Không khí ở mức rất xấu: Nguy cơ cao tới sức khỏe
Các chuyên gia y tế cảnh báo nguồn không khí ô nhiễm là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. |
Diễn biến xấu
Đánh giá chất lượng không khí theo chỉ số AQI những ngày qua tại Hà Nội cho thấy một số thời điểm chỉ số AQI ở ngưỡng rất xấu- "màu tím”. Theo đại diện Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện tượng ô nhiễm không khí tại khu vực miền Bắc tăng cao vào ban đêm và sáng sớm trong những ngày gần đây là do có sự kết hợp của các yếu tố như lặng gió, nghịch nhiệt, đối lưu khí quyển thấp làm cho các chất ô nhiễm không thể phát tán lên cao hoặc đi xa.
Bên cạnh đó, vào thời điểm sáng sớm có lớp sương mù dày, lặng gió khiến bụi từ các nguồn thải giao thông, xây dựng, các khu công nghiệp… không thể khuếch tán lên cao, nên hiện tượng ô nhiễm không khí sẽ trầm trọng hơn.
Phân tích về quy luật diễn biến chất lượng không khí trong trong các tháng mùa Đông năm 2020, đại diện Tổng cục Môi trường cho biết bắt đầu từ nửa cuối tháng 10 trở về đây, chất lượng không khí ở Hà Nội và một số đô thị phía Bắc có diễn biến xấu hơn so với các tháng trước, đặc biệt trong đầu tháng 11 và đầu tháng 12.
Kết quả đo trong tháng 11 và đầu tháng 12 tại các trạm quan trắc không khí tự động liên tục ở một số đô thị miền Bắc, miền Trung và miền Nam, cho thấy giá trị thông số bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ tại Hà Nội đều cao hơn các đô thị khác. Thậm chí, tại Thủ đô Hà Nội đã có 11/41 ngày giá trị thông số bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ vượt quá giới hạn so với Quy chuẩn Việt Nam.
Các chuyên gia y tế cảnh báo nguồn không khí ô nhiễm chính là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cũng cho thấy mỗi giờ có khoảng 800 ca tử vong do ô nhiễm không khí, trung bình 13 người tử vong mỗi phút, gấp ba lần số tử vong vì sốt rét, bệnh lao và AIDS mỗi năm.
Phân tích ảnh hưởng của ô nhiễm không khí với sức khỏe con người đặc biệt với trẻ nhỏ, bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, những người mắc bệnh phổi mạn tính, hen suyễn và các bệnh phổi khác sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh do không khí ô nhiễm. Đối tượng trẻ nhỏ sức đề kháng kém, khi niêm mạc đường hô hấp hít phải các chất bụi, hoặc khỏi trong không khí cũng rất dễ làm tổn thương niêm mạc. Do đó, trẻ em cũng rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp.
Cũng theo bác sỹ Dũng, ô nhiễm không khí không những ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn tác động tới quá trình điều trị của các bệnh nhân, khiến bệnh tình nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị. Với người lớn tuổi, theo ông Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây là hai bệnh nguy hiểm nhưng khi phát hiện, bệnh đã diễn biến nặng.
Về phía Bộ Y tế, ông Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Quản lý sức khoẻ môi trường và hoá chất, Cục Quản lý Môi trưởng Y tế cho biết, trung bình mỗi người cần 10.000 lít không khí để thở mỗi ngày. Do đó khi chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây hàng loạt bệnh tật về đường hô hấp, tim, ung thư.
Trường hợp nhiễm độc cấp tính nặng có thể dẫn đến ngạt do suy hô hấp, nhiễm độc máu, ảnh hưởng tim, phổi, thậm chí tử vong. Trường hợp mãn tính là viêm phổi, viêm phế quản mãn tính và các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, tim mạch, viêm da, kích ứng da, căng thẳng thần kinh.
Tuy nhiên, theo ông Cường, dù sống trong môi trường ô nhiễm nhưng không phải ai cũng mắc bệnh do phụ thuộc vào hệ miễn dịch, chức năng đào thải của cơ thể, chất độc hại và nồng độ vào cơ thể.
Giải pháp nào giảm thiểu ô nhiễm?
Trước thực trạng ô nhiễm không khí được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến xấu, đại diện Tổng cục Môi trường khuyến cáo người dân cần thường xuyên cập nhật thông tin về chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường tại www.vea.gov.vn, hoặc qua ứng dụng VNAir trên điện thoại di động để thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động như: Hạn chế ra ngoài vào buổi sáng sớm và buổi đêm, đóng các cửa chính, cửa sổ vào những thời điểm ô nhiễm tăng cao và đeo khẩu trang chống bụi đảm bảo tiêu chuẩn khi ra đường.
Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan này đã có văn bản đề nghị các thành phố tăng cường triển khai các giải pháp, trong đó tập trung thống kê, đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí; tăng cường quan trắc, công bố, cảnh báo thông tin tới người dân.
Bên cạnh đó, Bộ này cũng có văn bản yêu cầu các địa phương cần ưu tiên bố trí ngay nguồn lực lắp đặt bổ sung các trạm quan trắc môi trường; tiến hành quan trắc thường xuyên, liên tục, định kỳ, tăng tần suất trong các thời điểm giao mùa để cung cấp các nguồn dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí chính thống cho cộng đồng xã hội thông qua các phương tiện truyền thông…
Muốn cải thiện tình trạng ô nhiễm hiện nay tại Hà Nội, theo TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, Hà Nội cần sớm ban hành các cơ chế về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm tình trạng các công trình xây dựng không che chắn, để bụi bặm phát tán ra môi trường.
Cũng theo TS. Tùng, TP cũng cần tổ chức các biện pháp kiểm soát, điều tiết các phương tiện giao thông hợp lý; thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ nát không đủ tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường, phát triển hệ thống giao thông công cộng và khuyến khích người dân giảm phương tiện cá nhân, khí thải phát sinh từ các hoạt động xây dựng và phát triển đô thị để giảm thiểu khí thải, bụi phát tán.
Về phía người dân, theo Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, người dân phải tự tìm cách để bảo vệ mình. Chẳng hạn, vào những ngày chỉ số AQI tăng cao, những người nhạy cảm như trẻ em hoặc người có tiền sử về mặt hô hấp cần hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời.
“Kể cả đối với các hoạt động thể dục thể thao vào sáng sớm, người dân cũng nên cân nhắc vì ô nhiễm không khí thường tăng cao vào thời gian này. Đặc biệt, các trường học cần lưu ý khi cho học sinh tham gia các tiết học ngoài trời để giảm tối đa tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe”. TS Tùng nêu.
Để phòng ngừa các bệnh lý cũng như tác hại do ô nhiễm không khí gây ra các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần theo dõi dự báo trên các trang thông tin đại chúng để biết được những thông số về mức an toàn trong không khí, từ đó có những kế hoạch di chuyển và phòng vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Khi ra đường, người dân nên mang hai lớp khẩu trang để có tác dụng kháng khuẩn, kháng bụi tốt nhất.
Những ngày mức độ ô nhiễm không khí cao các chuyên gia khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài đặc biệt là qua những khu vực bị ảnh hưởng nặng. Khi đi ra ngoài đường phải đeo khẩu trang để ngăn ngừa khói bụi trong không khí. Với những gia đình gần khu vực ô nhiễm cao nên đóng cửa khi không cần thiết và sử dụng điều hòa để lọc không khí để hạn chế những tác nhân ô nhiễm.
Tin liên quan
Bệnh viện đa khoa Tâm Anh mở cổng đăng ký tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld ngừa Covid-19
14:01 | 22/03/2022 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với 13 nhóm nguy cơ cao
16:13 | 18/08/2021 Sự kiện - Vấn đề
Đong đếm từng hạt mưa
12:52 | 04/04/2021 Người quan sát
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
15:22 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics