Kích cầu tiêu dùng
Lưu tâm sức mua hàng hóa | |
Giảm thuế, kích cầu tiêu dùng, giải quyết hàng tồn |
Ảnh minh họa. |
Một trong những giải pháp cụ thể để kích cầu tiêu dùng là chính sách giảm thuế GTGT từ mức 10% xuống 8% vừa được Bộ Tài chính đề xuất và Chính phủ đã có tờ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới, dự kiến áp dụng từ 1/7 đến hết năm 2023. Chính sách giảm thuế này đã được áp dụng, trong 2022 với kết quả tích cực được người dân và doanh nghiệp đánh giá cao. Với đề xuất mới năm nay, theo ước tính khi áp dụng, mỗi tháng ngân sách nhà nước sẽ giảm thu khoảng 5.800 tỷ đồng. Dù thu ngân sách nhà nước bị giảm nhưng chính sách mang tính đòn bẩy, lan tỏa cao đến nền kinh tế, sẽ mang về những lợi ích lớn hơn.
Nhìn thẳng thực tế, kích cầu tiêu dùng hiện nay cần sự cộng hưởng của nhiều chính sách, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh chính sách giãn, giảm thuế, các chính sách tín dụng tiêu dùng cũng cần được mở rộng hơn nữa. Các chương trình khuyến mại cần được triển khai ở nhiều loại mặt hàng, ở nhiều địa phương. Các chính sách hỗ trợ nhóm người lao động thu nhập thấp, chính sách an sinh xã hội cũng cần được đẩy mạnh ở thời điểm hiện nay. Từ phía doanh nghiệp, trong bối cảnh người tiêu dùng nhiều khó khăn, doanh nghiệp cần có giá hạ gắn liền với việc đảm bảo chất lượng hàng hóa. Thực tế cho thấy, khởi đầu mùa du lịch vừa qua, một số địa phương, một số sản phẩm có giá quá cao đã bị khách hàng từ chối, kết quả là lượng khách giảm, kéo theo uy tín của ngành du lịch nơi đó cũng bị giảm theo.
Gắn liền với kích cầu tiêu dùng, việc chống hàng giả, hàng nhái, nhất là hàng hóa nhập khẩu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, hàng lậu cần phải đấu tranh mạnh mẽ hơn. Điều này vừa bảo vệ người tiêu dùng vừa bảo vệ nền sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, một nguồn “vốn mồi”, một “đòn bẩy” quan trong của nền kinh tế là giải ngân đầu tư công cần được các cấp, các ngành quyết liệt hơn. Sự lan tỏa của giải ngân vốn nhà nước luôn có sự lan tỏa tiêu dùng, lan tỏa tăng trưởng mạnh mẽ toàn nền kinh tế. Kích cầu tiêu dùng hiệu quả cần sự chủ động, sự vào cuộc, chung tay của các cấp, ngành, địa phương, các doanh nghiệp để nền kinh tế thêm động lực phục hồi.
Tin liên quan
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK