Khơi thông nguồn vốn cho nông nghiệp “cất cánh"
Trong giai đoạn 2011-2020, vốn đầu tư vào nông, lâm, thủy sản còn hạn chế, chỉ chiếm tỷ lệ từ 5,8- 6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Ảnh: Nguyễn Thanh |
"Đói" vốn
Ông Nguyễn Thanh Tân đang sở hữu trang trại nuôi lươn quy mô hàng chục nghìn m2 ở Vĩnh Long, là một trong những nông dân điển hình khởi nghiệp trên chính quê hương thành công kiếm tiền tỷ. Từ diện tích nhỏ ban đầu, đến nay trang trại của ông Tân đã mở rộng quy mô lên tới 19.800 m2. Dự kiến, với quy mô hiện nay, trang trại lươn của ông Tân sẽ sản xuất ra thị trường khoảng 3 triệu con giống và 12 tấn lươn thương phẩm trong năm 2020, với tổng giá trị bán ra dự kiến là 9 tỷ đồng, lợi nhuận sau khi trừ chi phí khoảng 3 tỷ đồng. Đến năm 2021, năng suất sản xuất dự kiến tăng lên 10 triệu con lươn giống cùng 100 tấn lươn thương phẩm, tổng doanh thu ước đạt khoảng 35 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt trên 10 tỷ đồng.
Trong quá trình khởi nghiệp ông Tân đã vấp phải rất nhiều khó khăn, trong đó khó nhất chính là nguồn vốn. "Số vốn vay ngân hàng hiện chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết để đầu tư phát triển mô hình. Các ngân hàng cho vay không khó nhưng vẫn đòi hỏi phải có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp phần lớn là đất thuê, do đó khi thẩm định giá trị tài sản để cho vay không lớn, số tiền vay được không đáp ứng được nhu cầu. Phía tỉnh Vĩnh Long cũng có quan tâm, quỹ khởi nghiệp của tỉnh cũng tạo điều kiện cho tôi đánh giá dự án để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, song số vốn vay cũng không được nhiều so với mong muốn”, ông Tân nói.
Nhìn tổng thể về nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, đến nay, nước ta có 5 loại hình vốn dành cho lĩnh vực tam nông bao gồm: ngân sách nhà nước, Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, vốn FDI - ODA, vốn ngân hàng và các nguồn vốn tài chính vĩ mô.
Mỗi năm, Bộ NN&PTNT nhận được gần 70 nghìn tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, trong đó giải ngân được khoảng 50 nghìn tỷ đồng, tương đương 74%. Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới với nguồn vốn gần 200 nghìn tỷ đồng mỗi năm, giải ngân được khoảng 50 nghìn tỷ đồng. Vốn ODA mỗi năm trong lĩnh vực tam nông giải ngân được khoảng 10 nghìn tỷ đồng; vốn FDI khoảng 500 tỷ đồng. Giải ngân từ các nguồn vốn tài chính vĩ mô cho tam nông ước tính khoảng 6 nghìn tỷ đồng mỗi năm, còn lại là nguồn vốn ngân hàng. "Ước tính mỗi năm, có khoảng 470-500 nghìn tỷ đồng được giải ngân trực tiếp cho lĩnh vực tam nông", ông Lực nói.
Bộ NN&PTNT đánh giá, trong giai đoạn 2011-2020, vốn đầu tư vào nông, lâm, thủy sản còn hạn chế, chỉ chiếm tỷ lệ từ 5,8- 6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong suốt giai đoạn 10 năm qua, chưa tương xứng với phần đóng góp (từ 15-20% trong cùng kỳ) của nông, lâm, thủy sản vào tổng sản phẩm trong nước (GDP). Vốn đầu tư thấp làm hạn chế khả năng tạo thuận lợi cho ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực này. Điều này cũng là một rào cản khiến cho mối liên kết sản xuất trong các chuỗi sản xuất thường không thành công.
Tăng vốn, đơn giản hóa thủ tục cho vay
Ông Nguyễn Thanh Tân nhấn mạnh, vì thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất nên hiện nay trang trại của ông mới chỉ đáp ứng được 1% nhu cầu của khách hàng. "Tôi mong lãnh đạo các bộ, ban ngành xem xét các nguồn vốn hỗ trợ cho nông nghiệp như cho vay không hoàn lại hay ưu đãi lãi suất thấp cho các trang trại lươn giống sản xuất giỏi, trong đó có trang trại của cá nhân tôi, góp phần phát triển nghề mới tại tỉnh nhà; tiến tới làm sản phẩm đặc trưng thương hiệu lươn sạch Vĩnh Long", ông Tân kiến nghị.
Nhìn rộng ra câu chuyện về nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, bà Vũ Thị Minh, chuyên gia trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, thời gian tới cần tăng cường hơn nữa nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, đặc biệt tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị nông sản, thông qua thực hiện các biện pháp đơn giản hóa thủ tục cho vay; phát triển dịch vụ tư vấn hỗ trợ vay vốn và sử dụng vốn vay… "Bố trí nguồn ngân sách thỏa đáng để thực hiện các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp", bà Minh nói.
Để tháo gỡ vướng mắc về vấn đề vốn và công nghệ trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, ông Cấn Văn Lực đề xuất cần sửa đổi Luật Đất đai; phân bổ vốn nông nghiệp hiệu quả, tăng cường thu hút vốn tư nhân, đặc biệt là vốn FDI vào lĩnh vực tam nông; thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi để tăng cường giá trị nông sản; làm rõ tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là các vấn đề bản quyền và vận hành công nghệ cao… Đáng chú ý, ông Lực kiến nghị Chính phủ đưa ra một chương trình bảo hiểm nông nghiệp thực sự để hỗ trợ nông dân trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, yếu tố bất khả kháng dẫn đến mất mùa, từ đó khuyến khích phát triển tam nông.
"Về phía các bộ, ban ngành liên quan, Bộ Tư pháp cần phối kết hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra hướng dẫn chi tiết hơn để chấp thuận các tài sản như nhà kính, nhà lưới, ao nuôi… trở thành tài sản đảm bảo vay nợ, tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn ưu đãi. Trung ương Hội Nông dân cần tham gia với vai trò kết nối chuỗi sản xuất nông nghiệp còn ngân hàng tham gia hỗ trợ dòng tiền để thúc đẩy liên kết "6 nhà" (nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà băng và nhà phân phối-PV) bền vững", ông Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Tin liên quan
Ngành nông nghiệp“vực dậy” sau bão lũ
09:53 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics