Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh số hóa công tác kiểm soát chi
Hơn 99% chứng từ chi NSNN được đơn vị gửi ra KBNN theo phương thức điện tử qua Dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Thùy Linh |
Hơn 99% chứng từ chi được gửi theo phương thức điện tử
Nói về hiện trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, tại một hội thảo liên quan đến vấn đề này mới đây, ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi (KBNN) cho biết, KBNN đã thực hiện kiểm soát chi theo ngưỡng: kiểm soát các khoản chi có hợp đồng và có giá trị lớn hơn 50 triệu đồng; đối với khoản chi dưới ngưỡng KBNN chỉ kiểm soát nội dung chi, không kiểm soát hợp đồng, qua đó, giảm được 70% tổng số món chi, song vẫn kiểm soát được 99% tổng giá trị chi NSNN.
Bên cạnh đó, cơ quan này cũng thực hiện hình thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần. Khi thanh toán đến 80% giá trị hợp đồng sẽ chuyển sang hình thức “kiểm soát trước, thanh toán sau”. Thực hiện hình thức thanh toán tự động định kỳ cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ thường xuyên như điện, nước, viễn thông… theo ủy quyền của đơn vị sử dụng ngân sách.
Đặc biệt, về phương thức gửi hồ sơ giao dịch với KBNN, theo ông Trần Mạnh Hà, hơn 99% chứng từ chi NSNN được đơn vị gửi ra KBNN theo phương thức điện tử qua Dịch vụ công trực tuyến; tương tác giữa KBNN và đơn vị sử dụng ngân sách được thực hiện hầu hết theo phương thức điện tử. Đồng thời đã có sự kết nối, liên thông dữ liệu giữa đơn vị sử dụng ngân sách với hệ thống công nghệ thông tin của KBNN.
Nhờ đó, thời gian giải quyết hồ sơ của KBNN là từ 1-3 ngày làm việc; đặc biệt khi thực hiện hình thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” chỉ còn 1 ngày làm việc.
Thực hiện số hóa hồ sơ, dữ liệu
Theo đánh giá của chuyên gia Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), công tác kiểm soát chi mới dừng ở mức điện tử hóa, tức là kiểm soát chứng từ chủ yếu dựa trên bản chụp – scan chứng từ gốc từ đơn vị sử dụng ngân sách.
Nói thêm về những khó khăn của công tác kiểm soát chi, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi cho biết, mặc dù phương thức gửi hồ sơ giao dịch với KBNN giai đoạn vừa qua đã có những cải cách đáng kể, nhưng vẫn chưa thực hiện triệt để, vẫn còn có những hồ sơ chủ đầu tư phải gửi trực tiếp đến KBNN. Hơn nữa, việc kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu liên quan đến công tác kiểm soát chi còn hạn chế, nên còn có những tác động đến công tác cải cách quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi của KBNN.
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của số hóa, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng giám đốc KBNN cho biết, số hóa công tác kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân sách qua KBNN, tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách và khách hàng giao dịch, thực hiện chia sẻ - liên thông dữ liệu số trong toàn bộ quy trình chi ngân sách sẽ giúp đảm bảo hiệu quả, minh bạch, công khai trong quản lý sử dụng NSNN. Cùng với đó là sẽ giúp kiểm soát theo rủi ro, tăng cường thanh tra, kiểm tra các trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
Về phía KBNN, mục tiêu đến năm 2025 đặt ra là toàn bộ giao dịch thu, chi NSNN qua KBNN được thực hiện theo phương thức điện tử (trừ các giao dịch thuộc phạm vi bí mật nhà nước); liên thông dữ liệu số các khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước; chia sẻ thông tin, số liệu về thu, chi NSNN theo thời gian thực; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi NSNN theo hướng kiểm soát dựa trên rủi ro.
Do đó, trong thời gian tới KBNN sẽ thực hiện đổi mới cơ chế quản lý cam kết chi NSNN; thống nhất đầu mối, quy trình và số hóa công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; thực hiện chia sẻ và liên thông dữ liệu số trong toàn bộ quá trình quản lý chi NSNN; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thanh toán điện tử. KBNN cũng sẽ đổi mới chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, gắn với việc tăng cường phân cấp, giao trách nhiệm giải trình cho đơn vị sử dụng ngân sách và tương ứng với mức độ phát triển chức năng kiểm toán nội bộ tại các bộ, ngành, địa phương, kiểm soát rủi ro, tăng cường thanh tra, kiểm tra các trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
Riêng về số hóa công tác kiểm soát chi, theo ông Trần Mạnh Hà, KBNN sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện số hóa hồ sơ, chứng từ, dữ liệu đầu vào, đầu ra; xây dựng kho lưu trữ hồ sơ, dữ liệu số; tiếp tục triển khai kết nối liên thông dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương để nhận dữ liệu đầu vào phục vụ cho công tác kiểm soát chi NSNN; chia sẻ số liệu về chi NSNN giữa KBNN và các bộ, ngành, địa phương để phục vụ công tác lập, phân bổ, điều hành thực hiện kế hoạch, dự toán và quyết toán NSNN; xây dựng và triển khai quy trình số hóa công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN theo quy trình điện tử hoàn chỉnh.
Tin liên quan
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra
10:11 | 25/12/2024 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công tăng tốc "về đích"
08:40 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics