Kinh doanh "thấm đòn" vì dịch bệnh
Nhiều mặt bằng ở vị trí đắc địa tại TPHCM rơi vào cảnh ế ẩm, không có khách thuê Ảnh: N Huế |
Một số khác tìm cách chuyển hướng kinh doanh từ offline lên online để giảm bớt chi phí vận hành.
Gánh nặng mặt bằng
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 2, tức tháng cao điểm của dịch Covid-19, cả nước có 4.567 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2019; 3.841 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 121%. Tính chung hai tháng đầu năm, có gần 16.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể cũng lên đến 9.400 doanh nghiệp.
Theo thống kê sơ bộ của một đơn vị cho thuê mặt bằng bán lẻ tại TPHCM, so với trước khi dịch Covid-19 bùng phát, lượng khách đến các trung tâm thương mại, siêu thị giảm từ 40-50%. Lượng khách đến các cửa hàng ăn uống vào ngày thường giảm từ 20-30%, cuối tuần giảm tới 50%. Doanh thu tại các cửa hàng tiện lợi, shopping mall giảm tới 40%. Khách hàng sụt giảm nghiêm trọng khiến doanh thu cũng lao dốc không phanh.
Đây cũng là nguyên nhân khiến cho hàng loạt mặt bằng kinh doanh trên những tuyến đường đắc địa của TPHCM như Phan Xích Long, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Trần Quang Khải… đều treo biển tìm người thuê, sang nhượng mặt bằng… Theo Công ty tư vấn bất động sản Savills, giá thuê mặt bằng tại những con đường lớn ở TPHCM dao động từ 5.000 USD đến trên hàng chục ngàn USD. Trong khi hoạt động kinh doanh luôn trong tình trạng cạnh tranh gay gắt nên tình hình dịch bệnh phức tạp đã trở thành “giọt nước làm tràn ly”, khiến nhiều đơn vị kinh doanh đã buộc lòng phải “bỏ của chạy lấy người”.
Trước tình hình kinh doanh khó khăn, nhiều đơn vị cho thuê mặt bằng đã có chính sách giảm giá thuê nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng. Cụ thể, Công ty CP Vincom Retail cho biết sẽ dành 300 tỷ đồng hỗ trợ các đối tác thuê mặt bằng trung tâm thương mại trên toàn hệ thống. Gói hỗ trợ sẽ được dành cho việc giảm giá tiền thuê mặt bằng cho đối tác, một phần dành cho việc phát hành các voucher ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng tới mua sắm tại Vincom. Tỷ lệ hỗ trợ chi phí thuê mặt bằng được xem xét, đánh giá theo mức độ bị ảnh hưởng của các vùng và ngành kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định. Theo bà Trần Mai Hoa, Tổng giám đốc Công ty CP Vincom Retail, gói hỗ trợ 300 tỷ đồng này không chỉ giúp các đối tác giảm bớt gánh nặng về chi phí mà còn có thể tập trung nguồn lực, cùng trung tâm thương mại xây dựng những chương trình ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng, góp phần đưa nhịp sống năng động trở lại với người tiêu dùng Việt Nam.
Từ đầu tháng 3, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng triển khai chương trình hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng trung tâm thương mại tại các dự án do tập đoàn và các đơn vị thành viên làm chủ đầu tư nhằm chia sẻ để các đối tác vững tâm kinh doanh trong giai đoạn khó khăn. Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Retail – đơn vị thành viên của Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, Hưng Thịnh sẽ xem xét từng trường hợp để quyết định mức giảm tốt nhất trong khoảng từ 20-40%, thậm chí có thể giảm nhiều hơn. Thời gian hỗ trợ cũng sẽ linh động tuỳ thuộc vào diễn biến của dịch Covid-19.
Trong khi đó, tại các mặt bằng kinh doanh trên các tuyến đường lớn ở TPHCM, nhiều cơ sở kinh doanh cũng đã thương lượng lại với chủ mặt bằng, đề nghị giảm giá hỗ trợ trong mùa dịch. Việc hạ giá mặt bằng trong thời điểm này chính là giải pháp “đôi bên cùng có lợi”. Bởi chi phí mặt bằng quá lớn trong khi việc kinh doanh giảm sút có thể khiến các cơ sở kinh doanh kiệt sức. Trong khi việc tìm người thuê mới trong điều kiện hiện nay lại khá khó khăn.
“Online hóa” kênh phân phối
Trong khi mô hình kinh doanh truyền thống lao đao vì vắng khách, các nền tảng kinh doanh online lại nhộn nhịp người mua nhờ hàng loạt chương trình khuyến mãi kích cầu được tung ra. Hàng loạt hoạt động offline đã được dời lên online để phù hợp với tình hình dịch bệnh. Tiêu biểu như Hội sách TPHCM năm 2020 dự kiến tổ chức từ 16 đến 22/3 tại Công viên Lê Văn Tám đã phải tạm hoãn. Thay vào đó, Công ty Phát hành sách TPHCM (FAHASA) tổ chức Hội sách FAHASA Online 2020 trên website Fahasa.com với nhiều khuyến mãi hấp dẫn như: Mua sách đồng giá 1.000 đồng, giảm giá sâu lên đến 70%, mua hàng nhận phiếu quà tặng 100.000 đồng… Tương tự, sự kiện “Tháng ba sách trẻ” của Nhà xuất bản Trẻ cũng được dời lên mạng để phù hợp với tình hình dịch bệnh đang phức tạp.
Với việc đẩy mạnh kênh bán hàng online, doanh thu bán hàng trực tuyến của các nhà sách cũng tăng lên đáng kể. Được biết, doanh số bán sách online của hệ thống nhà sách Phương Nam trong tháng 2 đã tăng 70% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu từ kênh thương mại điện tử của Fahasa cũng tăng 55% trong 2 tháng đầu năm 2020.
Tương tự, tại nhiều điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống, fastfood, theo ghi nhận của phóng viên, lượng khách tới ăn tại quán khá thưa thớt, nhưng theo các nhân viên tại đây, từ sau Tết đến nay, lượng đơn hàng đặt qua website và các ứng dụng giao hàng như Go Food, Grab Food tăng lên rất nhiều.
Sự phát triển của các công cụ thương mại điện tử, nền tảng số cùng các thiết bị đã giúp các DN giải quyết hiệu quả khâu tiếp cận khách hàng nhanh chóng mà không nhất thiết cần đến mặt bằng quá rộng và nhiều nhân lực, hoạt động 24/24, xóa đi khoảng cách địa lý, tiếp cận và hiểu nhà sản xuất ở mức tốt nhất có thể, rút ngắn thời gian tiến trình đặt hàng. Chính nhờ những ưu điểm này nên bán hàng online đang bùng nổ mạnh mẽ không chỉ ở các ngành “gọn nhẹ” như thời trang, ăn uống…, mà ngay cả ngành nội thất cũng đang tính chuyện “dọn” lên mạng để tiết kiệm chi phí cho mặt bằng và tiếp cận được lượng khách hàng rộng lớn hơn. Cuối tuần qua, Đại diện các hiệp hội doanh nghiệp đồ gỗ ở TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai đã ký kết bản thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước nhằm chuyển đổi số và thúc đẩy bán hàng qua kênh thương mại điện tử.
Ngành chế biến gỗ và nội thất có đặc thù là cần các không gian có diện tích rộng để trưng bày và giới thiệu sản phẩm, phục vụ thói quen “sờ tận tay, thấy tận mắt” của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ thực tế ảo (VR), 3D đã có thể giúp khách hàng có thể tham quan showroom, nhà máy một cách trực quan từ xa. Việc ngành gỗ mở rộng kênh phân phối trên online được đánh giá là hướng đi phù hợp với xu thế hiện tại, bởi mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng truyền thống đang bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn vì chi phí vận hành quá lớn, kém năng động.
Tin liên quan
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí cũng là một phần của môi trường kinh doanh
14:30 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thực chất cắt giảm giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
08:59 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK