rau quả 100% tự nhiên; sữa chua và sữa chua nước có hương vị hoa quả; đồ uống thay thế cho bữa ăn; các sản phẩm giảm cân và sản phẩm từ sữa). Việc đánh thuế này nhằm tạo Quỹ Nâng cao Sức khỏe để giải quyết các vấn đề về sức khỏe do việc tiêu thụ nước ngọt có đường gây ra. Theo tính toán của Bộ Tài chính Phillipines, việc đánh thuế này sẽ tăng thu ngân sách khoảng 47 tỷ peso trong năm đầu tiên.
Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, còn nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt như: Anh, Hungary, Phần Lan, Pháp, Na-uy, Đan Mạch, Thái Lan…
Từ kinh nghiệm của những quốc gia này, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính cho rằng, nếu áp dụng loại thuế suất này, trước tiên Việt Nam cần làm rõ khái niệm về đồ uống có đường và đồ uống không cồn nhằm mục đích phân biệt các loại hàng hóa có liên quan. Khi đánh thuế đối với đồ uống có đường thì Việt Nam cần phân loại rõ các loại đồ uống nằm trong phạm vi áp dụng. Mức thuế suất đối với đồ uống có đường cần có thể sử dụng thuế suất tương đối hoặc thuế suất tuyệt đối và áp dụng cho từng loại đồ uống.
Đặc biệt, Viện Chiến lược Chính sách Tài chính khuyến nghị, Việt Nam nếu muốn áp thuế đối với đồ uống không cồn hoặc đồ uống có đường cần phải có đánh giá tác động đến các khía cạnh kinh tế - xã hội nhằm định hướng giải pháp áp thuế tốt nhất.
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics