Không chủ quan khi ngày thứ 6 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới
TPHCM: Nhiều sáng tạo trong phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế | |
Viễn cảnh dịch Covid-19 bùng phát lần 2 và những bài học đắt giá | |
Thực hư thông tin sử dụng vắc xin lao để phòng, chống Covid-19 |
Tổng số ca mắc tại Việt Nam vẫn giữ ở con số 268 trường hợp, trong đó có 160 người từ nước ngoài, chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng, chiếm 40,3%.
Số ca mắc Covid-19 vẫn dừng lại 268 ca kể từ ngày 16/4. |
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 67.022 ca, trong đó có 358 ca cách ly tập trung tại bệnh viện; 18.263 ca cách ly tập trung tại cơ sở khác và 48.401 ca cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, số ca có kết quả xét nghiệm một lần âm tính với Covid-19 là 12 ca và có tám ca có kết quả xét nghiệm hai lần âm tính với Covid-19.
Dự kiến, hôm nay sẽ có sáu bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được công bố khỏi bệnh.
Hôm nay là ngày cuối trong đợi giãn cách xã hội lần thứ hai, song theo quan sát của phóng viên người dân vẫn đi lại và tụ tập đông, nhiều người không tuân thủ các quy định của ngành Y tế về phòng chống dịch bệnh.
Các chuyên gia y tế lo ngại nguy cơ bùng phát dịch là có thể vì trên thực tế nhiều người mang mầm bệnh mà không biết, họ gặp người khác thì vẫn lây bệnh.
Bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm- Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM cho rằng, số ca mắc mới giảm hiện nay, không có nghĩa là đã an toàn.
Theo chuyên gia này, nếu như trước đây, mỗi ngày ghi nhận thêm nhiều người nhiễm mới nhưng đều là số ca được các nhà quản lý dự đoán. Các nhà quản lý biết người đi về từ đâu, nguồn lây cao hay không và tiến hành cách ly lại. Nguyên tắc cách ly càng sớm người lây bệnh là quan trọng chứ không phải phát hiện ít hay nhiều.
“Hiện Việt Nam còn ít ca bệnh nhưng phải hình dung xung quanh vẫn còn nhiều nguy cơ khi nới lỏng việc giãn cách xã hội, vì khi nới lỏng ra thì mức độ tiếp xúc sẽ ngày càng nhiều hơn, kéo theo nguy cơ càng lớn”, bác sỹ Khanh nói.
Các chuyên gia cảnh báo khi nới lỏng giẵn cách xã hội thì các biện pháp phòng thủ, phòng ngừa dịch bệnh đóng vai trò quyết định.
Liên quan tới công tác phòng chống dịch Covid-19, sáng 21/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương tổ chức họp báo trực tuyến thông báo về diễn biến dịch bệnh Covid-19 ở khu vực, các biện pháp WHO ứng phó cũng như những tình huống mà các quốc gia sẽ phải đối mặt trong tương lai.
Về công tác chống dịch Covid-19 của Việt Nam, Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương nhận định, Việt Nam đã đề ra được kế hoạch phù hợp và thực hiện đúng với những gì đã dự đoán trước, trong mỗi giai đoạn.
Tuy nhiên, Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương cũng thẳn thắn đưa ra khuyến cáo rằng, Việt Nam nên cẩn trọng xem xét bắt đầu tháo dỡ hạn chế như thế nào. Không nên là tất cả cùng lúc.
Ông Kasai cho rằng, việc nới lỏng, dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội cần dựa trên các yếu tố như dữ liệu thực tế về dịch Covid-19, khả năng nhận thức của người dân về dịch bệnh, và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế, cũng như khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế.
Theo thống kê của WHO, Việt Nam đang là quốc gia có tỉ lệ ca mắc Covid-19 trên tổng dân số thấp thứ 2 của khu vực Tây Thái Bình Dương, với tỉ lệ 3 ca bệnh/1000.000 dân. |
Tin liên quan
Khẩn trương hoàn thiện báo cáo phát triển KT-XH trình Hội nghị BCH Trung ương
20:09 | 06/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kinh tế Hà Nội ghi nhận nhiều điểm sáng trong nửa đầu năm
13:15 | 30/06/2024 Kinh tế
Đảm bảo an toàn cho xã hội không tiền mặt
09:05 | 18/06/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics