Kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều thị trường chủ lực suy giảm
Công chức Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng KV 3 Cục Hải quan Hải Phòng kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh N.Linh |
Giảm hơn 18 tỷ USD
Ô tô nhập khẩu là nhóm hàng chủ lực hiếm hoi vẫn tạo được sự bứt phá. Nửa đầu tháng 3 (1-15/3), cả nước nhập khẩu 7.285 xe, tổng kim ngạch 161,43 triệu USD. 2 dòng xe nhập khẩu chủ yếu là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống và ô tô tải. Trong đó ô ô từ 9 chỗ ngồi trở xuống có 5.885 xe, tổng kim ngạch gần 118 triệu USD; ô tô tải 1.088 xe, tổng kim ngạch gần 30,5 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến 15/3, cả nước nhập khẩu 34.064 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch 731,5 triệu USD, tăng tới 72,25% về lượng và tăng 55,72% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Về thị trường nhập khẩu (cập nhật hết tháng 2), Thái Lan tiếp tục là thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất của Việt Nam với 12.759 xe, kim ngạch 251,65 triệu USD; Indonesia xếp vị trí thứ 2 với 10.976 xe, kim ngạch 152,34 triệu USD; trong khi Trung Quốc đứng thứ 3 với 1.074 xe, tổng kim ngạch gần 41 triệu USD. |
Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, kỳ 1 tháng 3 (từ ngày 1-15/3/2023) đạt 27,2 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 4 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 2/2023.
Dù có sự khởi sắc so với nửa cuối tháng trước, nhưng lũy kế từ đầu năm đến 15/3, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước chỉ đạt 122,95 tỷ USD, giảm 13%, tương ứng giảm 18,39 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 86,66 tỷ USD, giảm 12,1% (tương ứng giảm 11,9 tỷ USD).
Trong kỳ 1 tháng 3 năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 492 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3 cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,94 tỷ USD.
Cụ thể về xuất khẩu, tính đến hết 15/3, tổng kim ngạch đạt 62,94 tỷ USD, giảm 10,8% tương ứng giảm 7,64 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, một số nhóm hàng giảm mạnh như: hàng dệt may giảm 1,27 tỷ USD, tương ứng giảm 18%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 963 triệu USD, tương ứng giảm 30,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 906 triệu USD, giảm 8,9%; điện thoại các loại và linh kiện 577 triệu USD, tương ứng giảm 5%...
Nhập khẩu của cả nước đến 15/3 đạt 60 tỷ USD, giảm 15,2% (tương ứng giảm 10,75 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó một số nhóm hàng giảm mạnh như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 2,92 tỷ USD, tương ứng giảm 64,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 1,95 tỷ USD, tương ứng giảm 11%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 1,44 tỷ USD, tương ứng giảm 16,5%...
Sụt giảm bất thường
Sự sụt giảm mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu trong hơn 2 tháng đầu năm là điều bất thường, đáng báo động, bởi nhiều năm liên tiếp gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu luôn duy trì tăng trưởng cao. Đơn cử như 3 năm ảnh hưởng do dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu những tháng đầu năm vẫn tăng cao. Cụ thể, cùng kỳ năm 2022 tăng 14,3%; năm 2021 tăng 24,2%, hay năm 2020 dù khởi phát dịch Covid-19 nhưng vẫn tăng 4,4%.
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của phóng viên tại các địa bàn xuất nhập khẩu trọng điểm hay qua các hội nghị chuyên đề có liên quan vấn đề khó khăn đã được cơ quan Hải quan và nhiều doanh nghiệp đề cập.
Như ở khu vực biên giới phía Bắc, dù Trung Quốc khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh bình thường từ đầu năm 2023 nhưng kim ngạch chưa có nhiều khởi sắc như kỳ vọng, đặc biệt như địa bàn trọng điểm là Lào Cai giảm tới 43,6%... Tổng thể hơn, dữ liệu của Tổng cục Hải quan ghi nhận, 2 tháng đầu năm, xuất nhập khẩu với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc đều giảm sâu. Trong đó, xuất khẩu đật 7,39 tỷ USD, giảm 5,3%; nhập khẩu còn giảm tới 24,8%, chỉ đạt 13,93 tỷ USD.
Không nằm ngoài bối cảnh chung, hoạt động xuất nhập khẩu ở các thị trường chủ lực đều bị giảm mạnh.
Cập nhật của Tổng cục Hải quan theo thị trường hết 2 tháng đầu năm cho thấy, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á chỉ đạt 62,8 tỷ USD, giảm 12,4%, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,5%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Đối với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ đạt 18,9 tỷ USD, giảm 18,2%; châu Âu đạt 10,83 tỷ USD, giảm 13,3%; châu Đại Dương đạt 2,25 tỷ USD, giảm 3,5% và châu Phi đạt 1,07 tỷ USD, giảm 3,7%.
Đối với thị trường xuất khẩu (xét theo quốc gia, vùng lãnh thổ), Hàn Quốc là thị trường chủ lực duy nhất tăng trưởng dương. Hiện nay, “xứ sở kim chi” xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Theo thống kê sơ bộ cập nhật của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 3,79 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 7,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hàn Quốc là thị trường lớn duy nhất có kim ngạch tăng trưởng dương, trong khi xuất khẩu sang các thị trường hàng đầu khác như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản hay khu vực ASEAN… đều sụt giảm.
Như vậy, để đạt được quy mô kim ngạch như năm 2022 (hơn 730 tỷ USD), trong 9,5 tháng còn lại của năm, bình quân mỗi tháng phải đạt khoảng 64 tỷ USD, cao hơn tới 15 tỷ USD/tháng so với bình quân trong 2,5 tháng đầu năm. Đây là thách thức lớn đặt ra cho các nhà điều hành kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp.
Tin liên quan
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
08:48 | 23/12/2024 Multimedia
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
08:43 | 23/12/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics