Khó phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp nếu thiếu thông tin
Thay đổi thói quen để thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp | |
Gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp | |
Khởi tạo thị trường trái phiếu doanh nghiệp |
Ông đánh giá như thế nào về thị trường trái phiếu DN của Việt Nam thời gian qua?
Thị trường trái phiếu DN Việt Nam bị hạn chế rất nhiều do những quy định về điều kiện phát hành, về công bố thông tin, minh bạch hóa thông tin và các vấn đề về giao dịch giữa DN phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu… tại Nghị định 90/2011/NĐ-CP. Trái phiếu DN là một kênh huy động vốn trung dài hạn cho DN nhưng trên thực tế thời gian qua đa số DN cần vốn đều tìm đến ngân hàng. Do vay vốn ngân hàng thì không cần phải công bố thông tin cho nhà đầu tư, không cần công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán. Thậm chí, nếu có mối quan hệ với ngân hàng thì việc vay vốn lại càng trở nên dễ dàng hơn. Trong khi đó, để phát hành trái phiếu thì DN phải có báo cáo tài chính kiểm toán và kiểm toán phải chấp nhận toàn phần. Trong trường hợp có loại trừ, DN lại phải công bố thông tin về vấn đề loại trừ đó. Do những hạn chế về sổ sách, báo cáo, nhiều công ty chứng khoán, các đơn bị bảo lãnh phát hành thậm chí không chấp nhận bảo lãnh cho các DN nhỏ vì sợ mất uy tín, ngay cả khi các DN này chấp nhận trả mức phí cao.
Không chỉ những DN nhỏ gặp khó với việc phát hành trái phiếu DN, mà ngay cả các DN lớn cũng chưa mặn mà do vướng mắc về minh bạch thông tin. Khi mua trái phiếu DN, nhà đầu tư cần rất nhiều thông tin. Hiện nay, nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin qua các kênh như trang web của Sở Giao dịch Chứng khoán, trang web của DN, trang fanpage… Nhưng thông tin từ trang web của Sở Giao dịch Chứng khoán rất ít, còn thông tin từ trang web, trang fanpage của DN lại có tính xác thực thấp, nên nhà đầu tư rất lo sợ. Do đó, thay vì góp vốn vào DN thông qua việc mua trái phiếu, nhà đầu tư thường chọn kênh gửi tiết kiệm cho… an toàn, nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin cao hơn vào hệ thống ngân hàng. Bởi nếu rủi ro DN bị phá sản thì khả năng thu hồi lại vốn đầu tư là rất thấp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 1/2/2019 với nhiều điểm mới so với Nghị định 90. Ông đánh giá như thế nào về những điểm mới này?
Theo quan điểm của tôi, Nghị định 163 có hai điểm mới so với Nghị định 90. Thứ nhất, về phát hành riêng lẻ, Nghị định 90 không giới hạn quyền của tổ chức phát hành trái phiếu DN. Tức là sau khi phát hành riêng lẻ xong, DN có thể niêm yết trái phiếu đó lên sàn để giao dịch thứ cấp mà không có quy định về thời gian. Điều này tạo ra khe hở cho DN chuyển từ phát hành riêng lẻ sang phát hành ra công chúng để giấu thông tin. Nhưng Nghị định 163 đã siết lại điều này. Cụ thể, sau khi phát hành riêng lẻ, DN phải lưu lý trái phiếu tại Trung tâm Lưu ký của Sở Giao dịch Chứng khoán trong thời hạn 1 năm. Điều này giúp phân biệt rõ ràng giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng, do đó DN muốn phát hành ra công chúng thì thông tin phải minh bạch hơn nữa.
Thứ hai, Nghị định 163 đã nới lỏng về điều kiện phát hành. Trước đây Nghị định 90 yêu cầu DN phát hành phải có báo cáo tài chính và phải có lợi nhuận trong năm liền trước của năm phát hành trái phiếu, nhưng Nghị định 163 không đưa ra yêu cầu về vấn đề này. Nếu siết quá chặt về vấn đề lợi nhuận thì sẽ không tạo điều kiện cho DN đang thực sự cần vốn để tái cơ cấu lại dòng tiền. Chưa chắc một DN làm ăn hiệu quả là dòng tiền lúc nào cũng có. Quan trọng là chiến lược kinh doanh, phương án kinh doanh và sản phẩm dịch vụ của DN. Sự nới lỏng này của Nghị định 163 là rất đúng đắn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Thậm chí ở các nước còn không đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải có lợi nhuận trong 2-3 năm trước đó, tùy theo ngành nghề kinh doanh và mặt hàng kinh doanh của DN, bởi có những ngành nghề phải cần tới 2-3 năm dòng vốn mới quay về. Trong điều kiện của Việt Nam thì việc quy định doanh nghiệp không có lợi nhuận trong 1 năm trước đó là phù hợp để tránh việc lợi dụng khe hở để vi phạm pháp luật.
Ở các nước thị trường xếp hạng tín nhiệm phát triển rất mạnh, từ đó hỗ trợ tốt cho việc phát hành trái phiếu của DN. Việc xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam hiện gặp phải những khó khăn như thế nào, thưa ông?
Xếp hạng tín nhiệm ở các nước có rất nhiều yếu tố hỗ trợ, trong khi ở Việt Nam lại là khó khăn. Cụ thể, gần như 100% giao dịch ở nước ngoài đều thông qua tài khoản ngân hàng, không có tình trạng giao dịch tiền mặt phổ biến như tại Việt Nam. Điều này giúp cho việc quản lý thông tin được chặt chẽ. Ngay từ từng cá nhân cũng có điểm tín dụng cá nhân, được xây dựng trên cơ sở mọi giao dịch, kinh doanh của từng cá nhân. Cách thức quản lý hệ thống thuế cũng rất minh bạch. Việc thu thập, lưu trữ và phân tích các dữ liệu được thực hiện qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Các yếu tố trên giúp các tổ chức có được nguồn thông tin đầy đủ về chính xác để phục vụ cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm.
Trong khi đó, tại Việt Nam, việc nắm thông tin của DN chỉ thông qua các báo cáo của DN cho các cơ quan Nhà nước. Mà các thông tin này lại không đầy đủ nên nếu dùng cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm thì sẽ không thể chính xác. Do đó, tôi cho rằng, để phát triển được hoạt động xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam thì cần có 3 yếu tố, đó là thông tin, hạ tầng công nghệ thông tin và nguồn lực tài chính để đầu tư.
Như vậy, cần một thời gian khá lâu nữa thì Việt Nam mới có thể phát triển được thị trường xếp hạng tín nhiệm. Vậy, trong năm 2019 liệu hoạt động phát hành trái phiếu DN có thể khởi sắc hơn khi Nghị định 163 đã bắt đầu có hiệu lực, thưa ông?
Với những điểm mới trong Nghị định 163, DN sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát hành trái phiếu. Do đó, hoạt động này được dự báo sẽ khởi sắc hơn so với trước đây. Nhưng để có một thị trường trái phiếu DN thực sự sôi động như ở nhiều nước thì cần có sự phát triển của hoạt động xếp hạng tín nhiệm và cải thiện về vấn đề minh bạch thông tin. Giao dịch trái phiếu DN trên thị trường thứ cấp hiện chưa phát triển do sản phẩm gốc chưa tốt, thiếu đơn vị bảo lãnh và cơ chế giao dịch trên thị trường chưa thuận lợi cho các sản phẩm. Đặc biệt là thiếu nhà tạo lập thị trường để tạo động lực cho thị trường.
Tựu trung lại, việc phát triển thị trường trái phiếu DN là tổng hòa của các yếu tố, từ minh bạch thông tin, hạ tầng công nghệ, nguồn lực tài chính cũng như nỗ lực, quyết tâm của các bên trong việc phát triển thị trường này. Trong đó, minh bạch thông tin là vấn đề cốt lõi để tạo dựng được niềm tin của nhà đầu tư đối với sản phẩm trái phiếu cũng như tạo dựng nguồn dữ liệu cho việc xếp hạng tín nhiệm.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su
13:38 | 19/11/2024 Kinh tế
Năm 2024 xuất khẩu cá tra của Việt Nam có thể đạt 2 tỷ USD
21:25 | 17/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
15:10 | 13/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics