Không nên phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá | |
Quản lý thuế giao dịch liên kết: Không phân biệt doanh nghiệp trong nước và nước ngoài |
PGS.TS Phạm Thế Anh |
Thưa ông, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế với doanh nghiệp giao dịch liên kết. Nghị định này đã kế thừa quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Ông đánh giá như thế nào về công tác quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết hiện nay thông qua các quy định pháp lý?
Nghị định số 132 hiện nay, hay Nghị định số 20 trước đây đều là một bước tiến lớn của Bộ Tài chính trong công tác quản lý thuế trong nỗ lực phòng chống chuyển giá/chuyển lợi nhuận theo tinh thần của chương trình BEPS mà nhiều nước OECD đang thực hiện. Khi triển khai ở Việt Nam, nội dung gây nhiều tranh cãi nhất là liên quan đến trần tổng chi phí lãi vay/thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) được khấu trừ thuế.
Cần phải khẳng định rằng mục đích của Nghị định số 132 hay Nghị định số 20 không hạn chế doanh nghiệp vay nợ mà chỉ hạn chế doanh nghiệp vay nợ từ các công ty liên kết (công ty bố mẹ, anh em, họ hàng…).
Ông có thể chỉ rõ một số điểm thay đổi tại Nghị định số132 so với Nghị định số 20?
So với Nghị định số 20, Nghị định số 132 có những sửa đổi quan trọng như sau:
Thứ nhất, khi tính tỷ lệ tổng chi phí lãi vay/EBITDA để áp dụng mức trần, Nghị định số 132 sử dụng tổng chi phí lãi vay ròng, tức là Chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay.
Thứ 2, nếu Tổng chi phí lãi vay/EBITDA vượt quá mức trần quy định thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế. Tuy nhiên, Nghị định số 132 cho phép các doanh nghiệp có phần chi phí lãi vay vượt trần này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo, nhưng không quá 5 năm. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có đầu tư lớn (tài trợ bằng vay nợ) vào một năm nào đó có thể “phân bổ” chi phí lãi vay cho những năm kế tiếp.
Thứ 3, mức trần tổng chi phí lãi vay/EBITDA được nâng từ 20% lên 30%. Trước đây, chúng tôi có sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm để tính toán thì thấy rằng số lượng doanh nghiệp có tỷ lệ tổng chi phí lãi vay (không phải tổng chi phí lãi vay ròng)/EBITDA là rất nhỏ, chỉ vài trăm doanh nghiệp FDI. Nếu loại bỏ những doanh nghiệp không có giao dịch liên kết đi nữa thì con số còn lại chẳng còn là bao. Lợi ích của việc áp trần tổng chi phí lãi vay/EBITDA không chỉ dừng ở việc chống chuyển lợi nhuận, mà còn ở việc chống vốn vỏng, làm lành mạnh thị trường vốn, thị trường tín dụng, hạn chế những đặc quyền đặc lợi từ doanh nghiệp nhà nước so với doanh nghiệp tư nhân.
Ngoài ra, trước đây, theo giải thích của Bộ Tài chính, chi phí lãi vay dùng để tính trần tổng chi phí lãi vay/EBITDA là chi phí lãi vay phát sinh giữa doanh nghiệp (có giao dịch liên kết) với bất kỳ bên nào (bất kể có giao dịch liên kết hay không). Tuy nhiên, theo đề xuất của tôi trước đây, chi phí lãi vay này chỉ nên là chi phí lãi vay từ bên cho vay mà doanh nghiệp có quan hệ liên kết. Về điều này tôi chưa thấy điểm này được Nghị định số 132 làm sáng tỏ hơn so với Nghị định số 20. Có lẽ đây sẽ là điểm mà doanh nghiệp cần có sự giải thích/hướng dẫn trong thời gian tới. Nếu điểm này được áp dụng thì có lẽ sẽ không cần phải nâng trần tổng chi phí lãi vay/EBITDA lên 30%.
Một điểm quan trọng tại Nghị định 132 đó là không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI trong quản lý thuế. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Tôi ủng hộ việc với những cam kết khi ra nhập WTO và các FTAs khác, nhìn chung Việt Nam không nên phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết nhằm chống tránh/trốn thuế cũng vậy.
Tôi cũng cho rằng, không chỉ là vấn đề quản lý thuế với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Việt Nam cũng nên dần xóa bỏ tất cả các ưu đãi thuế mang tính phân biệt đối xử mà các FDI đang thụ hưởng so với khu vực doanh nghiệp trong nước. Ưu đãi thuế với các "đại bàng" FDI chỉ nên dùng như một phương sách cuối cùng và phải có những ràng buộc cụ thể như chuyển giao công nghệ và chuỗi cung ứng chẳng hạn.
Hơn nữa, do Việt Nam đang áp dụng nhiều mức thuế ưu đãi khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, tuổi đời và địa bàn hoạt động, nên giữa các doanh nghiệp trong nước cũng có thể có sự khác biệt về thuế suất thu nhập doanh nghiệp. Do vậy, việc chống chuyển lợi nhuận không chỉ là câu chuyện của riêng doanh nghiệp nước ngoài.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Cục Thuế Đồng Nai: Chống thất thu hiệu quả qua thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá
09:11 | 24/07/2024 Tài chính
Cần nâng cao cảnh giác trước các hành vi mạo danh cán bộ thuế để lừa đảo
21:46 | 29/03/2024 Thuế - Kho bạc
Long An: Tăng thu cho ngân sách hơn 186 tỷ đồng từ thanh tra chống chuyển giá
08:46 | 25/01/2024 Thuế - Kho bạc
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
07:02 | 13/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
14:51 | 21/10/2024 Thuế - Kho bạc
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024
15:32 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics