Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
Việt Nam đã tốt nghiệp nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức với điều kiện vay có tính ưu đãi cao (ODA) và chuyển sang vay với điều kiện vay gần lãi suất thị trường. Ảnh minh hoạ: ST |
Các chỉ tiêu nợ nằm trong giới hạn trần và ngưỡng an toàn
Trên cơ sở ước thực hiện vay, trả nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia năm 2024, dự kiến các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2024 nằm trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã được Quốc hội quyết định.
Số liệu từ báo cáo của Chính phủ cho thấy, nợ công/GDP ước thực hiện năm 2024 là 36-37%, (mục tiêu theo Nghị quyết 23 của Quốc hội là dưới 60%); nợ Chính phủ/GDP là 33-34% (mục tiêu là dưới 50%); nợ nước ngoài của quốc gia/GDP ước thực hiện là 32-33% (mục tiêu là dưới 50%); nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu NSNN ước thực hiện 21-22% (mục tiêu là dưới 25%)…
Nợ được Chính phủ bảo lãnh tiếp tục được quản lý chặt chẽ, tỷ trọng giảm từ mức 3,8% GDP năm 2021 xuống còn khoảng 2-3% GDP năm 2024. |
Cùng với đó, cơ cấu nợ Chính phủ đến cuối năm 2024 tiếp tục được cải thiện theo hướng tích cực.
Dư nợ trong nước tăng lên; nợ nước ngoài giảm dần, trong đó danh mục nợ nước ngoài chủ yếu là các khoản vay ODA, vay ưu đãi đã ký có kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi.
Nợ trong nước ước chiếm khoảng 76% dư nợ Chính phủ, trong đó chủ yếu là trái phiếu Chính phủ (TPCP); nợ nước ngoài ước chiếm khoảng 24% dư nợ Chính phủ.
Về nợ trong nước, tiếp tục tăng cường vai trò của các nhà đầu tư dài hạn trên thị trường TPCP và giảm dần tỷ trọng nắm giữ TPCP của các ngân hàng thương mại. Đến ngày 30/6/2024, tỷ lệ nắm giữ TPCP của khối công ty bảo hiểm, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các quỹ đầu tư, công ty tài chính đạt khoảng 62,5% tổng dư nợ, còn lại là các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và các nhà đầu tư khác.
Trong khi đó, đối với nợ nước ngoài, chủ nợ chủ yếu là các đối tác phát triển song phương và đa phương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á.
Trong năm 2024, kỳ hạn phát hành bình quân của danh mục nợ tiếp tục duy trì tương đối dài. Đến ngày 5/9/2024, TPCP phát hành có kỳ hạn từ 5-30 năm và kỳ hạn phát hành bình quân khoảng 11,05 năm, đảm bảo mục tiêu 9-11 năm Quốc hội đề ra, góp phần giảm thiểu rủi ro vay đảo nợ.
Đồng thời, lãi suất phát hành bình quân tính đến ngày 5/9/2024 khoảng 2,48%/năm, được điều hành linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường tài chính - tiền tệ trong nước và hài hòa với chính sách tiền tệ.
Vướng mắc liên quan đầu tư công, đấu thầu vẫn chưa được xử lý triệt để
Bên cạnh các kết quả tích cực, Chính phủ cũng nhận diện một số tồn tại, hạn chế trong quản lý nợ công thời gian qua.
Theo đó, tiến độ đàm phán, ký kết thỏa thuận vay nước ngoài của Chính phủ chậm hơn so với dự kiến do nhiều dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư hoặc đã hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng chưa được bố trí vốn đầu tư công trung hạn dẫn đến việc chậm trình duyệt chủ trương đàm phán.
Mặt khác, do khác biệt giữa quy định trong nước và quy định của nhà tài trợ (thủ tục đấu thầu, giải phóng mặt bằng) trong bối cảnh luật pháp trong nước đang tiếp tục hài hòa nên quá trình đàm phán, thủ tục phức tạp, kéo dài hơn.
Chi phí vay nước ngoài hiện đang cao hơn so với chi phí vay bình quân trong nước và tiềm ẩn các rủi ro về biến động tỷ giá giữa đồng ngoại tệ/nội tệ, điều kiện thị trường và khả năng quản trị rủi ro các khoản vay bằng ngoại tệ.
Việt Nam đã tốt nghiệp nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức với điều kiện vay có tính ưu đãi cao (ODA) và chuyển sang vay với điều kiện vay gần lãi suất thị trường, lãi suất vay 2 tổ chức đa phương lớn nhất giai đoạn này dao động trong khoảng 5,91%/năm - 6,5%/năm.
Đối với vốn vay song phương, một số đối tác vẫn cung cấp các khoản vay ưu đãi với lãi suất cố định ở mức thấp, thời hạn vay dài, nhưng phần lớn có các điều kiện ràng buộc (Hàn Quốc, Nhật Bản, Áo, Phần Lan…); một số đối tác song phương khác có xu hướng đưa vào điều kiện vay tiệm cận dần với thị trường (cho vay với lãi suất thả nổi như Pháp, Đức).
Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn ngoài nước đạt thấp, ước giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng của cả nước đạt 47,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó giải ngân vốn nước ngoài đạt 24,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Những tồn tại, hạn chế trong huy động và quản lý sử dụng nguồn vốn vay do cả nguyên nhân khách quan, chủ quan. Nguyên nhân khách quan có thể kể đến là vị thế nước ta đã thành nước thu nhập trung bình thấp, dần phải tiệm cận với mức lãi suất thị trường; mặt bằng lãi suất quốc tế vẫn duy trì ở mức cao...
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. Với bối cảnh hệ thống pháp luật nước ta đang trong quá trình hoàn thiện, các vướng mắc liên quan đến đầu tư công, đấu thầu vẫn chưa được xử lý triệt để... trong khi yêu cầu vẫn phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật trong nước đối với các thỏa thuận vay, điều ước quốc tế vay vốn cùng với sức ép từ các nhà tài trợ phải áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn quốc tế.
Để tháo gỡ những tồn tại, bất cập, Chính phủ đề nghị Quốc hội bổ sung 3 dự án luật vào chương trình Kỳ họp thứ 8 này gồm dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); dự án 1 luật sửa 4 luật liên quan quy hoạch, đấu thầu…; dự án 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính.
Tin liên quan
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Điều hành chính sách tài khoá đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện
13:47 | 15/07/2024 Tài chính
Điều hành NSNN năm 2022 bám sát dự toán, đảm bảo cân đối, giảm bội chi và nợ công
19:51 | 30/05/2024 Tài chính
Đôn đốc thu ngân sách các khoản thu liên quan đất đai trong tháng cuối năm
16:18 | 02/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều động lực thúc đẩy thu ngân sách tăng trưởng tích cực
08:57 | 02/12/2024 Tài chính
Thúc đẩy tiến độ đầu tư công các dự án giao thông trọng điểm quốc gia
07:17 | 01/12/2024 Tài chính
Ngành Thuế vượt dự toán thu ngân sách năm 2024
21:21 | 30/11/2024 Thuế - Kho bạc
Infographics: Tiểu sử tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng
15:39 | 30/11/2024 Tài chính
Ngành Thuế thi đua nước rút về đích thu ngân sách
08:08 | 30/11/2024 Tài chính
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng: Đảm bảo DNNN hoạt động theo đúng nguyên tắc thị trường
21:20 | 29/11/2024 Tài chính
Chính thức thông qua "1 luật sửa 9 luật" lĩnh vực tài chính
16:14 | 29/11/2024 Tài chính
Khai mạc Diễn đàn "Chính sách tài khoá thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ phát triển nền kinh tế"
12:28 | 29/11/2024 Tài chính
(ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH) Phân quyền mạnh, tạo tính chủ động trong sử dụng ngân sách
09:52 | 29/11/2024 Tài chính
Mở rộng cơ sở tính thuế, tăng thuế TTĐB nhằm giảm tiêu dùng rượu, bia, thuốc lá
07:33 | 29/11/2024 Tài chính
Nghị định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Phải đảm bảo tạo môi trường pháp lý rõ ràng và minh bạch
19:45 | 28/11/2024 Thuế - Kho bạc
Cải cách quản lý tài chính công của Việt Nam có bước tiến toàn diện
19:30 | 28/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm
Đôn đốc thu ngân sách các khoản thu liên quan đất đai trong tháng cuối năm
Doanh nghiệp công nghệ Australia khám phá tiềm năng số hóa tại Việt Nam
Lưu ý về quản lý hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử
Giảm giá, khuyến mại “khủng” từ Honda Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia