"Không để Việt Nam thành nơi chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lẩn tránh thuế"
![]() |
Ông Đỗ Thanh Quang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II |
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài Chính (Bộ Tài chính) về nội dung này, ông Đỗ Thanh Quang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II nhận định, việc chuyển tải bất hợp pháp, giả mạo nhãn hiệu của hàng hóa Việt Nam sẽ khiến cho lượng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam tăng đột biến (trong khi hàng hóa của Việt Nam không tăng), dễ dẫn tới khả năng hàng hóa của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế bán phá giá, thuế tự vệ, thuế đối kháng, mất uy tín trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng chung đến hoạt động xuất khẩu.
Hiện nay, tình hình thương mại quốc tế diễn biến phức tạp, nhanh, khó lường, đặc biệt khi Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan đối ứng với nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam. Căng thẳng thương mại leo thang dẫn đến nguy cơ phát sinh các hành vi gian lận thương mại, trong đó gian lận xuất xứ hàng hóa có xu hướng ngày càng gia tăng và phức tạp nhằm tránh các biện pháp trừng phạt mà các nước sẽ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu.
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải quan qua một thời gian dài, đơn vị chúng tôi đã nghiên cứu nhiều lĩnh vực công tác, trong đó có lĩnh vực xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, hàng hóa có yêu cầu bảo về quyền sở hữu trí tuệ. Qua đó, lực lượng Hải quan đã phát hiện một số phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa XNK.
Thủ đoạn vi phạm của các đối tượng trong các lĩnh vực trên như thế nào, thưa ông?
Cơ quan Hải quan đã phát hiện và bắt giữ nhiều lô hàng mà hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu về Việt Nam đã ghi sẵn dòng chữ “Made in Vietnam”, “sản xuất tại Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam”… hoặc trên sản phẩm và/hoặc bao bì sản phẩm, phiếu bảo hành thể hiện bằng tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, website, trung tâm bảo hành tại Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, dán nhãn hàng hóa hoặc ghi xuất xứ hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài hoặc không thể hiện nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa nhưng khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ nội địa thì doanh nghiệp thay nhãn mới ghi “Made in Vietnam” hoặc “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “xuất xứ Việt Nam”…
Đáng chú ý, các đối tượng lợi dụng văn bản quy phạm pháp luật chưa bắt buộc dán nhãn phụ ngay tại khâu thông quan để nhập khẩu các mặt hàng có thương hiệu nổi tiếng, sau đó không dán nhãn phụ theo quy định mà thay đổi nhãn mác, bao bì, tên thương hiệu để tiêu thụ nội địa; các đối tượng còn nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; lợi dụng loại hình quá cảnh để vận chuyển hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam.
Ngành Hải quan cũng đã lật tẩy thủ đoạn của một số doanh nghiệp khi các đối tượng thành lập nhiều công ty, mỗi công ty nhập khẩu một số cụm linh kiện, phụ tùng hoặc bộ phận tháo rời để lắp ráp hoặc bán cho công ty khác thực hiện gia công, lắp ráp công đoạn đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng ghi sản xuất tại Việt Nam hoặc xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhằm đánh lừa người tiêu dùng hoặc xuất khẩu.
Chi cục Hải quan khu vực II quản lý và làm thủ tục thông quan cho lượng hàng hóa XNK rất lớn, đơn vị đã triển khai những giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa?
Chi cục Hải quan khu vực II đang quản lý và làm thủ tục thông quan cho lưu lượng hàng hóa XNK chiếm 1/5 tổng kim ngạch của toàn Ngành, để ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa, đơn vị đã triển khai các giải pháp đồng bộ theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính, Cục Hải quan.
Theo đó, chúng tôi đã ban hành nhiều kế hoạch tăng cường triển khai công tác chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp đến các đơn vị Hải quan cửa khẩu, ngoài cửa khẩu. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cấp bách và ưu tiên hàng đầu của đơn vị để áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan nhằm kiên quyết ngăn chặn tình trạng vi phạm.
Đặc biệt, Chi cục Hải quan khu vực II đã quán triệt đến từng công chức hải quan về nhiệm vụ, yêu cầu của công tác kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận xuất xứ hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp. Áp dụng đồng bộ, chặt chẽ các biện pháp nghiệp vụ hải quan từ khâu làm thủ tục hải quan cho đến các biện pháp nghiệp vụ khác như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan để ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Đồng thời, tăng cường công tác nắm tình hình, tuần tra kiểm soát. Thực hiện thu thập, phân tích thông tin trong nước và ngoài nước để xác định mặt hàng, doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam đối với các loại hàng hóa xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc từ nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
Với các giải pháp trên, Chi cục Hải quan khu vực II quyết tâm không để Việt Nam trở thành nơi trung chuyển, chuyển tải bất hợp pháp để lẩn tránh thuế quan trong bối cảnh “chiến tranh thuế quan thương mại” đang diễn ra.
Ông có thể chia sẻ một số kết quả, vụ việc nổi bật mà Chi cục Hải quan khu vực II đã phát hiện, ngăn chặn trong thời gian qua?
Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong thời gian qua, Chi cục Hải quan khu vực II đã phát hiện 25 vụ việc liên quan đến nhãn mác hàng hóa (không có nhãn gốc, gắn nhãn hiệu “Made in Vietnam”, “Made in China to Vietnam”…), sai xuất xứ, xâm phạm quyền SHTT…
Điển hình, Chi cục Hải quan khu vực II đã phát hiện lô hàng gồm gần 20.000 vòng bi nhập khẩu giả mạo đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam. Doanh nghiệp vi phạm đã dùng thủ đoạn trà trộn các vòng bi nhập khẩu không nhãn hiệu; vòng bi mang các nhãn hiệu không được bảo hộ vòng bi giả mạo các nhãn hiệu được bảo hộ vào Việt Nam nhằm thẩm lậu vào Việt Nam.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại hiện nay, để kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các vụ gian lận về xuất xứ hàng hóa, Chi cục Hải quan khu vực II sẽ tập trung vào những giải pháp, mặt hàng trọng điểm nào?
Từ thực tế hiện nay, bên cạnh việc tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp, chúng tôi tiếp tục phân tích, đánh giá tổng thể số liệu xuất nhập khẩu để kịp thời phát hiện các trường hợp phát sinh mặt hàng, doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tăng giảm đột biến nhằm tiến hành phân tích đánh giá chuyên sâu để nhận định dấu hiệu rủi ro liên quan lĩnh vực này.
Đồng thời, nắm bắt thông tin, phân tích, đánh giá các lô hàng nhập khẩu không nhãn hiệu để xem xét các hàng hóa này sau khi vào nội địa có tiếp tục được xuất khẩu sang nước thứ hay không; yêu cầu các đơn vị thuộc Chi cục Hải quan phối hợp tốt trong công tác để phân tích, đánh giá chuyên sâu các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro trong gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp,
Bên cạnh đó, tiếp tục kiến nghị cấp trên sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nếu phát sinh những sở hở, vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ trong lĩnh vực hải quan.
Tập trung vào địa bàn trọng điểm xuất khẩu, như: Hoa Kỳ, EU, Ấn Độ…; nhập khẩu từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc... với tốc độ kim ngạch tăng trưởng cao, đột biến. Đối tượng trọng điểm là những doanh nghiệp có tần suất xuất khẩu nhiều, thời gian xuất khẩu giữa các lô hàng ngắn, không phù hợp với quy trình, năng lực sản xuất, thời gian để sản xuất hoàn thành ra sản phẩm; doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa và xuất khẩu hàng hóa tương tự.
Mặt hàng trọng điểm, như: nhóm mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ; nhóm thiết bị thể thao, thiết bị nội thất; nhóm mặt hàng thép; Nhóm mặt hàng điện tử; nhóm mặt hàng xe đạp, xe đạp điện và linh kiện; nhóm máy móc, thiết bị…
Đặc biệt lưu ý về loại hình trọng điểm: nhập kinh doanh tiêu dùng, nhập kinh doanh sản xuất, nhập nguyên liệu sản xuất xuất, nhập nguyên liệu vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài... Xuất khẩu: xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài...; quá cảnh, chuyển cửa khẩu.
Ngoài các giải pháp trên, ông có lưu ý gì cho doanh nghiệp trong việc thực thi các quy định về xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp?
Để thực thi các quy định về xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, ngoài nhiệm vụ thực thi của cơ quan chức năng, các doanh nghiệp nội địa cần nắm bắt các rủi ro thuế quan để phát triển khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng của mình.
Với phương châm: “Hải quan và Doanh nghiệp cùng nghĩ - Cùng làm - Cùng chia sẻ - Cùng phát triển”, Chi cục Hải quan khu vực II luôn đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật. Thông qua các diễn đàn, hội nghị đối thoại hay những buổi tiếp xúc doanh nghiệp, chúng tôi luôn truyền thông điệp, vận động doanh nghiệp Việt Nam không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Bởi thực tiễn cho thấy, nếu phát hiện các hành vi này, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế phòng vệ thương mại, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Việt Nam, làm mất uy tín Việt Nam trên thị trường quốc tế hoặc bị hạn chế xuất khẩu vào các thị trường này.
Cơ quan Hải quan sẽ xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quy định về xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Chúng tôi luôn khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Doanh nghiệp cần lưu ý xác định xuất xứ hàng hóa chính xác, sử dụng chứng từ xuất xứ hợp lệ, hiểu rõ quy định về chuyển tải hàng hóa.
Cùng với đó, các nhà sản xuất trong nước cũng cần lên tiếng và cung cấp thông tin liên quan giả mạo nhãn hiệu cho cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng khác liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Các doanh nghiệp tuyệt đối không bao che, móc nối với các cá nhân, tổ chức để sản xuất hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam, sau đó xuất khẩu; không tiếp tay làm dịch vụ giao nhận trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có dấu hiệu giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Xin cảm ơn ông!
Ngày 14/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, cơ quan trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Thủ tướng chỉ đạo trước hết mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa. |
Tin liên quan

Cận cảnh 2 container thuốc lá lậu Hải quan bắt giữ
13:42 | 07/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Khởi tố doanh nghiệp xuất lậu 2 container thuốc lá
10:12 | 07/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng, Hải quan khu vực III tăng cường chống gian lận xuất xứ
15:30 | 26/04/2025 Hải quan

Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia
15:15 | 14/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
08:45 | 14/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân
18:34 | 13/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành
19:26 | 12/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất
09:48 | 12/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng
08:44 | 09/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
10:39 | 08/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”
08:49 | 08/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư
11:36 | 06/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D
20:01 | 04/05/2025 Chính sách thuế, hải quan
Tin mới

Quảng Ninh xử lý 56 vụ vi phạm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị khơi thông nguồn nguyên liệu xuất khẩu

Chương trình photo tour Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An 2025

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam làm việc với Intel và Meta thúc đẩy hợp tác về AI và bán dẫn

Thu gần 800 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics