Không chủ đầu tư dự án điện than nào tự nguyện dừng dù khó thu xếp vốn
Đề xuất loại bỏ 14.120 MW nhiệt điện than để đạt phát thải ròng bằng “0” | |
Bộ Công Thương họp khẩn với EVN, TKV, PVN về cung ứng điện 2022 | |
Tăng điện than, giảm điện năng lượng tái tạo là thụt lùi? |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Trong báo cáo mới nhất Bộ Công Thương vừa gửi tới Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), Bộ này đã thông tin khá kỹ lưỡng về việc rà soát các dự án nhà máy nhiệt điện than.
Theo đó, trong quá trình rà soát trước đây, Bộ Công Thương đã đề xuất không đưa vào Quy hoạch điện VIII 14.120 MW nhiệt điện than, trong đó có 8.420 MW do các tập đoàn nhà nước được giao làm chủ đầu tư.
Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được giao 3.600 MW (Quảng Trạch II, Tân Phước I và Tân Phước II); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao 1.980 MW (Long Phú III); Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam được giao 2.840 MW (Cẩm Phả III, Hải Phòng III và Quỳnh Lập I); dự án đầu tư theo hình thức BOT là 4.500 MW (Quỳnh Lập II, Vũng Áng 3, Long Phú II) và chưa giao nhà đầu tư 1.200 MW (Quảng Ninh III).
Khi rà soát, đánh giá những vấn đề pháp lý khi không xem xét phát triển các dự án điện than nêu trên, Bộ Công Thương thấy rằng, đối với các dự án do các tập đoàn nhà nước được giao làm chủ đầu tư, rủi ro pháp lý là không có. Các chi phí phát triển dự án do các tập đoàn đã bỏ ra sẽ được xử lý theo quy định.
Riêng đối với 3 dự án đầu tư theo hình thức BOT, chủ đầu tư các dự án Vũng Áng 3, Long Phú II đã có văn bản xin rút khỏi dự án và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý để các chủ đầu tư dừng phát triển dự án.
Dự án BOT Quỳnh Lập II mới được Thủ tướng Chính phủ giao Công ty Posco Energy nghiên cứu, phát triển Dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập II, công suất 2x600 MW theo hình thức BOT tại Văn bản số 623/TTg-CN ngày 4/5/2017, nhưng chưa chính thức giao Công ty Posco Energy làm chủ đầu tư.
Thỏa thuận phát triển dự án ký giữa Bộ Công Thương và Công ty Posco Energy về việc phát triển Dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập II với quy mô công suất 1.200 MW và sử dụng nhiên liệu chính là than nhập khẩu đã hết hiệu lực vào ngày 2/11/2021 và không được gia hạn.
Công ty Posco Energy đã có nhiều văn bản xác nhận không nghiên cứu phát triển dự án Quỳnh Lập II sử dụng than mà đề xuất chuyển đổi nhiên liệu sang sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và nâng công suất dự án.
Hiện nay, trong Quy hoạch điện VIII, khu vực Quỳnh Lập được xem xét phát triển 1 dự án LNG Quỳnh Lập giai đoạn 2026-2030. Việc lựa chọn nhà đầu tư phải thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Sau cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 20/8, Bộ Công Thương tiếp tục rà soát các dự án nhiệt điện than. Kết quả cho thấy, đến hết tháng 9/2022, nước ta đã có 39 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 24.674 MW đang vận hành. Hiện nay, còn 12 dự án nhiệt điện than/13.792 MW đã được giao chủ đầu tư, đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư.
Trong đó, 7 dự án/6.992 MW đang xây dựng, bao gồm: Thái Bình 2, Long Phú 1, Quảng Trạch 1, Vân Phong 1, Vũng Áng 2, An Khánh, Na Dương 2. Một số dự án đã thu xếp được vốn, đang xây dựng và chắc chắn sẽ đưa vào vận hành gồm: Thái Bình 2, Quảng Trạch 1, Vân Phong 1, Vũng Áng 2. Dự án Long Phú 1 đang đàm phán với tổng thầu để triển khai tiếp, 2 dự án An Khánh Bắc Giang và Na Dương 2 đã có phương án vay vốn trong nước để triển khai tiếp.
5 dự án/6.800 MW đang chuẩn bị đầu tư nhưng có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn, bao gồm: Sông Hậu 2 (2.000 MW), Nam Định 1 (1.200 MW), Vĩnh Tân 3 (1.800 MW), Quảng Trị 1 (1.200 MW), Công Thanh (600 MW).
Với Dự án Nhà máy nhiệt điện Công Thanh, chủ đầu tư không thu xếp được vốn nên chủ đầu tư và UBND tỉnh Thanh Hoá đang đề nghị chuyển đổi sang sử dụng LNG và tăng công suất lên 1.500 MW.
Theo Bộ Công Thương, tổng số 5 dự án nhiệt điện than nêu trên có 4 dự án BOT, chủ đầu tư là doanh nghiệp nước ngoài (Sông Hậu 2, Vĩnh Tân 3, Nam Định 1, Quảng Trị); 1 dự án do doanh nghiệp trong nước (Công Thanh) đều có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn.
Tuy nhiên, theo các văn bản gửi Bộ Công Thương gần nhất, không chủ đầu tư nào tự nguyện dừng dự án. Vì vậy, để tránh rủi ro pháp lý và đền bù nhà nước, cần tiếp tục để trong Quy hoạch điện VIII các dự án này, nhất là các dự án BOT có chủ đầu tư nước ngoài.
Riêng với dự án nhiệt điện than Công Thanh, căn cứ văn bản của chủ đầu tư báo cáo không thu xếp được vốn để triển khai dự án nhiệt điện than, đang đề xuất chuyển sang sử dụng LNG (tăng công suất lên 1.500 MW), do đó không cân đối trong cơ cấu nguồn nhiệt điện than của Quy hoạch điện VIII nhưng vẫn giữ trong danh mục. Việc chuyển đổi dự án sang sử dụng LNG sẽ được xem xét trong quá trình thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Tin liên quan
Cơ chế giá phù hợp và đồng bộ cơ sở hạ tầng cho phát triển điện khí LNG
20:57 | 07/12/2023 Kinh tế
Thứ trưởng Bộ Công Thương: "Xin chia sẻ khó khăn" với doanh nghiệp và người dân vì thiếu điện
21:15 | 03/06/2023 Kinh tế
Quy hoạch điện VIII mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng
20:44 | 19/05/2023 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK