Kiểm toán làm rõ nhiều bất cập trong thực hiện các dự án đầu tư công
Thực hiện kiến nghị kiểm toán, ngân sách Trung ương đã dồn lực vào các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án liên vùng, dự án trọng điểm, tạo ra động lực mới. Ảnh: Internet |
Công tác lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế, còn tình trạng “vốn chờ dự án”
Trong giai đoạn 2017-2022, các cuộc kiểm toán tập trung vào những vấn đề nóng được dư luận xã hội, Quốc hội và cử tri quan tâm, phục vụ các chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội, như: kiểm toán các Chương trình mục tiêu quốc gia; kiểm toán công tác lập, phân bổ vốn đầu tư Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; kiểm toán việc lập, sử dụng nguồn dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020…
Qua kiểm toán, nhiều bất cập trong cơ chế, chính sách cũng như quá trình tổ chức thực hiện các dự án đã được KTNN chỉ rõ. Theo đó, chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án còn hạn chế nên khi thực hiện dự án phải thay đổi tổng mức đầu tư, tổng dự toán nhiều lần làm ảnh hưởng đến công tác kế hoạch vốn đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện dự án. Qua kiểm toán cho thấy hầu hết các dự án được kiểm toán đều phải điều chỉnh quy mô, điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư.
Tình trạng chậm tiến độ xảy ra phổ biến ở nhiều dự án và có xu hướng gia tăng so với các năm trước. Việc chậm tiến độ các công trình, dự án đã làm tăng chi phí và giảm hiệu quả của các dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án hạ tầng quan trọng.
KTNN cũng nêu rõ, công tác khảo sát thiết kế, lập dự toán của các đơn vị được kiểm toán hầu hết chưa đáp ứng yêu cầu nên phải thay đổi, bổ sung thiết kế, điều chỉnh dự toán và tổng mức đầu tư; công tác thẩm định thiết kế dự toán ở hầu hết dự án được kiểm toán cho thấy còn nhiều hạn chế, chưa phát hiện và loại bỏ hết các sai sót, bất hợp lý về đơn giá, định mức.
Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế, còn tình trạng “vốn chờ dự án”; nhiều dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa đủ điều kiện giao vốn hằng năm nhưng các bộ, ngành và địa phương vẫn đề xuất bố trí vốn dẫn đến không phân bổ hết số vốn được giao. Tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, bố trí vốn chưa đúng tiêu chi, chưa ưu tiên cho những dự án cấp bách, quan trọng, dự án có khối lượng lớn vẫn còn diễn ra tại môt số bộ, ngành, địa phương.
Ngoài ra, một số quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư công còn chưa thống nhất, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn như thẩm định dự án đối với các đơn vị ngành dọc của cơ quan thuế, hải quan, toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao… cơ chế đền bù, giải phóng mặt bằng tái định cư và vấn đề chuyển đổi đất nông nghiệp, đất rừng.
Tổng số dự án giảm hơn một nửa; giảm số dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư
Theo Bộ KH&ĐT, thông qua các kiến nghị của KTNN, đặc biệt là các kiến nghị về công tác triển khai dự án ở cấp cơ sở, sửa đổi một số quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư công, Bộ KH&ĐT với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công đã kịp thời tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp quản lý đầu tư công hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn. Nhờ đó, công tác quản lý vốn đầu tư công đã ngày càng hoàn thiện hơn, công khai, minh bạch, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Theo đó, đã khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.
Vốn đầu tư công được bố trí tập trung hơn, tiếp tục khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, lãng phí; tăng cường quyền tự chủ, chủ động, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong lựa chọn, phê duyệt, phân bổ vốn cho dự án cụ thể.
Theo Bộ KH&ĐT, ngân sách Trung ương đã dồn lực vào các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án liên vùng, dự án trọng điểm, tạo ra động lực mới, không gian mới phát triển kinh tế, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh. Tổng số dự án trong giai đoạn 2021-2025 đã giảm hơn một nửa so với giai đoạn 2016-2020.
Cũng theo Bộ KH&ĐT, thể chế về đầu tư công tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà thực tiễn đặt ra và tạo khung pháp lý cho những vấn đề mới
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật nói chung và đầu tư công nói riêng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá.
Từ đầu năm 2021 đến nay, trên cơ sở kiến nghị của KTNN và một số bộ, ngành, địa phương, Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội trình Quốc hội một số cơ chế, chính sách quan trọng, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo hành lang pháp lý cho các vấn đề mới để thực hiện thắng lợi mục tiêu Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Đơn cử như, đã tổ chức rà soát, xác định được 39 nhóm vấn đề vướng mắc quy định tại các nghị định của Chính phủ và văn bản pháp luật liên quan đến 7 lĩnh vực: đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu, ngân sách và công sản, xây dựng, tài nguyên và khoáng sản, đầu tư công, từ đó tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong quy trình quản lý đầu tư.
Bên cạnh đó, kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công được tăng cường, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công: Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ vốn cho các nhiệm vụ, dự án tuân thủ thứ tự ưu tiên bố trí vốn theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Số dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư giảm so với giai đoạn 2016-2020, hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô, tổng mức đầu tư của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực và quy định của pháp luật.
Theo Bộ KH&ĐT, vai trò của KTNN đối với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đầu tư công ngày càng được khẳng định qua hoạt động kiểm toán. Vai trò này càng cần được phát huy hơn nữa trong bối cảnh cả nước đang triển khai rất nhiều dự án lớn, dự án quan trọng, liên vùng, đầu tư công là nguồn lực, động lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Tin liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
16:13 | 13/12/2024 Tài chính
Tiếp tục công khai tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các dự án quan trọng quốc gia
20:50 | 12/12/2024 Tài chính
Chậm giải ngân đầu tư công vốn vay nước ngoài
07:48 | 08/12/2024 Tài chính
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics