Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tăng thu, giảm chi ngân sách 25,3 nghìn tỷ đồng
Quang cảnh Họp báo. |
Đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chi NSNN
Phát biểu khai mạc họp báo, bà Hà Thị Mỹ Dung, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết, năm 2021, KTNN đã tổ chức thực hiện 177 cuộc kiểm toán và phát hành 234 Báo cáo kiểm toán.
Theo bà Hà Thị Mỹ Dung, kết quả kiểm toán cho thấy, dự toán thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020 đã bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020; đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chi NSNN trong năm, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Cùng với đó, chỉ số nợ công đến cuối năm 2020 nằm trong giới hạn được cho phép của Quốc hội, không quá 65% GDP, công tác quản lý nợ công từng bước đi vào nề nếp.
Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia trong năm 2020 nói riêng và giai đoạn 2016-2020 nói chung đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận qua đó góp phần cải thiện đáng kể môi trường an sinh, xã hội.
Tuy nhiên, Lãnh đạo KTNN cũng cho biết, bên cạnh những kết quả tích cực nói trên, trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán cũng còn bộc lộ tồn tại, hạn chế. Theo đó, KTNN đã kiến nghị chấn chỉnh kịp thời, kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn.
Đặc biệt, Phó Tổng KTNN nhấn mạnh, trong Kế hoạch kiểm toán năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán “Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ”.
Đây là cuộc kiểm toán chưa có tiền lệ, được KTNN tập trung nguồn lực để kiểm toán ngay từ đầu năm, triển khai trên phạm vi toàn ngành với quy mô lớn, thực hiện kiểm toán tại 9 Bộ, cơ quan Trung ương và 32 tỉnh, thành phố.
Qua kiểm toán, KTNN đánh giá, về cơ bản các Bộ, ngành, địa phương và người dân đã tổ chức triển khai, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt, kịp thời và hiệu quả. Do đó, đến nay, đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch, còn tồn tại, hạn chế trong việc ban hành một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phòng, chống dịch và các chính sách hỗ trợ; công tác huy động, lập, phân bổ, quản lý, sử dụng vắc xin; công tác quản lý, sử dụng máy móc, trang thiết bị y tế; công tác tiếp nhận và sử dụng các nguồn viện trợ, tài trợ và công tác thu dịch vụ xét nghiệm…
Kiến nghị tăng thu NSNN 8.802,6 tỷ đồng
Tại họp báo, ông Vũ Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN), tổng hợp kết quả kiểm toán từ 234 báo cáo kiểm toán của 177 cuộc kiểm toán tổ chức trong năm 2021 đối với niên độ ngân sách năm 2020, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý tăng thu giảm chi NSNN 25.396,3 tỷ đồng, xử lý khác 41.567,4 tỷ đồng; kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 198 văn bản.
Đồng thời, kết quả kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán năm trước cho thấy 80% kiến nghị tăng thu giảm chi NSNN đã được thực hiện.
Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã chuyển 1 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan Cảnh sát điều tra; cung cấp 265 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và tài liệu có liên quan cho các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, điều tra.
Cụ thể về thu ngân sách nhà nước, năm 2020 đã quyết toán 1.510.579 tỷ đồng, bằng 98,1% so với dự toán giao (tương ứng hụt 28.473 tỷ đồng); trong đó thu nội địa vượt 0,2% dự toán (chủ yếu từ tiền sử dụng đất 77.086 tỷ đồng và thu khác ngân sách 22.229 tỷ đồng).
Mặt khác, một số khoản thu chính từ hoạt động sản xuất kinh doanh (khu vực DNNN, DN FDI và kinh tế ngoài quốc doanh) chiếm khoảng 52,5% tổng thu nội địa nhưng đều hụt thu so với dự toán giao, khoản thu hồi vốn tại các DNNN chỉ đạt 37,1% so với dự toán giao đầu năm.
Nguyên nhân khách quan hụt thu là do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 và các chính sách miễn, giảm thuế của nhà nước. Bên cạnh đó, việc hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, tính thiếu thuế cũng như các khoản thu khác được KTNN phát hiện qua kiểm toán, đối chiếu, từ đó đã kiến nghị tăng thu NSNN 8.802,6 tỷ đồng.
Về chi đầu tư phát triển, đã quyết toán 576.432 tỷ đồng, bằng 115,5% dự toán và bằng 33,7% tổng chi NSNN. Qua kiểm toán cho thấy, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân chi đầu tư từ nguồn vốn ngoài nước thấp đã phần nào làm giảm hiệu quả đầu tư của nguồn vốn vay nước ngoài. Ngoài ra, số vốn vay nước ngoài đã giải ngân cho đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 2019 trở về trước chưa hạch toán vào NSNN là 4.486 tỷ đồng, Chính phủ chưa kịp thời báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét phương án bổ sung kế hoạch vốn làm cơ sở hạch toán, quyết toán theo quy định.
Bên cạnh đó, còn trường hợp dư nợ đọng xây dựng cơ bản của những dự án thực hiện trước năm 2015 nhưng năm 2021 mới bố trí một phần để thanh toán; một số địa phương có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn và phát sinh nợ xây dựng cơ bản trong năm 2021.
Kết quả kiểm toán việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xây dựng và quản lý vốn đầu tư cho thấy không ít tồn tại hạn chế trong tất cả các khâu.
Cụ thể như, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án khi chưa xác định rõ nguồn và khả năng cân đối vốn, chưa đảm bảo điều kiện, chưa đầy đủ thủ tục. Xác định tổng mức đầu tư thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần, có dự án tỷ lệ điều chỉnh lớn. Còn trường hợp phê duyệt điều chỉnh, bổ sung thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán sau khi công trình đã hoàn thành.
Công tác lựa chọn nhà thầu còn nhiều tồn tại, áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, phân chia gói thầu, chỉ định thầu không đúng quy định.
Kết quả kiểm toán năm 2021, KTNN đã kiến nghị giảm chi đầu tư xây dựng NSNN 3.817 tỷ đồng...
Tin liên quan
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Là "điểm sáng" của kinh tế, nhưng xuất khẩu vẫn nguy cơ khó đoán định
19:37 | 26/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Dự toán thu ngân sách năm 2025 tích cực dù tiềm ẩn nhiều thách thức
14:28 | 22/10/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK