Kết tình biên cương
Mô hình cặp bản kết nghĩa đang phát huy hiệu quả bảo vệ biên giới, lãnh thổ, an ninh trật tự khu vực biên giới. Hơn thế nữa, giúp tình đoàn kết giữa dân cư biên giới hai nước Việt - Lào tăng thêm sự gắn kết. |
Từ tình hữu nghị quốc gia…
Quảng Trị có đường biên giới dài hơn 200km tiếp giáp với 2 tỉnh Savannakhet và Salavan của nước bạn Lào (thuộc địa giới hành chính của 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông). Cư dân biên giới chủ yếu sống bằng nghề nông, phương thức canh tác lạc hậu, phần lớn làm nương rẫy, phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, đời sống vẫn còn nhiều thiếu thốn. Tuyến biên giới cơ bản ổn định, hòa bình, hữu nghị, nhưng vẫn tiềm ẩn của hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, các hoạt động lợi dụng tôn giáo, lợi dụng dân tộc kích động, lôi kéo người dân gây rối an ninh trật tự. Cùng với đó, phát sinh các loại tội phạm ma túy, buôn bán hàng lậu, hàng cấm, đưa đón người qua biên giới trái phép. Mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam thời gian qua càng thêm gắn kết khi UBND tỉnh Quảng Trị giao cho Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nghiên cứu, đề xuất hình thức, biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ biên giới và tăng cường công tác đối ngoại trong tình hình mới. Theo đó, mô hình kết nghĩa bản-bản đối diện hai bên biên giới ra đời.
Từ nhiều năm, chuyện kết nghĩa giữa các cặp bản biên giới Việt-Lào ở Quảng Trị vẫn luôn được coi là một mô hình của tình hữu nghị. Đó là cư dân sinh sống tại các cặp bản đối diện hai bờ biên giới đang cùng nhau đem lại cuộc sống yên bình, củng cố, phát triển mối quan hệ đoàn kết, gắn bó đặc biệt. Thường ngày, họ cùng nhau sinh hoạt bản làng, giúp nhau cùng phát triển kinh tế, rồi dựng vợ gả chồng, giao lưu văn hóa, văn nghệ. Đằng sau những mối quan hệ bền chặt ấy, họ lại “bắt tay” nhau cùng tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc, dấu hiệu vành đai khu vực biên giới, biển báo khu vực biên giới.
Tác giả bài viết đến thăm gia đình Trưởng bản Hồ Văn Hùng |
… đến từng khóm, bản
Vào một ngày cuối năm này, theo chân anh Bùi Đức Cương - cán bộ Hải quan đang công tác tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, chúng tôi có dịp ghé thăm những khóm, bản của đồng bào Vân Kiều sinh sống dọc theo dòng Sê Pôn huyền thoại. Đi đến đâu anh Cương lại hồ hởi kể cho chúng tôi nghe chuyện ăn, chuyện ở của dân bản nơi đó. Với những tập quán sinh sống có sự khác biệt, nhưng trong họ đều thường trực một tình đồng bào, tình hàng xóm láng giềng, rồi tình cảm quan hệ huyết thống vượt qua đường biên giới. Là số ít những đơn vị đóng quân trên địa bàn, cứ mỗi dịp lễ, tết, Công đoàn, Đoàn thanh niên Hải quan cửa khẩu và các chiến sỹ Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo lại phối kết hợp sẻ chia từng cân gạo, manh áo ấm được gom góp thành những suất quà nhỏ dành để ủng hộ, giúp bà con dân bản cải thiện đời sống. Ở vùng biên xa xôi này, đối với mỗi cán bộ Hải quan cửa khẩu Lao Bảo luôn ý thức những khó khăn về nguồn lực hạn chế khi địa bàn quản lý Nhà nước Hải quan được mở rộng. Do vậy khi đời sống dân bản đi lên sẽ đồng nghĩa với tình hình an ninh chính trị, kinh tế được ổn định. Về phía dân bản không những không tham gia tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu, mà còn tố giác, giúp cán bộ Hải quan vạch trần hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng buôn lậu.
Bản Ka Túp, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, Việt Nam, là bản kết nghĩa với bản Ka Túp Mỹ Yên, huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào. Ở nơi biên giới Việt-Lào giữa đôi bờ sông Sê Pôn này, chiếc thuyền nhỏ được ví như như sợi dây giao lưu văn hóa hai nước. Đi qua cổng chào dẫn vào bản, chúng tôi đã cảm nhận vẻ yên bình qua tiếng cười đùa của đám trẻ nhỏ. Ngay bên đường dân bản trao đổi cho nhau những vật phẩm nông sản mới thu hoạch. Không phải mất quá nhiều thời gian, chúng tôi tìm được đến nhà Trưởng bản Ka Túp. Tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn rộng chừng hơn 30 m2, phòng khách được đặt ở vị trí cao nhất, cũng vừa là nơi tích trữ lúa gạo, vừa là nơi sinh hoạt của đại gia đình, anh Hồ Văn Hùng chia sẻ: Cả bản Ka Túp chỉ có vỏn vẹn 80 hộ gia đình, 100% là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Mối quan hệ huyết thống của cư dân hai bản kết nghĩa đã được lưu truyền đời này qua đời khác. Con thuyền nhỏ do người bên bản Ka Túp phụ trách, giúp thông thương giữa hai bờ biên giới dễ dàng hơn. Điều đáng nói, thuyền phục vụ bà con qua lại sông không phải mất phí. Bà con bên Ka Túp Mỹ Yên ngày nào cũng sang sông qua đây trao đổi, mua bán hàng hóa, nhu yếu phẩm sinh hoạt. Cư dân hai bên qua lại cứ như người trong cùng một bản vậy, có vấn đề gì đột xuất thì cùng nhau ngồi lại họp bàn, tìm cách giải quyết. Cách đây không lâu, công trình Trạm y tế đã được Bộ đội Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo xây tặng dân cư bản Ka Túp Mỹ Yên đã được khánh thành đưa vào sử dụng. Toàn bộ từ nguyên vật liệu đến nhân công xây dựng đều được đưa từ Việt Nam sang. Được lực lượng Biên phòng ủng hộ, nhiều năm nay dân bản hai bờ biên giới có cơ hội gặp gỡ, giúp đỡ nhau làm ăn nhiều hơn. Đây là niềm vui chung không chỉ đối với dân cặp bản Ka Túp.
Nụ cười thơ ngây của những em nhỏ |
Thuyền qua sông Sê Pôn, đặt chân sang đất Ka Túp Mỹ Yên mà vẫn cứ ngỡ đang đứng trên đất Việt. Trước kia, dân trong bản chỉ trồng lúa, thu nhập rất thấp vì điều kiện khí hậu, đất đai lại thiếu nước tưới. Những năm gần đây, bà con cặp 2 bản cùng nhau kết hợp người góp cây giống, người góp đất canh tác làm giàu nhờ trồng chuối đời sống bà con khấm khá lên trông thấy. Đồng bào vui lắm, có việc để làm, lại thêm thu nhập, con em được đến trường.
Mô hình cặp bản kết nghĩa ở vùng biên Quảng Trị như một điển hình có thể nhân rộng ra khắp các tỉnh trên tuyến biên giới đất liền.
Tin liên quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều nét mới tại Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025
12:22 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
14:36 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây
10:10 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
Jaecoo J7 PHEV: Công nghệ hybrid tiên tiến và hiệu suất vượt trội
Dấu ấn Hải quan Quảng Trị: 35 năm xây dựng và trưởng thành
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics