Khát vọng Việt Nam hùng cường năm 2045
Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng. Ảnh: H.V.Truyền |
Định vị được mình trên thế giới
Chúng ta đang sống và hành động trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, với tất cả sự phức tạp của thời cơ và nguy cơ chuyển hóa khôn lường, đặt ra thách thức hoặc là tụt hậu tức là bị bỏ rơi hoặc là bứt lên ngang tầm thời cuộc, làm chủ vận mệnh của chính mình, mà một khi dừng lại hoặc đứng im cũng chính là tụt hậu. Một sự rung chuyển của thế giới lập tức gây chấn động tới mọi quốc gia, dân tộc hoàn cầu. Nếu không định vị được mình trong thế giới, trước hết trong khu vực, nhất định sẽ bị động và cầm chắc đứng ngoài hoặc bị đẩy ra cuộc hội nhập toàn cầu.
Tám năm tới, tròn 100 năm Đảng Cộng sản Việt Nam! Hai mươi ba năm nữa, tròn 100 năm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam! Để thực thi chiến lược phát triển đất nước trong tầm nhìn năm 2030 tới năm 2045, dưới ngọn cờ của Đảng, với tầm nhìn chính trị chiến lược, tiếp tục: Xác lập tầm nhìn, định vị chiến lược, khát vọng phát triển Đất nước hùng cường, bền vững; bảo vệ độc lập, tự chủ, thống nhất Quốc gia; hội nhập quốc tế; xây dựng Đảng vững mạnh, trong sạch dẫn dắt Dân tộc tiến cùng nhân loại. Để thực thi nó, cần một triết lý Văn hóa của sự phát triển mạnh mẽ và bền vững: Quốc gia tự tôn - Mỗi người tự trọng - Dân tộc tự cường - Tổ quốc phồn vinh! Tất cả nhằm xây dựng nước Việt Nam: Độc lập, thống nhất, dân chủ, công nghiệp, hiện đại, phồn vinh, văn hiến, giữ vị thế và uy tín xứng đáng trên trường quốc tế. |
Hơn nữa, sống trong một “thế giới phẳng”, nhưng kỳ thực chúng ta không ít lúc lại rơi vào vùng không phẳng. Sự không phẳng được hiện diện bằng sự phân biệt đối xử của các cường quốc, các khu vực phát triển tự cho mình cái quyền chi phối các nước khác, bắt họ phải “quỳ gối” hoặc lâm vào vòng lệ thuộc; là khi các thế lực bành trướng lăm le xâm lấn các quốc gia, dân tộc khác, để thỏa tham vọng bá quyền. Đối với chúng ta, nguy cơ tụt hậu lại càng đe dọa khủng khiếp. Tự mình phải qua khỏi khủng hoảng (dù toàn cục hay cục bộ), quyết tâm trở nên phú cường và mạnh mẽ; đồng thời, không thể không vượt lên mình, thậm chí đoạn tuyệt với cả “những ưu điểm nhưng kéo quá dài” một cách dũng cảm, để định vị chỗ đứng mới của đất nước. Đi theo cách cũ, kinh nghiệm cũ dù rất quý báu nhưng chỉ là hữu hạn và rốt cuộc cùng lắm chỉ lẽo đẽo đi sau các quốc gia dân tộc khác mà thôi. Đó tiếp tục là một thách thức nghiệt ngã.
Dự báo nhịp sóng đổi mới thứ tư sẽ tròn 30 năm (2016-2045), khi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tròn 100 năm. Có thể hình dung, trên lộ trình tới năm 2045 sẽ được định hình bởi những cố gắng phi thường của cả dân tộc đột phá về đổi mới tầm nhìn chiến lược, trỗi dậy toàn diện, đồng bộ sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại xây dựng nền tảng cho một xã hội phồn vinh và bền vững, với khát vọng đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường và phồn vinh, giữ vị thế xứng đáng trong cộng đồng quốc tế.
