Khẳng định vị thế Việt Nam
Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Trọng trách và vị thế Việt Nam | |
Đối ngoại năm 2019: Nâng cao vị thế Việt Nam | |
Nghĩ về vị thế Việt Nam | |
Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chào mừng tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37. Ảnh: TTXVN |
Khi Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý phát biểu cảm ơn sự ủng hộ của các nhà ngoại giao đại diện cho 193 nước thành viên của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới, và tuyên bố Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020 trong tiếng vỗ tay chúc mừng vang dội, có thể nói, một mốc son mới vừa được thiết lập trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam. Vượt qua nhiều thách thức, với những gì Việt Nam đã thể hiện được, vai trò chủ động và tích cực của Việt Nam với tư cách "đối tác tin cậy vì hòa bình" đã được minh chứng rõ nét.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại Lễ ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Ảnh: TTXVN |
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã kiềm chế tác động của dịch bệnh ở mức tối thiểu. Tính đến ngày 31/12, Việt Nam ghi nhận 1.456 ca mắc Covid-19, trong đó 1.323 trường hợp được điều trị khỏi bệnh và 35 ca tử vong. Đối lập với diễn biến ở các quốc gia khác trên thế giới như Mỹ hay châu Âu, dịch Covid-19 không kéo dài ở Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn làm tấm gương điển hình cho các nước khác học tập; còn báo chí thế giới tôn vinh Việt Nam là “ngôi sao” trong cuộc chiến chống đại dịch. Chỉ sau 3 tuần phong tỏa vào tháng 4, Việt Nam đã khôi phục các hoạt động sản xuất, nhanh hơn các nước khác trong khu vực. Điểm nổi bật trong chống dịch ở Việt Nam là phản ứng sớm trước mối đe dọa, sớm đưa ra chiến lược xét nghiệm cho phép truy vết các ca bệnh, theo dõi các tiếp xúc theo từng cấp độ, cách ly tập trung và nghiêm ngặt tuân thủ các biện pháp bảo vệ, từ đó kiểm soát hiệu quả sự lây lan dịch bệnh. Bí quyết căn bản là Chính phủ Việt Nam đã kịp thời đề ra chiến lược quốc gia về đấu tranh chống dịch bệnh và tổ chức thực hiện chính xác chiến lược đó. Dù thiếu nguồn lực để tiến hành xét nghiệm quy mô lớn hay hệ thống cơ sở y tế chưa phát triển mạnh như ở các nước giàu hơn, Việt Nam đã huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và đặc thù tâm lý dân tộc đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quý báu trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm, với khẩu hiệu "chống dịch như chống giặc". |
Trong tháng Việt Nam là Chủ tịch, HĐBA đã tổ chức 30 hoạt động chính thức, trong đó có 2 cuộc thảo luận mở, 8 cuộc họp nghe báo cáo và 4 cuộc họp thông qua nghị quyết được phát trực tiếp trên hệ thống thông tin của LHQ. HĐBA đã thông qua 13 quyết định, bao gồm 4 nghị quyết và một quyết định về việc gia hạn các phái bộ, lực lượng và cơ chế LHQ, một tuyên bố của Chủ tịch, 5 tuyên bố báo chí và 2 thông tin báo chí. Đây là số lượng quyết định nhiều nhất trong một tháng làm việc của HĐBA trong nhiều năm gần đây.
Đặc biệt, Việt Nam đã đề xuất và vận động để đưa được vấn đề hợp tác LHQ - ASEAN lên bàn nghị sự của HĐBA vào ngày 30/1, đáp ứng mối quan tâm chung của các nước ASEAN hiện nay. Đây là lần đầu tiên HĐBA có một phiên họp riêng về hợp tác với ASEAN và rõ ràng sự kiện này đã góp phần nâng cao vai trò, hình ảnh của các nước Đông Nam Á ở một diễn đàn lớn như LHQ. Sự kiện này khẳng định rõ vai trò của Việt Nam vừa là Chủ tịch ASEAN 2020 và nước ủy viên không thường trực HĐBA, thể hiện nỗ lực của Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa hai tổ chức, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như, giải quyết tranh chấp, ngoại giao phòng ngừa, giải trừ quân bị, gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, hợp tác biển, an ninh hàng hải.
Tóm lại, trên cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ tháng 1/2020, Việt Nam đã thể hiện mình luôn là một thành viên có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào mọi lĩnh vực hoạt động của LHQ, trong đó có HĐBA.
12 tháng trên cương vị ủy viên không thường trực HĐBA diễn ra khi tình hình chính trị-an ninh, kinh tế-xã hội thế giới diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp và khó lường do xu thế cạnh tranh nước lớn và căng thẳng gia tăng tại nhiều điểm nóng. Đặc biệt, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống quốc tế ở khắp các châu lục, bao gồm cả hoạt động của HĐBA. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã cùng các ủy viên khác của HĐBA LHQ thích nghi với tình trạng bình thường mới khi vận hành bộ máy thông qua hình thực trực tuyến và áp dụng một số biện pháp tạm thời về cơ chế tham vấn, thương lượng và bỏ phiếu nghị quyết từ xa. Với khối lượng công việc lớn của HĐBA, có thể nói, Việt Nam đã thể hiện vai trò của một ủy viên tích cực, tham gia các hoạt động HĐBA với hàng trăm cuộc họp theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến, hàng trăm cuộc đàm phán, thương lượng văn kiện ở các cấp khác nhau, trên chục đề mục về hầu hết các vấn đề ở tất cả các châu lục và các vấn đề như chống khủng bố, biến đổi khí hậu, trẻ em trong xung đột vũ trang, thanh niên - hòa bình - an ninh, hoạt động gìn giữ hòa bình, kiểm soát các loại vũ khí hạng nhẹ.... Sự chủ động của Việt Nam còn thể hiện ở việc cùng 8 nước thành viên không thường trực khác đề nghị HĐBA LHQ họp trực tuyến thảo luận về đại dịch Covid-19 vào đầu tháng 4. Đây là cuộc họp đầu tiên của HĐBA về vấn đề này.
Tại ASEAN, vai trò dẫn dắt và điều phối của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 cũng được thể hiện rõ trong bối cảnh rất nhiều thách thức khôn lường về mọi mặt, xuất phát từ đại dịch Covid-19. Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi đánh giá: “Vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay của Việt Nam rất mẫu mực. Dù phải đối phó với các thách thức Covid-19 trong nước và thiên tai, Việt Nam đã thể hiện khả năng lãnh đạo khi giữ cho khu vực gắn kết và ứng phó với thách thức, đặt vai trò trung tâm của ASEAN và lợi ích của người dân làm trọng tâm”. Đây cũng là nhận định chung của lãnh đạo các nước thành viên và đối tác, giới chuyên gia và truyền thông quốc tế, cho rằng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, từ công tác chuẩn bị, đến chương trình nghị sự và nỗ lực đưa các hội nghị đến nhất trí nhiều vấn đề quan trọng.
Khi tiếp quản chức Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ đây là cơ hội để Việt Nam đóng góp thực chất và nhiều hơn nữa vào phát triển Cộng đồng ASEAN hài hòa, tự cường, sáng tạo, gắn kết, bản sắc, trách nhiệm và có khả năng thích ứng cao. Nhìn lại một năm ASEAN dưới sự "chèo lái" của Việt Nam, có thể nói chính phương châm tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam khi tham gia ASEAN đã giúp Việt Nam đảm đương thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.
Khi dịch bệnh lan rộng và các nước phải đóng cửa biên giới hồi tháng 3, Việt Nam đã có sáng kiến chủ động chuyển các sự kiện của ASEAN sang hình thức họp trực tuyến ở các cấp khác nhau, giúp khắc phục những trở ngại, tiết kiệm thời gian đồng thời vẫn bảo đảm hoạt động của ASEAN và đem lại những động lực mới. Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleusay Kommasith nhận định bất chấp những thách thức to lớn và phải tổ chức các cuộc họp theo cách thức chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của ASEAN, Việt Nam không chỉ thực hiện hết sức hiệu quả vai trò Chủ tịch ASEAN mà còn hoàn thành mọi mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra. Sự thích ứng một cách chủ động trong chủ đề của ASEAN 2020 đã được hiện thực hóa ở một loạt giải pháp mà Việt Nam đã thúc đẩy. Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleusay Kommasith nhận định nhờ sự lãnh đạo của nước Chủ tịch Việt Nam, ASEAN đã có rất nhiều sáng kiến mà nhiều khu vực khác trên thế giới chưa làm được, như thành lập Quỹ ứng phó với Covid-19 và Kho dự phòng vật tư y tế khu vực; thông qua Khung phục hồi toàn diện ASEAN và Kế hoạch triển khai, và gần đây nhất là Tuyên bố ASEAN về Khung thỏa thuận hành lang đi lại ASEAN. Ngoài ra, ASEAN đã thành lập Trung tâm ASEAN về các tình huống y tế khẩn cấp và bệnh mới nổi (AC-PHEED).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai đánh giá Việt Nam đã thực hiện một công việc đáng khen ngợi trong năm nay trong việc dẫn dắt ASEAN theo chủ đề ASEAN “Gắn kết và chủ động thích ứng”. Ông Don Pramudwinai nhắc lại khi xảy ra dịch Covid-19, nhờ sự lãnh đạo của Việt Nam, ASEAN đã có thể nhanh chóng thành lập Nhóm công tác Hội đồng Điều phối ASEAN về những tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vào tháng 3 để điều phối phản ứng tập thể và toàn diện của ASEAN đối với đại dịch Covid-19, tiếp đó, Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt và Hội nghị cấp cao ASEAN+3 đặc biệt về Covid-19 diễn ra dưới hình thức trực tuyến đã được triệu tập kịp thời vào giữa tháng 4. Những can dự cấp cao này không chỉ thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ của ASEAN và các đối tác bên ngoài để làm việc cùng nhau, mà còn là minh chứng cho sức mạnh tập thể của ASEAN. Đại sứ Myanmar tại ASEAN Aung Myo Myint cũng chia sẻ quan điểm trên khi nhấn mạnh rằng bất chấp các thách thức, dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Việt Nam trong năm nay, ASEAN đã đạt được những tầm cao mới, cho thế giới thấy rõ hơn về sự đoàn kết và khả năng phục hồi của mình với tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng”.
Hiệu quả hoạt động trên cương vị Chủ tịch HĐBA, ủy viên không thường trực HĐBA, và Chủ tịch ASEAN không chỉ ghi thêm một dấu mốc thành công của ngành ngoại giao Việt Nam, mà còn tạo tiền đề để Việt Nam tiếp tục có những đóng góp chủ động, phát huy hơn nữa vai trò "đối tác tin cậy vì hòa bình", khẳng định uy tín và vị thế của mình trên trường quốc tế.
Tin liên quan
Hải quan Việt Nam tích cực thúc đẩy kết nối, hợp tác toàn diện
10:28 | 15/11/2024 Hải quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics