Facebook Twitter youtube Tiktok

Khu Kinh tế cửa khẩu- Bức tranh 30 năm và hướng đi nào cho giai đoạn mới? Kỳ cuối : Tầm nhìn và sự ưu tiên

(HQ Online) - Những năm 90 của thế kỷ trước, với chủ trương mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới của Đảng và Nhà nước, mô hình Khu kinh tế cửa khẩu (Khu KTCK) ở Việt Nam ra đời. Tổng kết sau gần 30 năm hoạt động, 26 Khu KTCK trên cả nước đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh miền núi, biên giới, góp phần thay đổi diện mạo một vùng kinh tế cũng như nâng cao đời sống của nhân dân. Đến nay một câu hỏi được đặt ra là hướng đi nào cho các khu KTCK trong bối cảnh quốc tế và đất nước đã có nhiều thay đổi.
Khu kinh tế -thương mại đặc biệt Lao Bảo - “Đặc biệt” nhưng vẫn ì ạch
Khu Kinh tế cửa khẩu- Bức tranh 30 năm và hướng đi nào cho giai đoạn mới? Kỳ 2: Khu KTCK vùng biên giới Lào-Campuchia: Ngậm ngùi tiếc cảnh huy hoàng
Khu Kinh tế cửa khẩu- Bức tranh 30 năm và hướng đi nào cho giai đoạn mới? Kỳ 1: Trông đợi nhiều từ những “đứa con” đầu đàn
Đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu: Cần đồng bộ với hệ thống của cơ quan Hải quan
Khu Kinh tế cửa khẩu-  Bức tranh 30 năm và hướng đi nào  cho giai đoạn mới? Kỳ cuối : Tầm nhìn và sự ưu tiên
Một số Khu KTCK "sớm nở tối tàn" là vì hình thành ở nơi hẻo lánh, trong khi hạ tầng giao thông còn kém. Ảnh chụp tại Khu cửa hàng miễn thuế cửa khẩu Mộc Bài, ngày 19/7/2022. Ảnh: Thu Dịu

Mở cửa giao thương, giữ vững biên cương

Năm 1996, Khu KTCK Móng Cái - Quảng Ninh được thành lập với các chính sách thí điểm lần đầu tiên áp dụng. Sau đó hàng loạt Khu KTCK lần lượt ra đời với mục tiêu “Mở cửa giao thương”, “Giữ vững biên cương” với các nước láng giềng Trung Quốc, Campuchia, Lào.

Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, hiện cả nước đã có 26 Khu KTCK thuộc địa bàn của 21/25 tỉnh biên giới đất liền với tổng diện tích khoảng 766 nghìn ha, trong đó, giáp biên giới với Trung Quốc có 9 Khu KTCK, giáp biên giới với Lào có 9 Khu KTCK và giáp biên giới với Campuchia có 9 Khu KTCK (Khu KTCK quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum vừa giáp Lào vừa giáp Campuchia).

Qua gần 30 năm hoạt động, các Khu KTCK đã khẳng định rõ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tại các tỉnh miền núi, biên giới. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu qua các Khu KTCK đạt 13,5 tỷ USD, tăng 2,5 lần so với năm 2010 và tăng gần 8 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 2006-2010 đạt 25%, giai đoạn 2011-2015 đạt 20%, đến giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 19%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước trong cùng giai đoạn. Số lượt người và phương tiện xuất nhập cảnh qua các Khu KTCK tăng đều qua các năm. Tổng thu NSNN qua các Khu KTCK hàng năm đạt trên 10.000 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu tại các Khu KTCK giáp với Trung Quốc.

Khu Kinh tế cửa khẩu-  Bức tranh 30 năm và hướng đi nào  cho giai đoạn mới? Kỳ cuối : Tầm nhìn và sự ưu tiên
Info: P.Anh

Về kết quả thu hút đầu tư, tính đến năm 2017, các Khu KTCK trên cả nước đã thu hút được khoảng 800 dự án đầu tư, trong đó có 700 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký đầu tư trên 50.000 tỷ đồng và khoảng 100 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 700 triệu USD.

Số liệu mới nhất từ báo cáo Tổng kết việc thực hiện Đề án “Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số Khu KTCK để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước 2016-2020” và đề xuất lựa chọn 8 Khu KTCK tập trung đầu tư giai đoạn 2021-2025, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cho thấy: Tính đến năm 2020 các Khu KTCK cả nước thu hút được trên 575 dự án đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư khoản 83 nghìn tỷ đồng và trên 1 tỷ USD.

Từ những con số cụ thể trên, có thể thấy, các Khu KTCK được hình thành đã phát huy lợi thế về quan hệ kinh tế - thương mại cửa khẩu biên giới, thu hút các kênh hàng hoá, đầu tư, thương mại, dịch vụ và du lịch từ các nơi trong cả nước từ nước ngoài vào nội địa thông qua cơ chế chính sách ưu đãi tại các Khu KTCK. Điều này đã giúp cho các ngành, các địa phương trong cả nước, tùy theo quy mô, sự hấp dẫn của cơ chế chính sách ưu đãi thực hiện sự chuyển dịch sản xuất, lưu thông hàng hoá cho phù hợp.

Ưu đãi đầu tư nhưng đã hiệu quả?

Sau nhiều năm phát triển, thực tế cho thấy mô hình Khu KTCK tại đang bộc lộ những hạn chế nhất định.

Theo PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều Khu KTCK, do vị trí địa lý ở khu vực biên giới, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, chưa có điều kiện để phát triển, nên nhu cầu giao thương hàng hóa còn hạn chế.

Nhiều ý kiến cho rằng việc “rải” đầu tư vào quá nhiều Khu KTCK như hiện nay đang trở thành gánh nặng cho ngân sách.

Nhìn lại tổng thể, giải pháp ưu tiên “rót” vốn này của Chính phủ đã được miệt mài áp dụng từ nhiều năm trước. Giai đoạn 2016-2020, Chính phủ cũng đã chọn 9 Khu KTCK trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước gồm: Móng Cái (Quảng Ninh); Đồng Đăng (Lạng Sơn); Lào Cai; Cao Bằng; Cầu Treo (Hà Tĩnh); Cha Lo (Quảng Bình); Lao Bảo (Quảng Trị); Mộc Bài (Tây Ninh); An Giang.

Trước đó, giai đoạn 2013-2015, 8 Khu KTCK được Chính phủ lựa chọn tập trung đầu tư gồm: Móng Cái (Quảng Ninh); Đồng Đăng (Lạng Sơn); Lào Cai; Cầu Treo (Hà Tĩnh); Lao Bảo (Quảng Trị); Bờ Y (Kom Tum); Mộc Bài, (Tây Ninh); An Giang.

Liên tiếp qua 3 giai đoạn, danh sách các “mũi nhọn” được Chính phủ ưu tiên đầu tư không thay đổi nhiều, tuy nhiên thực tế đã cho thấy, với sự ưu tiên này, các Khu KTCK được lựa chọn chưa phát huy được hết lợi thế, chưa thực sự có sự phát triển đột phá.

Theo Bộ KHĐT, việc lựa chọn 8/26 Khu KTCK để tập trung đầu tư được dựa trên kết quả phát triển các Khu KTCK trên tất cả các mặt KT-XH và quốc phòng an ninh. Việc rà soát và đề xuất lựa chọn dựa trên hai nhóm tiêu chí. Nhóm tiêu chí thứ nhất mang tính chất định lượng, phản ánh trình độ, kết quả phát triển và mức độ đóng góp của từng Khu KTCK thông qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như kim ngạch XNK, thu ngân sách, số lượt người xuất, nhập cảnh... Các chỉ tiêu trên thể hiện trình độ, kết quả phát triển và mức độ đóng góp của Khu KTCK trong phát triển KT-XH của từng địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.

Nhóm tiêu chí thứ hai mang tính chất định tính, được xác định trên cơ sở đánh giá vị trí chiến lược của các Khu KTCK trên các tuyến hành lang, vành đai kinh tế quan trọng trong hợp tác với các nước chung đường biên giới, các nước trong ASEAN và các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

Có thể nói việc lựa chọn ưu tiên đã xem xét cân nhắc khá kỹ trên cơ sở tổng hợp nhiều tiêu chí.

Cuối năm 2020, trên cơ sở đề xuất của Bộ KHĐT, Chính phủ đã đồng ý danh sách 8 Khu KTCK tập trung ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021-2025. Đó là: Móng Cái (Quảng Ninh), Đồng Đăng (Lạng Sơn), Lào Cai, Cao Bằng; Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị); Mộc Bài (Tây Ninh), An Giang.

Đánh giá mới nhất của Bộ KHĐT cho thấy, chỉ có 2 Khu KTCK tiếp giáp với Trung Quốc là Móng Cái và Đồng Đăng có sự phát triển, các Khu KTCK còn lại không có sự đột phá, thậm chí còn thụt lùi như Lao Bảo, Cầu Treo, Bờ Y …

Có thể hiểu ngoài dựa vào nguồn sữa ngân sách, các địa phương ít có sự nỗ lực cố gắng.

Đơn cử đối với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, sau khi chính sách để lại 50% nguồn thu từ cửa khẩu cho địa phương thay đổi, một số Khu KTCK đã bị ngay chính quyền nơi đó bỏ bê, không quan tâm. Những chính sách khuyến khích đầu tư vào các Khu KTCK cũng gặp khó do không phải địa phương nào cũng có những ưu đãi đúng mức và cách làm hiệu quả.

Một nguyên nhân khác mà theo các chuyên gia đánh giá đã làm một số Khu KTCK "sớm nở tối tàn" là vì hình thành ở nơi hẻo lánh, trong khi hạ tầng giao thông còn kém, chưa đồng bộ, tiếp cận đất đai còn khó, yếu tố gián tiếp từ tình hình an ninh biên giới.

Bài toán lựa chọn

Quan điểm của nhiều chuyên gia cho rằng, không nên và không thể đầu tư dàn trải mà phải lựa chọn mũi nhọn để đầu tư phát triển Khu KTCK. Tuy nhiên bài toán lựa chọn không dễ.

Khu KTCK Bờ Y-Kom Tum (năm 2007) có một vị trí địa lý vô cùng đặc biệt khi có 1 cửa khẩu quốc tế với Lào và 1 cửa khẩu quốc gia với Campuchia. Đây là khu kinh tế động lực, trung tâm trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào – Campuchia; là điểm nhấn trong chiến lược liên kết nhằm tạo cơ hội hợp tác, phát triển đồng đều giữa các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông; là giao điểm quan trọng nối liền các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Myanmar. Tuy nhiên, sau 15 năm hoạt động nơi đây vẫn không bừng sắc lên được với điểm yếu nhất, khó khắc phục nhất là hệ thống hạ tầng không được đầu tư đồng bộ, vẫn là một điểm xa xôi, hàng hóa khó vận chuyển (không đường sắt, cảng biển, xa sân bay).

Vì vậy dù được đánh giá là vị trí vàng nhưng địa bàn này đã không còn được lựa chọn ưu tiên để phát triển. Bộ KHĐT đã tính tới việc điều chỉnh quy mô diện tích Khu KTCK Bờ Y từ 70.000 ha xuống còn 16.000 ha (giảm tới hơn 4 lần). Cơ chế chính sách của địa bàn này hiện cũng không có gì đặc biệt ưu đãi hơn (thực hiện theo pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế và các văn bản pháp luật có liên quan khác).

Nếu như giai đoạn 2013-2015, Bờ Y là một trong 8 Khu KTCK được Chính phủ ưu tiên lựa chọn rót vốn đầu tư phát triển, thì đến giai đoạn 2016-2020, trong danh sách ưu tiên của Chính phủ đã không còn cái tên Bờ Y. Thậm chí giai đoạn 2021-2025, Bờ Y cũng không được lựa chọn.

Ở góc độ địa phương, Khu KTCK Mộc Bài (Tây Ninh) được tỉnh Tây Ninh trông đợi rất nhiều, xem như là hướng đột phá kinh tế của tỉnh.

Có 3 cửa khẩu (cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và cửa khẩu phụ Phước Chỉ, Long Thuận), phục vụ cho các hoạt động giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với Campuchia và các nước trong khối ASEAN, Khu KTCK Mộc Bài nằm trên đường Xuyên Á (bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và kết thúc ở Quảng Tây, Trung Quốc). Với con đường này, Mộc Bài chỉ cách TP HCM, trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam có 70 km và thủ đô Phnom Penh của Campuchia là 170 km, trở thành giao điểm quan trọng giữa hệ thống đường quốc tế và đường quốc gia ở miền Nam nước ta.

Tuy nhiên đến nay, sau 22 năm áp dụng thí điểm một số chính sách và 11 năm thực hiện quyết định điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu KTCK Mộc Bài của Thủ tướng Chính phủ, việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước có chất lượng, tầm cỡ quốc tế vào đây vẫn còn hạn chế, bất cập, hầu hết là các dự án đầu tư trong nước, quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu.

Theo lãnh đạo tỉnh Tây Ninh, nguyên nhân chủ yếu là do Khu KTCK Mộc Bài còn thiếu chính sách thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ quy mô lớn, công nghệ cao, chưa hấp dẫn được các doanh nghiệp lớn, đầu tư chiến lược, dẫn đến chưa tạo được động lực chính cho phát triển; nguồn vốn đầu tư từ Trung ương và tỉnh Tây Ninh không đáng kể, còn hạn chế nên kết cấu hạ tầng Khu KTCK Mộc Bài chưa được đầu tư đồng bộ.

Vì vậy dù xác định ưu tiên phát triển, thiết tha muốn “làm” những ngay cả việc tìm một mô hình phát triển sao cho đúng cũng đang là điểm “lúng túng” của tỉnh khi hiện mục tiêu và định hướng phát triển của Khu KTCK này không còn phù hợp.

Khu Kinh tế cửa khẩu-  Bức tranh 30 năm và hướng đi nào  cho giai đoạn mới? Kỳ cuối : Tầm nhìn và sự ưu tiên
Điểm kiểm tra hàng hóa XNK cửa khẩu Khánh Bình, An Giang. Ảnh: Thu Dịu

Tầm nhìn dài hạn, giải pháp đặc thù

Tháng 3/2022, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 23/NQ-CP về Phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền, khẳng định rõ “ Khu vực biên giới là địa bàn trọng yếu, đóng vai trò “phiên dậu” quốc gia” nên “việc phát triển kinh tế thương mại, an sinh xã hội trên khu vực này là rất cần thiết”.

Cùng với đó, tháng 4/2022, Bộ KHĐT đã có văn bản số 2703/BKHĐT-CLPT gửi UBND tỉnh, thành phố đề nghị báo cáo tình hình phát triển Khu KTCK để làm cơ sở lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030; đồng thời cũng làm cơ sở đề xuất định hướng phát triển các khu vực ưu tiên, khuyến khích phát triển.

Điều này cho thấy Chính phủ vẫn quyết tâm xây dựng phát triển Khu KTCK trong giai đoạn tới. Và lựa chọn mũi nhọn, dồn lực đầu tư vẫn là giải pháp quan trọng được các chuyên gia kinh tế cũng như cơ quan quản lý đưa ra cho sự phát triển cho mô hình Khu KTCK.

Định hướng này cũng được Bộ KHĐT đưa ra với quan điểm phát triển các Khu KTCK trên các khu vực biên giới trở thành các vùng kinh tế động lực của từng tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KTCK với bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực biên giới đất liền, hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng tại các Khu KTCK hội tụ đầy đủ thế mạnh phát triển kinh tế, thu ngân sách hàng năm cao và có kim ngạch XNK lớn nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, thương mại tại khu vực cửa khẩu.

Trong giai đoạn 2021-2025, sẽ tập trung đầu tư phát triển từ nguồn NSNN đề cơ bản hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật quan trọng của Khu KTCK nhằm đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư quy mô lớn, hình thành các trung tâm trung chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên để nguồn vốn ngân sách trung ương thực sự trở thành vốn mồi, các địa phương cần nâng cao vai trò định hướng, dẫn dắt nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương theo phương châm lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Trên thực tế các giải pháp này của cơ quan quản lý được cho là không có gì mới so với trước đây, chưa có giải pháp mang tính đột phá. Trong khi thực tế, các địa phương lại chưa có sự chủ động trong việc lựa chọn, xác định mục tiêu phương hướng phát triển.

Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Xuân Thủy cũng khẳng định, các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển tiếp tục coi Khu KTCK là mô hình hiệu quả để phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, các mô hình Khu KTCK truyền thống dựa chủ yếu vào ưu đãi về tài chính đang được chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình quản lý tiên tiến; hợp tác, cộng sinh công nghiệp để sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu, năng lượng, tài nguyên, chia sẻ dịch vụ dùng chung. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy chuyển đổi mô hình sản xuất, hợp tác kinh doanh, chuỗi giá trị toàn cầu; phương thức điều hành, tổ chức và huy động nguồn lực của doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp từ số hóa đơn giản sang hình thức đổi mới sáng tạo dựa trên sự kết hợp nhiều loại công nghệ;… đã và đang đặt ra những yêu cầu mới trong phát triển Khu KTCK của Việt Nam trong thời gian tới.

Với mục tiêu và quyết tâm của Chính phủ, kỳ vọng sẽ sớm có cái nhìn tổng thể, dài hạn với các giải pháp đặc thù cho sự phát triển Khu KTCK trong bối cảnh mới.

Nguyễn Hà – Xuân Thảo

Tin liên quan

Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

(HQ Online) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Một phụ nữ mua hơn tạ pháo nổ từ Campuchia qua zalo

Một phụ nữ mua hơn tạ pháo nổ từ Campuchia qua zalo

(HQ Online) - Thông qua mạng xã hội zalo, một phụ nữ mua hơn 1 tạ pháo nổ từ Campuchia mang về Việt Nam tiêu thụ đã bị bắt giữ.
Tình hình buôn lậu trên địa bàn An Giang được kiểm soát chặt chẽ

Tình hình buôn lậu trên địa bàn An Giang được kiểm soát chặt chẽ

(HQ Online) - Quản lý địa bàn tại 5 cửa khẩu trên biên giới Tây Nam, Cục Hải quan An Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đạt hiệu quả. Cục trưởng Cục Hải quan An Giang Nguyễn Thanh Toàn chia sẻ với Tạp chí Hải quan về tình hình và những giải pháp đấu tranh của đơn vị.
Dệt may, da giày cần trợ lực  để xanh hóa chuỗi cung ứng

Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng

(HQ Online) - Là một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may, da giày hàng đầu thế giới, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức khi phải đáp ứng được quy định khắt khe của khách hàng trong việc "xanh hóa" sản xuất, bao gồm một số cam kết như thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và cắt giảm phát thải...
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm

Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm

(HQ Online) - Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu kỳ 1 tháng 11/2024 (1-15/11) đạt 33,44 tỷ USD, giảm 9,7% (tương ứng giảm 3,58 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 10/2024.
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường

Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường

(HQ Online) - Chiến lược đa dạng hóa cùng yếu tố chuyển dịch đơn hàng của các nhãn hàng đã mang lại kết quả tích cực cho ngành dệt may Việt Nam trong năm 2024 và tạo nền tảng vững chắc cho mục tiêu của năm 2025.
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024

(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (1-15/11/2024) đạt 33,44 tỷ USD.
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới

“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới

(HQ Online) - Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, đây là “thời khắc vàng” để liên kết các nguồn lực hiệu quả cho phát triển bền vững, để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới, phát triển cộng đồng doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng quốc tế.
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

(HQ Online) - Các nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may… có đóng góp nhiều nhất vào tăng trường kim ngạch xuất khẩu.
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ

Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ

(HQ Online) - Nhờ kết quả tăng trưởng tích cực của quý 3/2024, cũng như những điểm sáng trong 10 tháng năm 2024, nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2024 ước đạt từ 6,8 - 7%, cao hơn nhiều so với các dự báo trước đó.
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

(HQ Online) - Nhiều luật và bộ luật mới ban hành đã có các giải pháp mang tính đột phá, gỡ bỏ nhiều vướng mắc về cơ chế, thuế và lãi suất để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp.
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, Trung Quốc tiếp tục là thì trường mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất.
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Malaysia đạt gần 12 tỷ USD, theo thống kê của Tổng cục Hải quan. Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Đông Nam Á.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 8,35 tỷ USD, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều

(HQ Online) - Thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam chiều 20/11/2024, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với chủ trương đầu tư dự án và đề nghị cần tập trung sử dụng nguyên vật liệu ở trong nước, huy động các doanh nghiệp trong nước có năng lực chuyên môn để tham gia vào dự án này.
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

(HQ Online) - Đến giữa tháng 11/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 681,48 tỷ USD, bằng cả năm 2023.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 dầu DO trái phép trên biển

Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 dầu DO trái phép trên biển

Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam vừa phối hợp với lực lượng phát hiện 2 tàu số hiệu KG- 56950 và KG- 91482- TS đang cập mạn, sang dầu DO mà không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu

Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu

Thủ tục hải quan có thuận lợi, minh bạch, chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh

Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh

Hiện tỷ lệ các doanh nghiệp trong nước áp dụng các tiêu chuẩn tái chế trong sản xuất chưa nhiều...
Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”

Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”

Dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu, kinh doanh khí N20 (thường gọi là “khí cười”) tại Công ty TNHH thương mại DCMC Việt Nam.
Việt Nam - Nhật Bản cần nỗ lực bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên thương mại điện tử

Việt Nam - Nhật Bản cần nỗ lực bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên thương mại điện tử

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia đưa ra thảo luận tại Hội thảo “Bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên nền tảng thương mại điện tử” do Cục Sở hữu trí tuệ và JPO tổ chức.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới

Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới

Chuyến thăm của Tổng Bí thư vừa góp phần thúc đẩy tình đoàn kết giữa các thành viên ASEAN vừa ...
36 tỷ USD kinh tế internet

36 tỷ USD kinh tế internet

Thông tin tại Diễn đàn “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”, do ...
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách

Thông tin từ Hội Xuất bản Việt Nam cho biết, Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ diễn ...
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất

Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính ...
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số

Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số

Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 8 chương, 73 điều, trong đó dành 1 chương riêng để ...
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Những gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những bước tiến vượt bậc, ảnh hưởng mạnh mẽ ...
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung đối với quản lý hàng hóa loại hình hàng gia công, sản xuất ...
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM

Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM

Ngày 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM - Hội Di sản Văn hóa TPHCM đã trao Bằng xếp ...
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp

Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp

Cục Hải quan Quảng Bình sớm hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước 2024, đạt số ...
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan

Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan

Trên 300 doanh nghiệp phía Nam có kim ngạch XNK lớn đã tham dự Hội thảo góp ý cho dự ...
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Tổng cục Hải quan chỉ đạo các hoạt động cải cách, hiện đại ...
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước

Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước

Lào Cai nằm ở vị trí trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - ...
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 dầu DO trái phép trên biển

Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 dầu DO trái phép trên biển

Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam vừa phối hợp với lực lượng phát hiện 2 tàu số hiệu ...
Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”

Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”

Dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu, kinh doanh khí N20 (thường gọi là “khí cười”) ...
Việt Nam - Nhật Bản cần nỗ lực bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên thương mại điện tử

Việt Nam - Nhật Bản cần nỗ lực bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên thương mại điện tử

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia đưa ra thảo luận tại Hội thảo “Bảo hộ và thực thi ...
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép

Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép

Đoàn Trinh sát số 2, Bộ Tư lênh Cảnh sát biển vừa phát hiện và bắt giữ tàu cá đang ...
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cần triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực chống hàng giả một cách hiệu quả, đảm bảo độ bảo ...
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

“Hiểu hàng Thật - Tránh hàng giả” là chủ đề xuyên suốt của sự kiện nhằm hưởng ứng có hiệu ...
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh

Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh

Hiện tỷ lệ các doanh nghiệp trong nước áp dụng các tiêu chuẩn tái chế trong sản xuất chưa nhiều...
Hàng nghìn học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao

Hàng nghìn học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao

Dự kiến sẽ có khoảng 6.600 học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực công ...
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?

Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?

Bước vào tháng 11 cũng là lúc dân văn phòng đối mặt với công việc dồn dập cho mùa Tết, ...
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng

Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng

Để tuân thủ theo thông tư về quản lý chất lượng hàng vật liệu xây dựng, nhiều doanh nghiệp nhập ...
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử của nghề môi giới bất động sản có ý nghĩa đặc ...
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Đại diện Sở Tư pháp và Công an TP HCM đã phổ biến, giải đáp nhiều thắc mắc của kiều ...
Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu

Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu

Thủ tục hải quan có thuận lợi, minh bạch, chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng ...
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng

Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng

Để tuân thủ theo thông tư về quản lý chất lượng hàng vật liệu xây dựng, nhiều doanh nghiệp nhập ...
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng

Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng

Một trong những vấn đề được chú ý tại dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) là ...
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu Quốc hội đều cơ bản tán thành với những sửa đổi, bổ ...
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế

Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế

Thủ tục tham vấn hay vấn đề hoàn thuế khi có điều khoản giảm giá… là những vấn đề được ...
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang ...
Thị trường ôtô châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt

Thị trường ôtô châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt

Một loạt nhà sản xuất ôtô châu Âu đã cảnh báo về triển vọng ảm đạm của ngành khi nhu ...
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng

Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng

Sau gần 8 năm ra mắt thị trường Việt Nam, Range Rover Velar đã chính thức có phiên bản nâng ...
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"

"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"

Với thiết kế hiện đại, chi phí sử dụng rẻ, không gian cốp xe rộng rãi và có thể di ...
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10

Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10

Đáng chú ý, về thị trường, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống mà Việt Nam nhập khẩu ...
Chỉ nửa đầu tháng 11, nhập khẩu hơn 10.000 ô tô

Chỉ nửa đầu tháng 11, nhập khẩu hơn 10.000 ô tô

Tính chung từ đầu năm đến 15/11, cả nước nhập khẩu 153.011 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ...
Hình ảnh đầu tiên của những chiếc Omoda C5 tại cảng Hải Phòng

Hình ảnh đầu tiên của những chiếc Omoda C5 tại cảng Hải Phòng

Lô xe đầu tiên nhập khẩu từ Indonesia của thương hiệu nổi tiếng Trung Quốc, Omoda C5 đã cập cảng ...
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050

Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050

Chính phủ Hàn Quốc đã thúc đẩy việc xây dựng lộ trình phát triển điện hạt nhân lần này nhằm ...
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo

Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo

Liên minh Toàn cầu chống đói nghèo vừa chính thức được ra mắt tại Brazil, trong bối cảnh nước này ...
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil

Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil

Từ ngày 12 đến ngày 14/11/2024 tại Rio de Janeiro, Brazil, Tổ chức Hải quan thế giới đã khai mạc ...
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại

Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại

Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Iraq Al Sudani thảo luận về hợp tác song phương trong các lĩnh ...
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc

Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc

Cư dân của những thành phố nhỏ của Trung Quốc đang nổi lên với vai trò là nhóm người tiêu ...
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược

Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược

Brazil thông báo nước này và Trung Quốc đã ký 37 thỏa thuận trong các lĩnh vực nông nghiệp, hợp ...
Phiên bản di động