Khơi thông chuỗi cung ứng hàng hóa
Người dân mua hàng tại điểm bán hàng lưu động quận Bình Thạnh. Ảnh T.D |
Thí điểm mở lại chợ truyền thống
Ngày 19/7, người dân đi chợ Bình Thới (quận 11) đã được đăng ký giờ đi chợ qua hệ thống online. Ông Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban quản lý chợ Bình Thới cho biết, những hộ gia đình có nhu cầu mua sắm tại chợ sẽ đăng ký số điện thoại với tổng đài và dùng số điện thoại này để thực hiện đăng ký lịch đi chợ. Theo danh sách đăng ký, ban quản lý sẽ sắp xếp cho người dân đi chợ cách nhật để bảo đảm ai cũng có cơ hội mua sắm. Trước đó, từ khi được mở lại chợ ngày 16/7, ban quản lý đã thực hiện phát phiếu và mỗi đợt chỉ có tối đa 100 người vào mua sắm.
Hiện nay chợ Bình Thới có 80 hộ kinh doanh và chỉ hoạt động bốn khung giờ từ 4 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Trong đó 4 giờ sáng dành cho tiểu thương dọn hàng hóa, bắt đầu từ 5 giờ đến 11 giờ dành cho khách đi chợ. Từ 11 giờ đến 12 giờ trưa là thời gian bà con tiểu thương dọn nghỉ. Từ 14 giờ đến 15 giờ chợ tiến hành khử khuẩn toàn bộ để đảm bảo cho an toàn cho ngày kinh doanh tiếp theo.
Ngoài chợ Bình Thới, TPHCM đã cho thí điểm mở lại 4 chợ truyền thống theo mô hình giãn cách và chỉ bán các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như rau, củ, quả và hàng tươi sống gồm: chợ Phú Thọ, chợ Nguyễn Tri Phương (quận 11), chợ Hạnh Thông Tây (Gò Vấp) và chợ Ba Bầu (quận 12). Dự kiến, tuần sau sẽ có 13 chợ truyền thống bị tạm ngưng hoạt động tại nhiều quận, huyện được mở bán các mặt hàng tươi sống.
Theo Sở Công Thương TPHCM, nhằm “chia lửa” cho hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang quá tải hiện nay, thành phố sẽ cho khôi phục hoạt động các chợ truyền thống ở những khu vực tương đối an toàn. Mỗi chợ sẽ không mở cửa lại toàn bộ mà chỉ lựa chọn một số tiểu thương có đủ năng lực tổ chức hoạt động với mô hình điểm bán các mặt hàng tươi sống, rau, củ, quả, thịt cá, để gia tăng các điểm cung ứng hàng hóa trên địa bàn.
Cùng với mô hình mở lại nhiều chợ truyền thống rau và hàng tươi sống, Sở Công Thương TPHCM cũng đề nghị các quận, huyện triển khai mô hình bán hàng trực tuyến tại nhiều chợ truyền thống Phú Lâm, Minh Phụng, Bình Tây, Tân Hoà Đông... Hiện ban quản lý các chợ đã kết nối, triển khai đến tiểu thương thực hiện duy trì cung ứng hàng hóa cho người dân bằng hình thức bán hàng qua điện thoại, tiểu thương đăng ký với Ban quản lý thông tin tham gia bán hàng để đưa đến người dân. Về phía tiểu thương, họ cũng đã đăng ký tham gia việc bán hàng trên Zalo, Facebook và fanpage của chợ thể hiện đầy đủ số điện thoại, địa chỉ liên lạc khi người dân có nhu cầu.
Thịt heo được bán đồng giá 120.000-130.000 đồng/kg tại chương trình Thực phẩm chia sẻ (Foodshare Market). |
Hàng trăm điểm cung ứng hàng hóa
Có mặt từ sớm tại điểm bán hàng lưu động của chương trình Thực phẩm chia sẻ (Foodshare Market) tại số 67 Nguyễn Hữu Cảnh (phường 22, quận Bình Thạnh) trong sáng 19/7, bà Dương Thị Nhuần vui mừng cho biết đã đủ thực phẩm trong 1 tuần cho gia đình với giá bình ổn so với thị trường. Đặc biệt là mua được thịt heo “đồng giá” 120.000 – 130.000 đồng/kg. Tại cửa hàng còn bán các combo 20.000 đồng và 30.000 đồng/kg rau đủ loại, trứng gà 30.000 đồng mỗi vỉ 10 trứng…
Ông Nguyễn Tuấn Khởi, phụ trách chương trình cho hay đây là điểm bán "thực phẩm bình ổn" trong chương trình của Sở Công Thương TPHCM. Chương trình tập trung mạnh vào dạng bán các combo túi/hộp thực phẩm có thể dùng trong 3 ngày, 5 ngày và một tuần với giá bình ổn thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo cho mọi người tham gia trong chuỗi cung ứng gồm nông dân, nhà sản xuất, vận chuyển, người tiêu dùng và đơn vị vận hành. Mỗi combo sẽ bao gồm các mặt hàng thiết yếu như gạo, rau củ, trứng, cá và thịt, sản phẩm chế biến, trái cây. Ngoài bán đồng giá bình ổn, ban điều hành cho hay còn có những combo miễn phí dành cho người khó khăn từ nguồn đóng góp của các cá nhân và tổ chức thiện nguyện.
Đại diện Hệ thống siêu thị AEON Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đã làm việc với nhà cung cấp tăng lượng thực phẩm tươi sống (rau, củ, quả, thịt, cá) lên 400-600%, thực phẩm khô tăng 200-400%. Điều này giúp tránh tình trạng khan hiếm hoặc giá cả thay đổi bất hợp lý.
Hưởng ứng Chương trình doanh nghiệp đồng hành cùng người dân thành phố do Sở Công Thương TPHCM kêu gọi, hiện nhiều doanh thuộc các lĩnh vực khác nhau đã kết nối, hình thành chuỗi cung ứng. Với chuỗi cung ứng này, người dân thành phố sẽ được tiếp cận các kênh phân phối bình ổn với quy mô hơn 1.000 điểm bán bổ sung, trong đó có 1.000 điểm bán của Vinshop, 150 điểm bán của hệ thống Con Cưng, 67 điểm bán của Công ty Guardian Việt Nam, 300 điểm bán của Pharmacity, 36 điểm bán của Công ty Đầu tư Thương mại Phát triển Nhất Tín. Sàn thương mại điện tử Vỏ Sò (thuộc Viettel Post) hiện cung cấp các loại hàng hóa như thực phẩm, rau, củ, quả và các nhu yếu phẩm tại 34 điểm bưu cục, thuộc 18 quận huyện của TPHCM.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương TPHCM đã phối hợp với các trang thương mại điện tử lớn như Tiki, Shopee, Lazada... đẩy mạnh bán hàng rau củ quả trên các nền tảng này, giúp người dân thành phố tiếp cận được nhiều hơn kênh cung ứng, phân phối lương thực thực phẩm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Theo Sở Công Thương TPHCM, tính đến ngày 19/7, thành phố có 3.001 điểm bán hàng bình ổn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, 388 điểm bán hàng bình ổn lưu động được phân bổ khắp các quận huyện và 40 chợ truyền thống bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố.
|
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Điểm mới trong chương trình đánh giá năng lực cạnh tranh năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh
16:08 | 18/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics