Không thể mua sắm, bán tài sản công do nhiều bộ chậm ban hành định mức
Hướng dẫn xử lý mất hóa đơn bán tài sản công sau đó tìm lại được |
Số lượng máy móc đa dạng, nhiều chủng loại là một trong những nguyên nhân khiến Bộ Y tế chậm ban hành tiêu chuẩn, định mức mua sắm. Ảnh: ST. |
Chuẩn hóa dữ liệu
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ 1/1/2018. Theo tổng kết của Bộ Tài chính, nhiều cơ quan, đơn vị đã rất tích cực trong việc xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật nhằm cụ thể hóa những nội dung được Luật giao, tạo lập cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công theo hướng quản lý chặt chẽ, sử dụng, khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính từ tài sản công. Trong đó, nổi bật là Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công như: Bộ Tài chính; Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng; Cục Tài chính - Bộ Công an; sở tài chính, phòng tài chính - kế hoạch cấp huyện đã thực hiện mở tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước để quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản công theo quy định. Bên cạnh đó, hầu hết bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc ban hành quy định về phân cấp trong quản lý tài sản công theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Vì vậy, việc quyết định trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công được thông suốt, tạo sự chủ động cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện.
Các bộ, ngành, địa phương cũng đã cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo quy định. Đồng thời, để hỗ trợ cho việc quản lý tài sản cố định, nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động sử dụng các phần mềm khác (ngoài phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước) để quản lý tài sản cố định tại các đơn vị, trong đó bao gồm cả tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản.
Đơn cử, tại Hà Nội, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Tài chính Hà Nội chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức 33 hội nghị tập huấn, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đối với 7.700 học viên, giúp các cơ quan, đơn vị cập nhật chính sách mới, giải đáp vướng mắc trong mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công.
Tính đến ngày 31/10/2018, thống kê tại tỉnh Hậu Giang cho thấy đã có 2.488 tài sản, nguyên giá là hơn 5.653 tỷ đồng; giá trị còn lại là hơn 4.460 tỷ đồng được đăng ký vào phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước. Ngoài ra, có 239 tài sản, nguyên giá là hơn 109 tỷ đồng, giá trị còn lại là hơn 10 tỷ đồng được kê khai trong phần mềm quản lý tài sản là công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung và 30 tài sản, nguyên giá là hơn 8.577 tỷ đồng, giá trị còn lại là hơn 7.433 tỷ đồng trong phần mềm tổng hợp số liệu kiểm kê tài sản hạ tầng đường bộ.
Xây dựng tiêu chuẩn, định mức chưa kịp thời
Bên cạnh những mặt tích cực đó, không thể phủ nhận những tồn tại trong tiến độ ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích trụ sở chuyên dùng, công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng.
Tổng hợp báo cáo gửi về Bộ Tài chính của các bộ, ngành, địa phương có thể thấy: Đến nay, mới có khoảng 50% các đơn vị ban hành được tiêu chuẩn, định mức này, tiêu biểu là Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,… và 5 địa phương Hậu Giang, Lào Cai, Quảng Ngãi, Cà Mau, Hà Giang. Đa số các bộ, ngành, địa phương chưa ban hành tiêu chuẩn, định mức diện tích chuyên dùng, diện tích công trình sự nghiệp trong cơ sở hoạt động sự nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do một số bộ như: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chưa ban hành quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo nên các bộ, ngành, địa phương không có cơ sở để xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Ngoài ra, do số lượng máy móc, thiết bị chuyên dùng, diện tích trụ sở chuyên dùng, diện tích công trình sự nghiệp nhiều, chủng loại đa dạng, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu khác nhau nên việc tổng hợp, xây dựng tiêu chuẩn, định mức chưa được kịp thời.
Chia sẻ về tác động của việc chậm trễ nói trên, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho hay: Việc chậm ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích trụ sở chuyên dùng, công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng ảnh hưởng tới việc đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xử lý tài sản. Theo quy định, các bộ, ngành, địa phương phải ban hành quy định về tiêu chuẩn, định mức này trước ngày 31/7/2018. Việc chậm ban hành định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng sẽ tác động mạnh tới công tác quản lý tài sản ở các đơn vị do không thực hiện được việc đầu tư, mua sắm, thuê, giao, điều chuyển, bán đối với tài sản công.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương ban hành các văn bản chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng để các địa phương làm cơ sở thực hiện. Trong một số trường hợp chưa ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản công hoặc chưa ban hành quy định về tài sản có giá trị lớn để phân định thẩm quyền phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý vào mục đích kinh doanh, cho thuê, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm phê duyệt. Những giải pháp này sẽ đảm bảo việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công hiệu quả trong thời gian tới, cũng là để thực hiện tốt hơn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã được Quốc hội thông qua.
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
23:37 | 12/11/2024 Tài chính
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics