Kê khai tài sản- cần sự giám sát khách quan, minh bạch
Cán bộ phải kê khai xong tài sản theo quy định mới trước 31/3 | |
Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực bị xử lý nặng | |
Quy trình nhân sự cấp cao: Bài bản, chặt chẽ, minh bạch |
TS. Nguyễn Văn Đáng, nhà nghiên cứu Quản trị công và Chính sách, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. |
Năm 2021 thực hiện quy định mới, số lượng tham gia đợt kê khai tài sản lớn hơn so với thường lệ các năm trước. Vậy làm sao để việc kê khai đi vào thực chất, tránh hình thức, thưa ông?
Đúng là việc kê khai tài sản đã được thực hiện từ lâu, đặc biệt với cán bộ lãnh đạo và quản lý. Tuy nhiên, đợt kê khai lần này mở rộng đối tượng kê khai như: Tất cả cán bộ công chức, sĩ quan công an, quân đội, viên chức và những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Ngoài ra, có nhiều điểm mới gây chú ý như: mở rộng hơn các đối tượng phải kê khai, bổ sung các loại thu nhập và tài sản phải kê khai, và những khoản thu nhập biến động từ 300 triệu đồng mỗi năm cũng phải kê khai.
Đặc biệt, bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai sẽ được công khai tại nơi người đó thường xuyên làm việc. Với những người dự kiến được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, bản kê khai được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm. Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cũng được công khai theo quy định của pháp luật bầu cử. Những người kê khai không trung thực có thể bị buộc thôi việc; còn người đứng đầu cơ quan để xảy ra tham nhũng cũng sẽ phải chịu trách nhiệm. Có thể thấy, đây là những bước đi tiếp theo thể hiện quyết tâm và nỗ lực của Đảng và nhà nước ta trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ công chức, hướng tới xây dựng một hệ thống công quyền liêm chính.
Tuy nhiên, nhìn lại công tác kê khai tài sản thời gian qua đã có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, việc này hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác của người khai. Có nghĩa là, với những khoản thu nhập và tài sản bất chính, người ta vẫn có thể chủ động đối phó từ sớm với các quy định kê khai.
Thứ hai, quy định kê khai chỉ giúp cơ quan chức năng kiểm soát được phần “ngọn”, tức là những gì người ta muốn kê khai. Còn nguồn gốc tài sản và hành vi giao dịch bất chính thì người ta vẫn có thể tìm được cách để che giấu.
Do đó, mặc dù là việc cần thiết nhưng kê khai tài sản cho thấy thế bị động của cơ quan chức năng trong việc phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong khu vực công. Đây chính là một trong những căn nguyên của tính hình thức trong công tác kê khai tài sản của chúng ta.
Theo quy địnhcủa Chính phủ tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP sẽ hình thành 8 đầu mối kiểm soát tài sản, thu nhập, theo ông quy định này có ngăn chặn được tình trạng kê khai thiếu trung thực, thậm chí tẩu tán tài sản?
Theo tôi, nguy cơ thiếu trung thực sẽ chỉ được giảm thiểu nếu chúng ta trả lời được ba câu hỏi: kiểm soát cái gì? kiểm soát như thế nào? và kiểm soát bằng phương tiện nào? Có nghĩa là, cơ chế và phương tiện kiểm soát. Và để có được khu vực công liêm chính, chúng ta phải hướng đến kiểm soát cả hành vi chứ không chỉ kết quả của hành vi như hiện nay.
Do vậy công tác giám sát sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta tập trung vào giám sát các hành vi – tức là các giao dịch tài chính hoặc tài sản vật chất (nhà cửa, đất đai, xe cộ, hay đồ dùng đắt tiền…), chứ không chỉ bản thân số tiền trong tủ, số dư trong ngân hàng, hay hiện vật có thể quan sát được. Việc giám sát hành vi sẽ gia tăng khả năng ngăn chặn được những giao dịch bất chính. Có nghĩa là, để có thể giao dịch được, cá nhân phải chứng minh được nguồn thu nhập và tài sản đó là hợp pháp. Khi không chứng minh được sự hợp pháp của nguồn thu nhập và tài sản thì cá nhân sẽ không thể thực hiện được giao dịch (mua, bán, trao tặng…). Đồng thời, những chủ thể chấp nhận các giao dịch tài chính và tài sản bất minh cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng của họ.
Vậy chúng ta phải xây dựng cơ chế và công cụ kiểm soát như thế nào? Đặc biệt tạo cơ chế để phát huy vai trò giám sát từ quần chúng nhân dân, cơ quan báo chí, thưa ông?
Cơ chế tức là chúng ta sẽ tiến hành kiểm soát như thế nào? Theo đó, cơ chế kiểm soát càng khách quan thì càng có hiệu quả. Bởi lẽ, cơ chế khách quan sẽ giảm thiểu sự can thiệp của yếu tố chủ quan của người thực thi và đơn vị thực thi đến việc ra các quyết định kiểm soát. Điều này có nghĩa, chúng ta cần tính đến vai trò của các tổ chức tài chính cũng như các đơn vị quản lý giao dịch tài sản trong việc kiểm soát các giao dịch. Tức là việc kiểm soát thu nhập và tài sản sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta tạo được hành lang pháp lý để các đơn vị ngoài chính quyền không chỉ cùng tham gia hoạt động này mà còn phải chịu trách nhiệm nếu họ liên đới đến các giao dịch tài chính và tài sản bất chính.
Mặt khác cần tính đến các phương tiện tài chính trong việc khen thưởng những người dám tố giác các nguồn thu nhập và tài sản bất chính. Các phương tiện thông tin và truyền thông cũng phải đa dạng hơn để người dân và tổ chức có thể dễ dàng và an toàn trong việc cung cấp thông tin liên quan đến các nguồn thu nhập và tài sản khả nghi.
Tuy nhiên với giám sát quyền lực, giám sát thu nhập và tài sản phức tạp hơn vì liên quan đến những quyền riêng tư và bí mật thông tin cá nhân. Với người dân thì chúng ta chỉ có thể tạo các điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin với các tài sản khả nghi. Cá nhân tôi đề cao hơn vai trò của báo chí trong việc phản ánh những dấu hiệu về thu nhập và tài sản bất minh. Điều này lại đòi hỏi những quy định cụ thể để các nhà báo có thể phát huy vai trò của mình.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
15:29 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 21 tấn dừa tươi đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái
19:32 | 25/10/2024 Hải quan
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK