Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam trong những quý tiếp theo?
Kịch bản kinh tế nào cho giai đoạn 2021-2023? | |
VEPR: Dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6,3% trong năm 2021 | |
Kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu vui trong 2 tháng đầu năm |
Phấn đấu con số 6-6,3%
Trước những kết quả mà kinh tế Việt Nam đạt được trong quý 1, mới đây, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) đã dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 6 - 6,3%. Mức dự báo này được đưa ra thấp hơn so với mục tiêu mà Chính phủ đặt ra (6,5%), song đạt được mục tiêu mà Quốc hội đề ra.
Theo VEPR, nền kinh tế toàn cầu đã có dấu hiệu phục hồi với niềm tin đến từ vắc xin Covid-19, tuy nhiên vẫn hàm chứa nhiều bất ổn và thiếu sự đồng đều giữa các quốc gia và lĩnh vực kinh tế. Kinh tế Việt Nam trong quý 1 đã ghi nhận tăng trưởng ở mức 4,48%, bằng mức tăng trưởng quý trước.
Trong những quý tiếp theo, theo phân tích của VEPR, Việt Nam có nhiều yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng bao gồm: Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh từ giai đoạn sớm giúp duy trì hoạt động kinh tế trong nước, kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVFTA và IPA) đem lại; tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh hơn; làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại nhằm phân tán rủi ro từ cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung; môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức chấp nhận được, tạo môi trường cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.
“Tuy vậy, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất trắc. Sự tái bùng phát của Covid-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng trong năm 2021 khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn; xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ. Bên cạnh đó, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm cho hiệu quả quản lý thấp; sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương.
Ngoài ra, sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; chất lượng lao động thấp và chậm cải thiện; hiệu quả đầu tư công thấp và tình trạng nhũng nhiễu của bộ máy công quyền còn nặng nề; tiến trình cổ phần hóa DNNN bị ngưng trệ, môi trường và thể chế kinh doanh dù từng bước được cải thiện nhưng về căn bản chưa giải phóng được sức mạnh của doanh nghiệp”, TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phân tích.
Cân nhắc những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đang tác động lên nền kinh tế Việt Nam hiện nay, TS Phạm Thế Anh cho biết, VEPR đã đưa ra các dự báo về tăng trưởng theo các kịch bản khác nhau về tình hình bệnh dịch. Việc thành lập bộ máy lãnh đạo Đảng - Nhà nước mới, với Chính phủ mới, hứa hẹn một triển vọng kinh tế năng động trở lại trong năm 2021 và sau đó. Hơn nữa, với điều kiện dịch Covid-19 tiếp tục được khống chế ổn định ở trong nước và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc do các biện pháp phong tỏa được dần gỡ bỏ, chúng tôi dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 6-6,3%.
Dựa trên tình hình hiện tại, VEPR cho rằng, chính sách hữu ích nhất trong bối cảnh hiện nay là chính sách trọng cung, nhằm củng cố các yếu tố nền tảng của nền kinh tế. Đó là các chính sách cải cách hành chính, nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước, đặc biệt ở địa phương, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân.
Áp lực tăng trưởng từ quý 2
Đánh giá về mức tăng trưởng của nền kinh tế trong quý 1 và kịch bản cho những tháng tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 đạt 4,48%, tuy cao hơn mức tăng trưởng dự báo nhưng vẫn thấp hơn 0,64% so với mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5% thì quý 2/2021 GDP cần đạt mức tăng trưởng 7,19% (cao hơn 0,08% so với Nghị quyết 01); quý 3 cần tăng 6,78% (cao hơn 0,07%) và quý 4 cần tăng 7,16% (cao hơn 0,49%).
Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đặt ra là khá nặng nề. Tuy nhiên, xu hướng phục hồi kinh tế thế giới và trong nước đã rõ ràng hơn, do vậy ngoài việc hỗ trợ các ngành, lĩnh vực còn gặp khó khăn, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cần tập trung các giải pháp để kích thích tăng trưởng, thúc đẩy phục hồi toàn diện nền kinh tế.
Theo đó, cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chỉ số giá ở mức thấp, trong khi cân đối ngân sách được bảo đảm là những điều kiện thuận lợi để tiếp tục mở rộng chính sách tài khóa, kích thích tăng trưởng kinh tế; triển khai chính sách tiền tệ linh hoạt, thực hiện ngay các chính sách hỗ trợ bổ sung các ngành, lĩnh vực đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Đồng thời, tập trung theo dõi sát diễn biến của các thị trường tiềm ẩn rủi ro. Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, BOT giao thông. Tích cực triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát, hạn chế nợ xấu mới phát sinh; giám sát các tổ chức tín dụng có các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.
Đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Khẩn trương triển khai Quyết định 221/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics. Ngoài ra, cần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư NSNN, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
“Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương cần đặc biệt quan tâm, chú ý và chịu trách nhiệm trong việc thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư của các dự án đầu tư từ tất cả các nguồn vốn, trong đó có các dự án đầu tư công. Đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giảm bớt việc phụ thuộc vào một thị trường. Rà soát, tìm hiểu thông tin các thị trường có khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu, đặc biệt là các thị trường đối tác có ký kết hiệp định FTA như CPTPP, EVFTA. Đặc biệt là cần tập trung hỗ trợ phát triển thị trường trong nước. Nghiên cứu, xây dựng các chính sách kích cầu tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước. Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng thu được từ xuất khẩu…”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương: Trong những quý tiếp theo, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% là thách thức lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân và thực hiện những giải pháp đồng bộ. Về tổng thể, Chính phủ đang chủ động điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế; phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, chủ động phòng ngừa và hạn chế những bất ổn của thị trường thế giới tác động tiêu cực đến thị trường trong nước; điều chỉnh chính sách phù hợp trong việc đẩy mạnh thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, đóng góp cho tăng trưởng… Theo đó, trước mắt, cần thực hiện kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên diện rộng nhằm khống chế dịch bệnh, ổn định phát triển kinh tế. Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp bằng việc đẩy mạnh tái đàn lợn, chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm và gia súc lớn; tăng cường chỉ đạo sản xuất các cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp thổ nhưỡng và thị trường; Đẩy mạnh liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch. Tập trung chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp chế biến sâu, chế biến sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực; công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng tiêu dùng, đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến để đạt giá trị gia tăng cao; Tận dụng các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA và RCEPT để đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu, nâng cao cơ hội cạnh tranh và nâng cao giá trị của hàng hóa xuất khẩu nhất là các mặt hàng Việt Nam có lợi thế…
PGS. TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR): Kịch bản tăng trưởng vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào kịch bản đã khống chế được bệnh dịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong kịch bản tích cực, kinh tế Việt Nam có thể đạt tới cấp độ tăng trưởng khoảng 5% nếu như Việt Nam có thể khống chế được dịch bệnh trong nước cũng như là dần đón nhận được dòng du lịch vào Việt Nam, các hoạt động giao thương và đầu tư trở lại bình thường bắt đầu vào quý 3 năm 2021. Còn trong kịch bản thận trọng hơn, nếu như Việt Nam vẫn phải đóng cửa đối với khách du lịch nước ngoài, và dòng vốn đầu tư, thương mại vẫn phải chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi bệnh dịch trên thế giới do các thị trường chính của Việt Nam thực hiện các biện pháp cách ly, phong tỏa thì lúc đó tăng trưởng của Việt Nam có thể thấp hơn rất nhiều, có thể tác động chỉ trong khoảng từ 2 đến 3% trong năm như 2020. Và tôi vẫn kỳ vọng rằng, động lực tăng trưởng đến từ hai khu vực chính, đó là khu vực đầu tư công, xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt con số tích cực trong năm 2021. Chúng ta có thể kỳ vọng rằng, trong trường hợp thế giới vẫn còn đang vất vả, vẫn đang khốn đốn với đại dịch, chúng ta vẫn có thể đạt được mức tăng trưởng khoảng 2 đến 3%. X.T (ghi) |
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
Tạp chí Hải quan 35 năm chung sức, chung lòng với Tổng cục Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics