Khơi thông nguồn lực công từ thống nhất cách hiểu về chi thường xuyên và chi đầu tư
Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các bộ, ngành về đầu tư công, giúp khơi thông nguồn lực công. Ảnh: ST |
Mới đây, Tổng Thư ký Quốc hội đã ký ban hành thông báo kết luận của UBTVQH về việc giải thích quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công.
Trước đó, UBTVQH đã xem xét, cho ý kiến về Tờ trình số 709/TTr-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ về việc giải thích quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công. Tờ trình của Chính phủ được thực hiện từ kiến nghị của Bộ Tài chính nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các bộ, ngành về đầu tư công trong thời gian qua, nhất là cách hiểu chưa thống nhất giữa các cơ quan khác nhau về quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công.
Theo đó, khoản này quy định về việc phân loại dự án đầu tư công theo tính chất của dự án. Dự án đầu tư công được phân loại thành: (a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án; (b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm (a) khoản này. Ngoài ra, theo tờ trình của Chính phủ, một số quy định tại các luật liên quan như Luật NSNN, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã dẫn đến 2 cách hiểu khác nhau trong áp dụng luật.
Tờ trình của Chính phủ cho biết, cách hiểu thứ nhất là không có quy định hạn chế về đối tượng đối với các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên của NSNN; cách hiểu thứ hai là toàn bộ hoạt động đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng, mua sắm tài sản và sửa chữa trang thiết bị, máy móc phải sử dụng vốn đầu tư công. Tại phiên họp của UBTVQH vào ngày 9/1 về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc chưa thống nhất về cách hiểu nên Chính phủ trình UBTVQH xem xét, giải thích bằng văn bản quy định này để thống nhất cách hiểu trong tổ chức thực hiện, giúp khơi thông nguồn lực công, đáp ứng hoạt động của bộ máy nhà nước.
Trước đó, tại phiên chất vấn về lĩnh vực tài chính tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vào tháng 11/2023, đại biểu Quốc hội Trần Chí Cường (đoàn TP Đà Nẵng) đã đặt câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Tài chính về vướng mắc liên quan đến khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công. Đại biểu cho rằng, quy định này dẫn tới cách hiểu cho rằng toàn bộ các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, mua sắm tài sản, sửa chữa, nâng cấp… đều phải sử dụng nguồn vốn đầu tư công, dẫn tới chồng lấn với các quy định của Luật NSNN và các quy định của pháp luật chuyên ngành khác trong việc sử dụng chi thường xuyên để mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản công. Đại biểu Trần Chí Cường cũng nêu, vấn đề này đã được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra trong các kỳ họp trước.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, vướng mắc này cần có sự giải thích luật của UBTVQH để các bộ, ngành và các địa phương triển khai thực hiện một cách chính xác nhất hay nói cách khác là yên tâm nhất. Bởi tại khoản 2 Điều 6 của Luật Đầu tư công lại quy định kể cả xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa và mở rộng về tài sản công đều đưa vào Luật Đầu tư công và được xác định là kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư công hàng năm. Nếu những chương trình, dự án và các nguồn kinh phí dù vẫn là NSNN nhưng không được đưa vào Luật Đầu tư công thì sẽ thành sai quy định. Nên theo Bộ trưởng, hiểu thế nào là chi thường xuyên, thế nào là chi đầu tư vẫn đang bị bế tắc và thực tế đã tạo nên sự vướng trong quá trình thực hiện.
Mặt khác, theo Bộ trưởng, tại Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn NSNN đã yêu cầu các dự án công nghệ thông tin dưới 15 tỷ đồng thì được dùng chi thường xuyên. Tuy nhiên, việc hướng dẫn thực hiện Nghị định này còn vướng mắc do không biết phần đầu tư đó có phải lập dự án đầu tư hay có phải đưa vào đầu tư công trung hạn hay không? Cũng về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, đây không hẳn do vướng mắc từ Luật Đầu tư công mà cả ở Luật NSNN. Các dự án về sửa chữa, nâng cấp vẫn đang được triển khai bình thường, không có vướng mắc, nhưng dự án đầu tư mới thì phải thực hiện quy trình theo Luật Đầu tư công.
Trước những vấn đề trên, qua thẩm tra tờ trình của Chính phủ, UBTVQH đã kết luận, Điều 6 của Luật Đầu tư công quy định việc phân loại dự án đầu tư công theo tính chất của dự án (tại khoản 1) và theo mức độ quan trọng, quy mô của dự án (tại khoản 2) để làm căn cứ áp dụng các quy định của pháp luật trong việc xác định trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện. Điều 6 của Luật Đầu tư công không quy định nhiệm vụ, khoản chi nào phải dùng vốn đầu tư công cũng như không quy định chỉ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản; mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc.
UBTVQH khẳng định Luật Đầu tư công, Luật NSNN và các luật khác có liên quan không có quy định nào cấm sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản; mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc. Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên thực tế hiện nay, UBTVQH đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết các nội dung này.
Tin liên quan
Hai doanh nghiệp ở Hà Nam nợ thuế hơn 7 tỷ đồng bị cưỡng chế
14:13 | 31/12/2024 An ninh XNK
Hàng hóa tết được kiểm soát về chất lượng, giá cả
15:21 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất sửa quy định về sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình đã xây dựng
10:01 | 29/12/2024 Tài chính
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi thư chúc mừng năm mới 2025
10:46 | 01/01/2025 Tài chính
TPHCM phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng
00:07 | 01/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Ngành Tài chính quyết tâm tạo bước đột phá phát triển kinh tế đất nước
00:00 | 01/01/2025 Tài chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Tài chính có một năm bội thu ngân sách, hoàn thành xuất sắc công tác thu - chi
23:54 | 31/12/2024 Tài chính
Khối lượng phát hành TPCP chiếm 80-90% tổng huy động vốn trong nước
20:22 | 31/12/2024 Tài chính
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn
19:13 | 31/12/2024 Chứng khoán
Số lượng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền gấp 13 lần năm 2023
19:11 | 31/12/2024 Thuế - Kho bạc
Các địa phương nỗ lực điều hành linh hoạt, chặt chẽ công tác tài chính - ngân sách
18:54 | 31/12/2024 Tài chính
“Cú huých” để thị trường bảo hiểm phát triển về quy mô và chất lượng
15:24 | 31/12/2024 Tài chính
Ngành Tài chính thu ngân sách năm 2024 vượt 2 triệu tỷ đồng
15:22 | 31/12/2024 Tài chính
Các giải pháp hỗ trợ thuế, phí có “tác dụng kép” thúc đẩy nền kinh tế
15:14 | 31/12/2024 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024
15:08 | 31/12/2024 Tài chính
Phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 770 cơ sở nhà, đất
14:23 | 31/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mở rộng không gian phát triển
Giải pháp vượt thách thức thu ngân sách năm 2025 của Hải quan Đồng Nai
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi thư chúc mừng năm mới 2025
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics