Khởi động nhiều FTA: Rộng cửa mở thị trường mới
Doanh nghiệp băn khoăn, Hải quan giải đáp để tận dụng lợi thế từ các FTA | |
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đối mặt nhiều thách thức trong tận dụng FTA | |
FTA thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng |
Doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng thị trường nhờ các FTA mới. Ảnh: N. Thanh |
Lợi thế lớn, thách thức cũng không nhỏ
Việc khởi động đàm phán Hiệp định FTA Việt Nam – UAE (CEPA) được nhận định là sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác chung về thương mại, đầu tư và năng lượng giữa hai nước. UAE dù là một thị trường tiềm năng, nhưng ít nhiều vẫn còn là thị trường mới của doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Trương Xuân Trung, Bí thứ thứ nhất, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại UAE cho biết, hiện lĩnh vực nông nghiệp của UAE chỉ chiếm 0,9% (chủ yếu là chăn nuôi và trồng chà là), lĩnh vực công nghiệp chiếm 49,8% (chủ yếu là khai thác và chế biến dầu thô) trong cơ cấu kinh tế của UAE, vì vậy UAE hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu các sản phẩm nông sản; thủy sản; thực phẩm chế biến; dệt may; da giày; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; điện thoại; sản phẩm điện tử… để đáp ứng nhu cầu trong nước. Do đó, UAE được coi là một thị trường mở và hầu như không có rào cản thương mại.
Tuy nhiên, UAE lại là thị trường có tính cạnh tranh rất khốc liệt, đây cũng là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, còn một thách thức khác nữa đối với các doanh nghiệp Việt Nam đó là phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp từ một số quốc gia mà họ đã ký CEPA với UAE như Ấn Độ, Indonesia, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ… do doanh nghiệp của các nước này đã được hưởng ưu đãi khi xuất hàng vào UAE, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Trong lĩnh vực hợp tác về năng lượng, UAE là một trong những đối tác quan trọng nhất tại khu vực Trung Đông. Ông Trương Xuân Trung cho biết, UAE có trữ lượng dầu, khí lớn, có ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu, khí phát triển và có vị trí, vai trò quan trọng trong ngành năng lượng của thế giới.
Cũng là thị trường tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam, việc kết thúc đàm phán FTA Việt Nam – Israel mới đây được chuyên gia đánh giá sẽ giúp đa dạng hóa thị trường. Ông Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, xét về quy mô thương mại và đầu tư, so với các FTA đã ký như với EU, CPTPP… thì FTA Việt Nam - Israel không có quy mô lớn nhưng lại mang rất nhiều ý nghĩa trong tương lai. Việc ký kết và thực thi hiệp định giúp vừa đa dạng hóa, đa phương hóa, mở rộng quan hệ thương mại với khu vực Tây Á, Tây Nam Á - khu vực chúng ta vẫn đang có những quan hệ tương đối hạn chế và mong muốn được mở rộng. Đồng thời, đa dạng hóa các nguồn đầu tư trong bối cảnh kinh tế thế giới còn khó khăn.
Đặc biệt, theo ông Lê Quốc Phương, Israel là một nền kinh tế có công nghệ cao, đặc biệt công nghệ trong nông nghiệp. Do đó, hy vọng rằng, FTA này không chỉ giúp khơi mở hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước mà còn giúp thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam, lĩnh vực Việt Nam rất cần và muốn phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng.
Thích ứng để chiếm lĩnh thị trường
Tuy cơ hội từ các FTA là rất lớn nhưng để xâm nhận được thị trường doanh nghiệp cần nắm bắt rõ xu hướng tiêu dùng tại nước bản địa để nhanh chóng thích ứng.
Thương vụ Việt Nam tại UAE cho rằng, để có thể thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào UAE, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, thay đổi phương thức quản lý, giảm thiểu các chi phí trung gian, nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam. Ngoài ra, do UAE là quốc gia Hồi giáo, do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải tìm hiểu về văn hóa và nhu cầu tiêu dùng của người Hồi giáo, xây dựng hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn Halal cho các sản phẩm thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, thời trang Hồi giáo… khi xuất khẩu vào UAE.
Theo ông Trương Xuân Trung, khi CEPA được ký kết, mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa. UAE được coi là trung tâm tài chính, thương mại của Trung Đông, là cửa ngõ quan trọng để đưa hàng hóa Việt Nam vào Trung Đông, châu Phi và châu Âu. Ngoài ra, UAE có vị trí địa lý chiến lược, có hệ thống logistics hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam tiếp cận và mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Còn theo ông Lê Quốc Phương, ký kết được đã khó, để tận dụng được tốt, doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều. Có thể thấy, vừa qua, không phải tất cả FTA đều được doanh nghiệp tận dụng tốt. Bên cạnh đó, với hầu hết FTA chúng ta ký như FTA với EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… thực tế, các doanh nghiệp FDI đang tận dụng lợi thế tốt hơn. Lý do là vì những doanh nghiệp này xuất phát từ các nước phát triển, có kinh nghiệm tiếp cận thị trường, có nguồn lực về tài chính, nhân lực, sở hữu sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của FTA… Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa chưa tận dụng được tốt bằng.
Do đó, không chỉ với FTA Việt Nam - Israel mà với rất nhiều các FTA khác, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về thị trường; đồng thời, sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật. Hiện nay, nhiều FTA đòi hỏi các tiêu chuẩn về môi trường, lao động, sử dụng nguồn nhân lực… song tất cả những điều đó, doanh nghiệp Việt còn rất yếu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ để nắm được nội dung của các FTA, tìm hiểu về các ưu đãi về chứng nhận xuất xứ hàng hóa để tận dụng hiệu quả FTA. Đồng thời, tận dụng tốt các hỗ trợ của nhà nước để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm...
Tin liên quan
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 6,5 tỷ USD sau 9 tháng
20:04 | 30/10/2024 Kinh tế
Hiệp định CEPA mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi
10:03 | 29/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK