Kinh doanh khí vẫn “bát nháo” khi khuôn khổ pháp lý còn lỏng lẻo
Tháo "rào" phát triển thị trường kinh doanh khí | |
Nghị định mới về kinh doanh khí |
Hội nghị “Kinh doanh khí tiến tới khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy kinh doanh và phát triển thị trường” diễn ra sáng nay 30/11/2021. Ảnh: NT |
Theo Hiệp hội Gas Việt Nam, hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh khí đã được thiết lập tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạt động kinh doanh khí hiện nay vẫn còn không ít bất cập, điển hình như cạnh tranh không lành mạnh, có những hành vi vi phạm pháp luật, lừa dối người tiêu dùng gây thiệt hại về kinh tế, tài sản..
Điển hình có thể kể đến hành vi vi phạm quy định về nhãn hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp có uy tín trong san chiết khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). Bằng nhiều thủ đoạn, một số đơn vị kinh doanh không đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh khi không đủ điều kiện…
Ông Trần Minh Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam cho biết: Điều này một phần xuất phát từ những “thiếu sót” trong hệ thống pháp luật.
“Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh có những khó khăn, phức tạp cần tiếp tục xem xét, sửa đổi bổ sung để các quy định của pháp luật phù hợp nhất, ít vướng mắc nhất đối với thực tiễn sản xuất kinh doanh; ví dụ như việc quản lý nhà nước về quyền sở hữu, về nhãn hiệu... của chai LPG ”, ông Trần Minh Loan nói.
Bà Nguyễn Thị Hạnh, đại diện Công ty TNHH Totalgaz Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh, hành vi sản xuất tem chống giả, niêm màng co giả gắn lên chai LPG mỗi cơ quan quản lý tại các địa phương lại tiến hành xử phạt vi phạm hành chính bên vi phạm căn cứ vào các quy định pháp luật khác nhau.
Cụ thể như, tại các Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dung; Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí; Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
“Việc áp dụng các quy định pháp luật khác nhau dẫn đến hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả hoàn toàn khác nhau”, bà Hạnh nói.
Xung quanh câu chuyện quản lý kinh doanh khí, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, tình trạng một số doanh nghiệp kinh doanh LPG chiếm dụng trái phép chai LPG của các doanh nghiệp có uy tín, trong đó có nhiều chai LPG bị chiếm dụng, cắt tay xách, mài vỏ, không được kiểm định và đưa ra lưu thông trên thị trường có chiều hướng phức tạp và tinh vi hơn, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn, rò rỉ gas, cháy nổ, đe dọa trực tiếp tới tài sản, tính mạng người sử dụng.
Ngoài ra, hiện chưa có quy định cụ thể để các doanh nghiệp kinh doanh LPG chai, trạm chiết nạp LPG vào chai trong việc trao đổi, hoàn trả chai LPG hoặc hợp đồng thỏa thuận trao đổi chai LPG không được thực hiện nghiêm túc dẫn đến tình trạng chiếm dụng chai LPG, khó kiểm soát hoạt động kinh doanh.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, một số chính sách cần sớm được xem xét, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tiễn; một số quy định cần được thay thế, điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi.
Ông Trần Minh Loan kiến nghị cơ quan quản lý cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh LPG và chế tài xử phạt các hành vi vi phạm; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm…
“Trong quá trình xây dựng pháp luật, Hiệp hội kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền quan tâm hơn, trao đổi với hiệp hội, với doanh nghiệp để xử lý những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để các quy định được ban hành phù hợp nhất có thể với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh”, ông Trần Minh Loan nhấn mạnh.
Để tăng cường các biện pháp xử phạt, theo bà Nguyễn Thị Hạnh cần có hướng dẫn thống nhất áp dụng một nghị định để xử lý hành vi chiết nạp lậu, buôn bán hàng giả mạo nhãn thương hiệu... trong lĩnh vực kinh doanh khí.
“Nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn tái phạm thì phải bị xử lý hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chứ không phải là tiếp tục xử phạt vi phạm hành chính và vẫn tiếp tục hoạt động, thậm chí hoạt động lén lút trong thời gian bị đình chỉ hoạt động”, bà Hạnh bày tỏ quan điểm.
Nhu cầu tiêu thụ LPG hàng năm tại Việt Nam khoảng 2,2-2,3 triệu tấn, chủ yếu phục vụ nhu cầu dân dụng và thương mại. Trong đó, Nhà máy xử lý khí Dinh Cố cung cấp khoảng 220-250 nghìn tấn/năm. Nhà máy xử lý khí Cà Mau cung cấp khoảng 130-150 nghìn tấn/năm. Nhà máy lọc dầu Dung Quất cung cấp khoảng 480-500 nghìn tấn/năm. Nguồn nhập khẩu khoảng 1,25 – 1,3 triệu tấn/năm. Kế hoạch phát triển khí trong tương lai là: Mở rộng các hoạt động tìm kiếm và thăm dò để cung cấp thêm trữ lượng và sản lượng khai thác ở các khu vực tiềm năng, sâu và xa bờ; phát triển công nghiệp khí đốt; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG); đảm bảo khả năng nhập khẩu 8 tỷ m3 LNG vào năm 2030 và 15 tỷ m3 vào năm 2045; phấn đấu đáp ứng 70% thị phần LPG toàn quốc. |
Tin liên quan
Gia tăng nhập khí thiên nhiên hóa lỏng để giảm "cơn khát” khí
20:28 | 25/08/2022 Kinh tế
Việt Nam nhập gần 70% khí dầu mỏ hóa lỏng, chủ yếu từ Trung Quốc
19:18 | 23/11/2020 Nhịp độ phát triển
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK