Khó như... kiểm tra xuất xứ trái cây nhập khẩu
Giá rẻ bất ngờ
Nho ngón tay (nho giọt trăng) của Australia là mặt hàng khá sốt trên nhiều “chợ mạng” thời gian qua. Tại các hệ thống cửa hàng chuyên bán trái cây NK như L.T.S hoặc K... fruits, giá nho này dao động khoảng 229.000-239.000 đồng/kg. Ở thời điểm hiện tại, dù hệ thống L.T.S đang giảm giá trên 40% với nho ngón tay, song giá cũng còn ở mức 135.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, gần đây, nhiều trang facebook cá nhân, diễn đàn, trang rao vặt… lại rao bán loại nho này khá rẻ với mức 60.000- 100.000 đồng/kg. Thậm chí, nếu mua cả thùng, giá chỉ 300.000 đồng/thùng khoảng 9,5kg. Nguyên nhân giá rẻ mà nhiều người bán hàng đưa ra là hàng do công ty NK về bị sốc nhiệt, có dập nát một phần nên hạ giá bán rẻ. Trên thực tế, chưa rõ nho hạ giá có phải nho Australia thật hay không, song nhiều bà nội trợ mua nho về cho biết, nho không còn tươi, bị mềm, thậm chí bị dập hỏng. Một phần nho có thể ăn tươi trực tiếp. Số nho dập được đem ép thành nước uống.
Tương tự, gần đây mặt hàng cherry (anh đào) có xuất xứ từ Trung Quốc cũng được nhiều người bán hàng trên mạng rao với mức giá rẻ hơn khá nhiều so với sản phẩm NK từ Mỹ, New Zealand,... Trong khi giá quả cherry NK từ Mỹ, New Zealand được nhiều DN có thương hiệu bán dao động quanh mức 400.000-600.000 đồng/kg tùy loại, thì trên “chợ mạng”, quả cherry Trung Quốc chỉ có giá khoảng 120.000 đồng/kg, thậm chí nếu mua nhiều theo thùng còn rẻ hơn.
Ngoài nho ngón tay Australia hay cherry, trên thực tế, các loại hoa quả khác như táo, kiwi… cũng được rao bán tràn lan trên mạng với đặc điểm chung là giá thành rẻ hơn khá nhiều so với giá bán tại các siêu thị, hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch. Nhiều khi, người bán cố tình lập lờ nguồn gốc xuất xứ của trái cây, ví dụ như bán kiwi Trung Quốc nhưng lại giới thiệu là kiwi Mỹ, New Zealand…
Nhìn xuất xứ chưa thể yên tâm chất lượng
Đặc điểm của các hoa quả NK rao bán trôi nổi trên “chợ mạng” là hình ảnh đẹp mắt mà giá lại rẻ. Yếu tố này khiến nhiều bà nội trợ bị thu hút. Tuy nhiên, khi trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, người tiêu dùng cần đặc biệt cẩn trọng với hàng hóa trôi nổi, nhất là về nguồn gốc của những thông tin bán hàng trên mạng.
“Riêng đối với mặt hàng cherry, Việt Nam đã cho phép NK chính ngạch từ 4 quốc gia gồm New Zealand, Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc, còn Australia đang làm thủ tục đàm phán. Tuy nhiên, từ đầu năm 2017 đến nay, không hề có cherry Trung Quốc được NK về qua các cửa khẩu, cảng biển, sân bay, thậm chí NK tiểu ngạch cũng không có. Nhiều khả năng, một số người bán hàng có đầu mối từ Trung Quốc chỉ đăng thông tin để gom đơn rồi mới đặt hàng”, đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết.
Hiện nay, Việt Nam NK nhiều loại hoa quả từ nhiều thị trường khác nhau. Điển hình như táo được NK từ Hà Lan, Ba Lan, Mỹ, Canada, Pháp, New Zealand,… Nho được NK từ Mỹ, Australia, New Zealand… Đối với mặt hàng táo, lê thậm chí có quanh năm bởi nước XK có hệ thống kho lạnh bảo quản sản phẩm tốt. Hàng hóa để cả năm, khi mở cửa kho ra trái cây vẫn tươi nguyên. Tuy nhiên, theo đại diện Cục Bảo vệ thực vật, không thể nhìn vào xuất xứ hàng hóa để khẳng định hoa quả có yên tâm về chất lượng hay không, bởi ngay tại các quốc gia châu Âu vẫn phát hiện vụ việc mất an toàn thực phẩm liên quan tới mặt hàng hoa quả. Điều quan trọng là sản phẩm NK về phải được cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ, cho phép lưu thông trên thị trường.
Theo một số chuyên gia, trên thực tế, các mặt hàng hoa quả bán trôi nổi trên thị trường khá nhiều. Có những mặt hàng sản phẩm NK vào chất lượng tốt, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển, bảo quản không tốt cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng, an toàn thực phẩm. Bởi vậy, người tiêu dùng cần cẩn trọng, chọn lựa những đơn vị phân phối, bán hàng uy tín, tránh tình trạng mua hàng trôi nổi dẫn tới “tiền mất tật mang”.
Liên quan tới vấn đề này, Bộ Công Thương khuyến cáo, trong trường hợp cần thiết, người tiêu dùng khi mua hoa quả NK có thể yêu cầu nơi bán xuất trình một số giấy tờ như: Giấy chứng nhận kiểm dịch của lô hàng; tờ khai hải quan và giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ do nước XK cấp... Đặc biệt, khi nghi ngờ các cơ sở kinh doanh hoa quả NK có hành vi lừa dối khách hàng, người dân nên báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời kiểm tra, xử lý. Đó là cách làm hiệu quả để người tiêu dùng tự bảo vệ mình.
Theo Bộ NN&PTNT, gá trị NK rau quả nửa đầu năm là 655 triệu USD, tăng 87,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 118 triệu USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ 2016 và mặt hàng quả đạt 507 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường NK rau quả lớn nhất trong 5 tháng đầu năm là thị trường Thái Lan (chiếm tới 57,5% thị phần), tiếp đến là thị trường Trung Quốc (chiếm 15,9%). Trong 5 tháng đầu năm giá trị NK rau quả ở tất cả các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thị trường có giá trị NK rau quả tăng nhiều nhất là Thái Lan (tăng hơn 2 lần), tiếp đến là thị trường Ấn Độ (tăng khoảng 2 lần) và Hàn Quốc (tăng khoảng 85,3%). |
Tin liên quan
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
Hải quan góp phần quan trọng vào kỷ lục xuất nhập khẩu 786,3 tỷ USD
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
Chủ thẻ ngân hàng Việt Nam có thể quét QR thanh toán tại Lào
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics