Khối tài sản lớn bị “tắc nghẽn”
Ảnh minh họa |
Bộ trưởng thừa nhận việc xử lý tồn đọng này còn chậm trễ do khả năng xử lý của đơn vị còn hạn chế. “Tuy nhiên, ít nhất phải đến năm 2025 hoặc 2026 mới có thể giải quyết vấn đề này bởi lượng đơn tồn đọng rất nhiều”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết.
Nhìn thẳng thực tế, hơn 84.000 đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và bằng sáng chế tồn đọng là khối tài sản rất lớn của người dân và doanh nghiệp đang bị “tắc nghẽn”, không phát huy hết tác dụng. Thương hiệu hàng hóa là tài sản vô hình nhưng có giá trị rất lớn. Thương hiệu chưa được chứng nhận là tài sản còn rủi ro pháp lý và dễ bị tranh chấp trên thị trường. Sự khẳng định về pháp lý không chỉ có giá trị quảng bá về thương hiệu mà còn tránh các vi phạm, tranh chấp về sở hữu thương hiệu. Đăng ký nhãn hiệu ở nhiều trường hợp còn là bước khởi đầu của khởi nghiệp. Trong bối cảnh kinh doanh nhiều khó khăn, một cá nhân- doanh nghiệp khởi tạo kinh doanh mà phải chờ đợi mất nhiều thời gian để đăng ký thương thiệu thì sự khó khăn lại thêm chồng chất. Tương tự, bằng sáng chế cũng vậy. Đó là tài sản của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Các sáng chế chưa được công nhận kịp thời là số sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao này chưa có nhiều điều kiện phát huy giá trị, cũng như chưa được động viên về mặt tinh thần để các tác giả thêm động lực tìm ra các sáng tạo, sáng chế mới. Điều đó cũng có nghĩa một động lực thúc đẩy đổi mới, sáng tạo đang bị kìm hãm một cách không đáng có.
Chúng ta đã đề ra nhiều giải pháp để gia tăng số lượng doanh nghiệp của nền kinh tế, hàng loạt giải pháp để phát động các phong trào khởi nghiệp, các công trình sáng tạo, nhiều chương trình hỗ trợ xây dựng và phát triển triển thương hiệu được tiến hành. Việc tồn động số lượng lớn hồ sơ đăng ký nêu trên đã làm giảm đáng kể hiệu quả của các giải pháp, phong trào này. Đặc biệt ở thời điểm hiện nay, doanh nghiệp, người dân đang gặp nhiều khó khăn, việc tồn đọng một lượng lớn hồ sơ này cần được giải quyết cấp bách để tài sản của nhân dân được phát huy tối đa cho kinh doanh và cho nền kinh tế.
Tin liên quan
Đột kích tụ điểm sản xuất tất chân giả nhãn hiệu nổi tiếng
15:26 | 04/11/2024 An ninh XNK
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình
18:52 | 28/10/2024 Tài chính
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK