Facebook Twitter youtube Tiktok

Khi “biên nóng” bình yên! – Bài 1: Lạng Sơn không còn là “điểm nóng” buôn lậu?

(HQ Online) - Dọc tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc vốn có nhiều “điểm nóng” về hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới từ nhiều năm qua. Nhiều vụ việc đình đám đã được lực lượng chức năng triệt phá trên tuyến biên giới phía Bắc. Những tháng đầu năm 2022, trên vùng “biên nóng” này tình hình có chiều hướng bình yên đến lạ! Sự bình yên từ thực địa cho đến báo cáo của lực lượng chức năng. Vì sao có tình trạng này và thực sự vấn nạn buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên biên giới phía Bắc đã thực sự hạ nhiệt…? Từ số báo này, Tạp chí Hải quan khởi đăng loạt bài “Khi “biên nóng” bình yên!” để ghi nhận thực tế tại những “điểm nóng” trước đây như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai và ghi nhận ý kiến từ đại diện các cơ quan có thẩm quyền.
Lạng Sơn: Ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới
Lạng Sơn: Kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp tiếp tay cho buôn lậu
Hải quan Lạng Sơn ngăn chặn buôn lậu qua công tác giám sát trực tuyến
Khi “biên nóng” bình yên! – Bài 1: Lạng Sơn không còn là “điểm nóng” buôn lậu?
Thị trấn Đồng Đăng thời điểm này không còn cảnh xe cóc chất ngất hàng lậu lao vun vút trên đường. Ảnh: H.N

Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi trở lại biên giới Lạng Sơn sau gần 3 năm dịch Covid-19 bùng phát. Đi qua các tuyến đường từ thị trấn Đồng Đăng tới các khu vực cửa khẩu như: Tân Thanh, Cốc Nam, Chi Ma, Hữu Nghị, điều chúng tôi nhận thấy rõ là mọi hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa dường như đã là “thời dĩ vãng”. Số liệu thống kê từ Cục Hải quan Lạng Sơn cũng cho thấy, tính đến ngày 12/8, đơn vị đã phát hiện, bắt giữ 844 vụ vi phạm, trị giá tang vật ước tính gần 29,2 tỷ đồng, giảm 25,7% số vụ và 13,2% về trị giá hàng hóa vi phạm so với cùng kỳ năm 2021.

Những ngày yên ả...

So với 2-3 năm trước đây, thời điểm này, lên Lạng Sơn, ai cũng thấy rõ sự bình yên hiếm có ở một tỉnh biên giới. Khu vực biên giới giờ chỉ còn thấy những chuyến xe container, xe tải chở hàng nông sản, trái cây tươi, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị… chầm chậm nối đuôi nhau tiến về khu vực cửa khẩu làm thủ tục thông quan. Trên những cung đường từ các cửa khẩu, lối mòn dẫn về thị trấn Đồng Đăng không còn nhìn thấy bóng dáng những chiếc xe máy, xe ô tô một thời được ví như “con cào cào” “ngựa chiến”, “xe cóc”… chất ngất ngưởng hàng lậu lao vun vút trên đường…

Từ khi dịch Covid -19 bùng phát (năm 2020) tới thời điểm này, tất cả hoạt động XNK, XNC chỉ còn được duy trì tại 4 cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng. Có thời điểm chỉ còn 2- 3 cửa khẩu hoặc duy nhất tuyến đường sắt được hoạt động. Và cũng dễ dàng cảm nhận được độ “nóng” của tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trái phép ở biên giới xứ Lạng đã “hạ nhiệt”…

Trở lại cửa khẩu Tân Thanh sau gần 3 năm dịch bùng phát, men theo con đường nhỏ uốn lượn ngược lên núi đá vôi hiểm trở, chúng tôi có cảm giác như đã quá lâu rồi không có bước chân người qua. Trong câu chuyện trên đường đi, một công chức Hải quan Tân Thanh cho biết, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát phức tạp, hai bên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, lực lượng chức năng siết chặt hoạt động XNC tại các khu vực cửa khẩu, lối mở. Song song với đó phía Trung Quốc đã xây tường rào kín, do vậy việc buôn lậu, mang vác, vận chuyển trái phép hàng hóa qua đường mòn, lối mở, đồi núi khu vực giáp biên hầu như không còn.

Chúng tôi tiếp tục di chuyển qua khu vực mốc 1088/2, con đường đấu nối cửa khẩu Tân Thanh sang Khả Phong (Trung Quốc). Xa xa đã thấy lán chốt chặn của 2-3 chiến sỹ, cán bộ lực lượng Biên phòng- Hải quan túc trực 24/24 giờ. Nhìn xuống phía con đường chuyên dụng vận tải hàng hóa, những đoàn xe tải, container vẫn đều đều nối đuôi nhau di chuyển.

Trước mặt chúng tôi, phía Trung Quốc đã xây cột, dựng hàng rào dây thép gai cao khoảng 3,5m ngăn cách giữa hai nước. Đồng thời, gắn nhiều thiết bị camera giám sát, kèm theo đó là hệ thống đèn chiếu sáng, loa cảnh báo… Do vậy việc vận chuyển hàng hóa trái phép qua đường mòn, lối mở, đồi núi khu vực giáp biên đã giảm mạnh và hầu như không còn.Còn tại con đường mòn Rọ Bon giờ từng khóm lau lách trắng xóa, không khí phả ra khiến ớn lạnh một sự hoang hoải.

Tâm sự với chúng tôi, ông Bế Thái Hưng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn) chia sẻ, kể từ khi dịch bùng phát, phía Trung Quốc lo ngại dịch bệnh Covid-19 phức tạp nên đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người và hàng qua biên giới dẫn đến hàng hóa thông quan chậm. Còn tại khu vực đường mòn, đường “xương cá”, ngõ tắt, giữa Việt Nam và Trung Quốc đều tăng cường kiểm tra, khép chặt đường biên nhằm chống buôn lậu và người xâm nhập trái phép, nên tình trạng buôn lậu, mang vác, vận chuyển trái phép hàng hóa không xảy ra.

Theo báo cáo của Chi cục Hải quan Tân Thanh, tính đến hết ngày 31/7/2022, đơn vị chỉ phát hiện 156 vụ vi phạm hành chính về hải quan với số tiền phạt vi phạm hành chính trên 577 triệu đồng. Từ số liệu này cho thấy, trong 7 tháng đầu năm, tại địa bàn chưa phát sinh vụ việc nào liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Điều này càng khẳng định, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đường mòn, lối mở... tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh đã được kiểm soát.

Còn tại khu vực thị trấn Đồng Đăng, nơi từng khiến công tác kiểm soát, chống buôn lậu của các lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn với nhiều tụ điểm, kho hàng áp sát khu vực biên giới. Nhưng theo quan sát của phóng viên, hiện tại con đường từ thị trấn Đồng Đăng vào cửa khẩu Cốc Nam vắng lặng, êm đềm. Khu chợ Đồng Đăng các sạp hàng đóng cửa im lìm mà theo người dân khu vực này, kể từ khi dịch bùng phát mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh tại đây bị “đóng băng”.

Số liệu thống kê từ Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn cho thấy, trong 7 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng của tỉnh đã kiểm tra 2.467 vụ; xử phạt vi phạm hành chính 2.161 vụ; tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính 25,4 tỷ đồng, đã khởi tố 217 vụ, 314 đối tượng.

... nhưng không chủ quan

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn nhận định, mặc dù hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn cơ bản đã được ngăn chặn, các lực lượng chức năng đã có những giải pháp ngăn chặn, xử lý tích cực nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua địa bàn giảm mạnh, nhưng nguy cơ vẫn còn tiềm ẩn rất cao và không thể chủ quan.

Cũng theo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu vẫn chưa được kiểm soát triệt để, nhất là một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông quan điện tử để gian lận như: không khai báo, hoặc khai báo không đúng số lượng, chủng loại hàng hóa, găm cắm hàng lậu, hàng cấm, hàng hóa nhập lậu trong các phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, lợi dụng quy định ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu để gian lận về nguồn gốc, xuất xứ…

Bên cạnh đó, gian lận thương mại qua thương mại điện tử, vận chuyển hàng lậu, hàng giả qua đường bưu chính, chuyển phát nhanh vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.

Ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn cho biết, thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Trong đó, các thành viên, cơ quan, ban ngành, lực lượng của tỉnh cần tiếp tục triển khai công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chống buôn lậu của các đơn vị chức năng; quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của trung ương, của tỉnh về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Trao đổi về công tác kiểm soát, giám sát hàng hóa nhằm phòng ngừa tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông quan điện tử để gian lận thương mại, ông Vũ Tuấn Bình, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, đơn vị đã chỉ đạo Đội Kiểm soát hải quan, các chi cục hải quan cửa khẩu tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện ngăn chặn, xử lý các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tập trung kiểm soát các nhóm mặt hàng cấm, hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, các mặt hàng phòng, chống Covid-19…

Tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin; chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát địa bàn, kết hợp giám sát chặt chẽ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, nhằm phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Trong đó, các đơn vị đã thường xuyên tiến hành thu thập thông tin về doanh nghiệp, đối tượng, hàng hóa xuất nhập khẩu, tập trung vào nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận về trị giá, có thuế suất cao, mặt hàng xuất nhập khẩu có điều kiện, hàng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp có độ rủi ro cao...

Theo thống kê cho thấy, tính đến ngày 12/8/2022, Cục Hải quan Lạng Sơn đã phát hiện, bắt giữ 844 vụ vi phạm, trị giá tang vật ước tính gần 29,2 tỷ đồng, giảm 25,7% số vụ và 13,2% về trị giá hàng hóa vi phạm so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó chỉ tính riêng vi phạm về hành chính đã chiếm 840 vụ với trị giá trên 28,7 tỷ đồng.

Cũng tính đến ngày 12/8, Cục Hải quan Lạng Sơn đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được 835 vụ với số tiền phạt nộp NSNN trên 4,5 tỷ đồng; ra quyết định khởi tố 1 vụ án hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Bài 2: Quảng Ninh: Buôn lậu “hạ nhiệt”

Nụ Bùi

Tin liên quan

Xác lập chuyên án đấu tranh quyết liệt với tội phạm buôn lậu

Xác lập chuyên án đấu tranh quyết liệt với tội phạm buôn lậu

Thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tăng cường xúc tiến thương mại, bảo đảm cân đối cung cầu trong nước; nước; đẩy mạnh xuất khẩu; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới được đề cập tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025.
Hải quan khu vực II: Nỗ lực kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu qua cửa khẩu

Hải quan khu vực II: Nỗ lực kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu qua cửa khẩu

Trong số gần 1.300 vụ vi phạm bị phát hiện, Chi cục Hải quan khu vực II đã khởi tố và đề nghị khởi tố 17 vụ việc; thu nộp ngân sách nhà nước gần 72 tỷ đồng từ xử phạt vi phạm hành chính, tăng 244% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh Hóa: Điều tra, khởi tố 170 vụ buôn lậu, hàng giả

Thanh Hóa: Điều tra, khởi tố 170 vụ buôn lậu, hàng giả

Lực lượng chức năng ở Thanh Hóa đã đấu tranh triệt phá nhiều vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại…; thu nộp ngân sách 93 tỷ đồng.
Hải quan Bắc Giang tăng thu từ máy móc, thiết bị nhập khẩu

Hải quan Bắc Giang tăng thu từ máy móc, thiết bị nhập khẩu

Số thu ngân sách của Hải quan Bắc Giang (Chi cục Hải quan khu vực V) tăng đột biến đến từ nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng... nhập khẩu.
Hải quan Tân Thanh: Ổn định bộ máy, không làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp

Hải quan Tân Thanh: Ổn định bộ máy, không làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp

Ngay sau khi sắp xếp tổ chức theo mô hình mới, Hải quan cửa khẩu Tân Thanh (Chi cục Hải quan khu vực VI) đã nhanh chóng ổn định bộ máy, đảm bảo quy trình thông quan không bị gián đoạn với phương châm “Làm gương – Kỷ cương – Trọng tâm – Bứt phá”.
Hải quan khu vực III thu ngân sách khởi sắc, đạt hơn 41.000 tỷ đồng

Hải quan khu vực III thu ngân sách khởi sắc, đạt hơn 41.000 tỷ đồng

So với cùng kỳ 2024, kết thu ngân sách của Chi cục Hải quan khu vực III tăng trưởng ấn tượng 29,6%.
(INFORGRAPHICS): Ông Trần Mạnh Cường làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực III

(INFORGRAPHICS): Ông Trần Mạnh Cường làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực III

Từ ngày 1/7/2025, ngành Hải quan đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của các Chi cục Hải quan khu vực để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Hải quan tích cực trao đổi thông tin với các tập đoàn lớn

Hải quan tích cực trao đổi thông tin với các tập đoàn lớn

Nhằm nắm bắt và chia sẻ, tháo gỡ các khó khăn khi triển khai các chính sách liên quan trong lĩnh vực hải quan của cộng đồng DN, lãnh đạo Cục Hải quan đã tích cực gặp gỡ, trao đổi thông tin với các tập đoàn lớn, đặc biệt là các tập đoàn trong lĩnh vực công nghệ cao.
Yếu tố tác động đến nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm

Yếu tố tác động đến nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm

Theo nhận định của Ban Nghiệp vụ thuế hải quan (Cục Hải quan), hoạt động XNK của các DN trong những tháng cuối năm đang đứng trước tác động từ kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, khó đoán định, chịu nhiều áp lực do chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Bài 4: Lợi ích thiết thực, doanh nghiệp mong mở rộng Chương trình doanh nghiệp tuân thủ

Bài 4: Lợi ích thiết thực, doanh nghiệp mong mở rộng Chương trình doanh nghiệp tuân thủ

Với những cách vận động khuyến khích của cơ quan Hải quan, cũng như lợi ích được thụ hưởng, nhiều doanh nghiệp XNK mong muốn cơ quan Hải quan mở rộng Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
Nhiều điểm sáng ở Đảng bộ Chi cục Hải quan khu vực VIII

Nhiều điểm sáng ở Đảng bộ Chi cục Hải quan khu vực VIII

Trong nhiệm kỳ qua, Đảng ủy Chi cục Hải quan khu vực III đã lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiều nhiệm vụ chính trị, góp phần tạo thuận lợi thương mại, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Nửa năm, Hải quan khu vực III làm thủ tục gần 1,2 triệu tờ khai

Nửa năm, Hải quan khu vực III làm thủ tục gần 1,2 triệu tờ khai

Trong tháng 6/2025, tổng số tờ khai xuất nhập khẩu làm thủ tục tại các đơn vị trực thuộc Chi cục Hải quan khu vực III là 184.422 tờ khai, tăng 19,94% so với cùng kỳ năm 2024, tăng 0,34% so với tháng trước.
Hải quan khu vực V giải quyết thủ tục cho 924.432 tờ khai luồng xanh

Hải quan khu vực V giải quyết thủ tục cho 924.432 tờ khai luồng xanh

6 tháng đầu năm, Chi cục Hải quan khu vực V làm thủ tục hơn 1,34 triệu tờ khai, trong đó có 924.432 tờ khai luồng xanh, chiếm 68,7%.
Nỗ lực thu ngân sách ở Chi cục Hải quan khu vực XI

Nỗ lực thu ngân sách ở Chi cục Hải quan khu vực XI

Sau khi đi vào hoạt động theo mô hình mới, Chi cục Hải quan khu vực XI đã khẩn trương bắt tay vào nhiệm vụ, trong đó việc tập trung thực hiện các giải pháp tạo thuận lợi thương mại và thu ngân sách được đặt lên hàng đầu.
Hải quan khu vực VIII thu qua cảng biển đạt 5.691 tỷ đồng

Hải quan khu vực VIII thu qua cảng biển đạt 5.691 tỷ đồng

Nửa đầu năm 2025, Chi cục Hải quan khu vực VIII thu ngân sách đạt 8.934,5 tỷ đồng, đạt 50,2% chỉ tiêu của Chính phủ, Tỉnh ủy – HĐND - UBND tỉnh Quảng Ninh giao (17.800 tỷ đồng).
Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%

Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%

Nửa đầu năm 2025, Chi cục Hải quan khu vực XII đã làm thủ tục cho 194.794 tờ khai gồm nhập khẩu có 102.112 tờ khai và xuất khẩu có 92.682 tờ khai.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Để đáp ứng chuyển đổi số và bộ máy mới theo chính quyền 2 cấp, ngành thuế đã tích cực nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế.
Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

Luật số 90/2025/QH15 được Quốc hội thông qua đánh dấu bước ngoặt chính sách khi hàng loạt ưu đãi về thuế và hải quan được thiết kế riêng cho DN công nghệ cao.
(Infographics): Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2025

(Infographics): Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng tích cực, với hơn 91.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Đây được xem là một chính sách ưu đãi trực tiếp, tạo động lực để hộ kinh doanh mạnh dạn chuyển đổi mô hình hoạt động.
Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng

Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng

Theo Thuế tỉnh Hưng Yên, Công ty cổ phần ô tô An Thái Coneco bị cưỡng chế với số tiền hơn 9,4 tỷ đồng.
(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

Từ ngày 1/3/2025, Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan, trong đó khối cơ quan Cục có 12 ban và tương đương.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
Phiên bản di động