Con đường duy nhất đúng là, chỉ phát triển toàn diện, bền vững chúng ta mới có tiếng nói thực sự, khi bước chân nhân loại không chờ đợi sự do dự hay chập chờn của bất cứ ai, khi cuộc cạnh tranh toàn cầu luôn tiềm ẩn sự “mất còn” tức khắc, sự “chìm nổi” khó đoán trước về vị trí của bất cứ nước nào trong cuộc cạnh tranh mang tính toàn cầu và không có bất cứ quốc gia, dân tộc nào là ngoại lệ. Chúng ta chỉ có một lợi thế cạnh tranh duy nhất là, đi sau. Liệu có thể bứt phá lên hay bị tụt hậu? Khi tụt hậu là đứng ngoài “sân chơi” toàn cầu hóa, nếu không nói là vô hình trung rơi vào vòng lệ thuộc mới, là tự biến mình thành “sân sau” của người khác. Do đó, nếu không định vị chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ càng khó tìm được chỗ đứng xứng đáng trên trường quốc tế, và càng khó có cơ hội góp phần mình cùng nhân loại xây dựng thế giới. Đó là vận mệnh quốc gia, là danh dự của dân tộc!
Kinh nghiệm của thế giới hai thế kỷ qua cho thấy, thế giới càng toàn cầu hóa thì vấn đề dân tộc đối với mỗi quốc gia càng nổi lên như một mệnh đề quan trọng và cấp thiết. Do đó, xử lý vấn đề dân tộc vì sự phát triển toàn cầu và chủ động tiên lượng nắm lấy tổng thể sự vận động toàn cầu để giải quyết cụ thể, thiết thực những công việc của dân tộc phải và đang trở thành mệnh lệnh hành động song trùng một cách tự nhiên hiện nay.
Để định vị chiến lược đất nước, không có con đường nào khác tốt hơn là chủ nghĩa dân tộc Việt Nam phải trở thành động lực căn bản và to lớn đối với tiến trình phát triển của đất nước, trong tương lai. Buông lơi, coi nhẹ điều đó là cầm chắc sự thất bại từ nền móng.
Vì thế, nhìn tổng thể, trong 23 năm tới, vào năm 2045, trước mắt năm 2030, với công cuộc không ngừng đổi mới sáng tạo, xây dựng và bảo vệ nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa độc lập tự chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, một nước công nghiệp, hiện đại phát triển, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phát triển bằng phương thức rút ngắn. Với bản lĩnh Việt Nam, đất nước là nơi hội tụ của niềm tin, tri thức và tấm lòng rất mực thủy chung, nhân ái, chan hòa với bạn bè quốc tế; thành viên của thế giới nhân văn, hòa bình và tiến bộ trong chỉnh thể toàn vẹn hoàn cầu. Nếu không như thế, chúng ta sẽ rất khó vượt lên trên con đường dân tộc đã chọn trong một thế giới không phẳng đương đại.
Đó là danh hiệu Việt Nam, bắt đầu từ chỗ đứng Việt Nam trong thế giới. Đó là sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa mang tầm chiến lược hiện nay. Đó là sự định vị chiến lược, là lòng tin chính trị mang tầm chiến lược của đất nước trong thế giới đương đại.
Mọi sự đổi mới phải xoay quanh lợi ích của đất nước Việt Nam
Dù muốn hay không, càng tiếp tục đổi mới thực chất là trở lại nhận thức và hành động đúng quy luật vận động của đất nước một cách tổng thể, trước hết và trực tiếp trong việc giải quyết vấn đề trung tâm là lợi ích và chung quanh lợi ích một cách tổng hòa, cụ thể từ cá nhân, giai cấp, giai tầng… tới quốc gia, dân tộc và với các nước trên tầm quốc tế mang tính thống nhất chỉnh thể và đa dạng.
Trải mấy nghìn năm, ông cha ta, giữa muôn trùng sinh tử, nối đời lấy lợi ích quốc gia - dân tộc làm mục tiêu tối thượng trong mọi hành xử của mình, trước bất cứ ai, dù trong bất cứ cảnh huống nào. Lịch sử từng cho thấy, ai coi nhẹ, vương triều nào làm trái đi là tự rước lấy họa sát thân, rơi vào vòng tôi tớ, thậm chí rơi vào vòng nô lệ và nguy cơ diệt vong luôn kề cận.
Trong thời đại ngày nay, giữa không gian toàn cầu hóa, chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, hơn bao giờ hết, càng phải tỏa sáng trong ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm và hành động của mỗi đồng bào, tự nhiên như trời đất, như máu thịt mà ông cha ta truyền lại, quyết không để đất nước mất một tấc núi sông. Mất đất, dù chỉ một hòn đảo, một tấc núi sông… là hàm chứa nguy cơ có ngày mất nước, không thể coi thường! Chúng ta đã đi qua hàng chục cuộc chiến tranh lớn chống xâm lăng suốt 2.000 năm qua, ở mọi quy mô, kẻ xâm lược đủ loại đến từ các châu lục…, thì điều tối thiểu đó đã đủ nói lên cái giá máu xương của nền độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc mà dân tộc ta giành giữ và cảnh giới bảo vệ kiên quyết, không nhượng bộ nhưng quyền biến, mưu lược như thế nào!
Quốc gia độc lập tự do, dưới ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, đó là điều linh thiêng bất biến, là linh hồn và danh dự hiện thực Việt Nam trong định vị chính trị chiến lược đất nước hiện nay.
Do đó, đổi mới tư duy, tìm tòi phương lược, hoạch định cơ chế, lộ trình phù hợp, giải quyết đúng đắn các quy luật xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tất cả nhằm mục tiêu cao cả: bảo vệ và phát triển lợi ích tối thượng của mỗi người, của từng tổ chức trong xã hội, của quốc gia dân tộc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thế giới đương đại. Lợi ích của đất nước Việt Nam phải là hạt nhân mà mọi sự đổi mới, dù ở phương diện nào, góc độ nào, mức độ tới đâu… đều phải xoay chung quanh, tuyệt đối không phải ngược lại, càng không phải là một thứ gì khác. Ở đây, không chỉ thể hiện lòng dũng cảm, bản lĩnh mà kết tinh cốt cách, khí phách Việt Nam.
Chưa bao giờ như bây giờ, từ lịch sử dân tộc càng cho thấy, lợi ích quốc gia - dân tộc của chúng ta là cụ thể: sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng và quyền tự quyết dân tộc vô giá! Không có độc lập tự do chúng ta không có bất cứ một nền chính trị nào, càng không thể nói về đổi mới hay bất cứ một sự phát triển xứng đáng nào.
Đó là cái bất biến chúng ta cần nắm chắc, để chủ động hành xử trước mọi sự đổi thay của thời cuộc, của thế giới trong lộ trình đổi mới toàn diện, đồng bộ, vì chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
Theo đó, đổi mới để phát triển và phát triển nhằm kiến tạo thương hiệu quốc gia là thước đo của đổi mới và ổn định. Không thể có bất cứ ổn định chắc chắn nào, nếu không vì sự phát triển; do vậy phát triển phải là đẳng cấp của ổn định! Vì vậy, hiện nay, phải lấy sự phát triển đất nước làm mục tiêu và động lực của sự ổn định cao hơn và bền vững, sự ổn định làm nền móng và động lực của sự phát triển mạnh mẽ không ngừng và bền vững.
Đó là đẳng cấp mới về “đổi mới, ổn định và phát triển”, là nhân tố làm nên hệ giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam trên đường vươn tới hùng cường.
Đồng thời, phải chủ động đón bắt thời cơ phát triển. Hơn bao giờ hết, hiện nay, thời cơ chính là lực lượng. Phải nhất định chủ động nắm lấy một cách kiên quyết và hiệu quả cuộc cách mạng 4.0 để thực hiện công cuộc đổi mới, bứt phá tới phồn vinh cho Tổ quốc. Hoặc là bây giờ hoặc không bao giờ, trong tầm nhìn Đất nước tròn 100 năm tới!
Phải tiếp tục cải cách, đổi mới mạnh mẽ, sáng tạo hơn nữa
Tầm nhìn, tư duy và hành động lúc này là phát triển vị thế chính trị, lực lượng chính trị, cũng chính là xây dựng sức mạnh quốc gia dân tộc Việt Nam.
Hơn 77 năm thể chế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, khởi đầu và đi từ thể chế Dân chủ cộng hòa, nhất là trong gần 35 năm đổi mới, Việt Nam đã và đang tiến những bước dài trong lịch sử của mình và hội nhập quốc tế. Nhưng nhìn tổng thể, trước yêu cầu phát triển mới giữa điều kiện toàn cầu hóa, nổi bật 5 mệnh đề lớn nhất trong công cuộc đổi mới hiện nay:
Một là Tự do. Đất nước độc lập, nhưng nhân dân phải được hưởng hạnh phúc tự do. Vì thế, nếu gìn giữ giá trị toàn vẹn của độc lập là một công việc khó khăn, thì phát triển tự do luôn đang là một chân trời lớn nhưng tất yếu, đang đầy khó khăn và cả chông gai, song chúng ta đang quyết đi tới, vì sự bảo đảm nhu cầu tự nhiên và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đó chính là tiền đề của nền dân chủ chân chính!
Hai là Dân chủ. Hơn 77 năm qua, mệnh đề đó làm nên tiêu ngữ của thể chế Việt Nam dân chủ cộng hòa, là mục tiêu của thể chế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Dân chủ là việc trước hết và là mục tiêu cuối cùng: Dân là gốc của nước!
Ba là Pháp quyền. Dân chủ không thể không được bảo đảm bằng pháp quyền. Đó là bản chất của Nhà nước dân chủ của ta, khi lấy pháp luật làm thượng tôn. Không có pháp quyền càng không thể nói tới dân chủ hay tự do chân chính nào. Đó là thách thức và chính là cơ hội đối với chúng ta.
Bốn là Đạo đức. Kinh nghiệm lịch sử đã và đang cho thấy, không một thể chế chính trị nào, cho dù sẵn sàng và khả thi tới bao nhiêu, có thể vận hành thành công trên một nền tảng đạo đức không hợp. Sự băng hoại về đạo đức nhất định dẫn tới băng hoại về chính trị. Quyền lực nhân dân, nếu giao cho những kẻ vô đạo đức, thì nguyên vẹn là sự tàn bạo. Đó là phản văn hóa! Vì, chính trị lúc này, hơn lúc nào hết, là thanh khiết từ to đến nhỏ, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm là Phát triển. Đó là thước đo sự tiến bộ xã hội văn minh và hiện đại. Một đất nước Việt Nam truyền thống và hiện đại, hài hòa và khoan dung, dân chủ và kỷ cương, thủy chung và minh bạch, bản sắc và hội nhập, độc lập và hòa mục… là những phẩm chất mà chúng ta cần hướng tới và xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là con đường phát triển tất yếu của dân tộc phù hợp với bước đi của thế giới.
Nói cụ thể, mối quan hệ giữa tầm nhìn chiến lược và quyết sách chiến lược phải được xử lý và giải quyết một cách thật chủ động, năng động, thiết thực, độc lập và tự chủ. Trong một “thế giới phẳng” và không phẳng, khi thời cơ và thời gian trở thành lực lượng, càng phải chủ động cách kiên quyết và kịp thời, với phương lược riêng càng trở nên có ý nghĩa thành bại. Nghĩa là, hoặc là bây giờ hoặc là không bao giờ.
Do đó, ở giai đoạn có tính bước ngoặt hiện nay, nếu Đổi mới 35 năm qua (1986-2020) là bằng đường lối đổi mới đưa nước ta từ một nước nghèo, khủng hoảng kém phát triển thành một nước ổn định chính trị xã hội và phát triển trung bình có vị thế lớn trên thế giới thì đổi mới nhịp sóng thứ tư, từ 2015 trở đi là đổi mới, sáng tạo sau 2015, với tên gọi Đổi mới thời kỳ 4.0, nhằm đưa nước ta từ nước phát triển trung bình thấp thành nước phát triển cao vào giữa thế kỷ XXI tới, tức từ 20 đến 25 năm tới!
Vì thế, không có cách nào khác là phải tiếp tục cải cách, đổi mới của thời kỳ 4.0 mạnh mẽ, sáng tạo hơn nữa, với khát vọng trở thành nước phát triển vào giữa thế kỷ XXI, với một nhà nước thực sự mang tầm kiến tạo, liêm chính, pháp quyền, vững mạnh và giữ vững độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ quốc gia, tiếp tục nâng cao hơn vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Đó phải là sự kết tinh và hội tụ không chỉ trách nhiệm chính trị, trí tuệ, sự tinh tế, tinh thần và hành động dân tộc mà thấm đẫm cả lương tri, sự kinh lịch, sự khoan dung và chủ nghĩa nhân văn, mang hồn cốt cách và khí phách của văn hóa truyền thống và hiện đại Việt Nam, trong tầm nhìn toàn cầu, mà hạt nhân trung tâm là lợi ích quốc gia - dân tộc tối thượng trong mỗi người Việt Nam, trước hết là đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tiếp cận tài chính
08:12 | 16/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mỗi đối tượng lao động đều cần những chính sách hỗ trợ phù hợp
14:34 | 15/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lừa đảo trên mạng
07:01 | 15/12/2024 Người quan sát
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics