Kế hoạch làm mới ĐT Việt Nam và thử thách chưa từng có trong lịch sử
Vô địch AFF Cup hai lần liên tiếp, xác lập một kỷ nguyên thống trị tuyệt đối ở khu vực Đông Nam Á.
Lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup khu vực châu Á, tiến bước từ ao làng ra biển lớn.
Cả hai điều nói trên, ĐT Việt Nam đều chưa từng làm được. Hai năm thành công vừa qua vẫn rất ngắn ngủi so với bề dày “truyền thống” của những thất bại cay đắng mà bóng đá Việt Nam từng nếm trải.
Cuối năm nay, ĐT Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội làm nên lịch sử. Bảo vệ chức vô địch AFF Cup. Giành vé đi tiếp ở vòng loại World Cup. Và bồi đắp văn hóa chiến thắng cho một nền bóng đá.
Để hướng tới mục tiêu “chưa từng có” ấy, HLV Park Hang Seo và VFF đều đã nói về kế hoạch làm mới ĐT Việt Nam. Nhưng giới truyền thông nhìn chung tỏ ra khá quan ngại vì lịch thi đấu dày đặc, nỗi lo chấn thương, ảnh hưởng từ dịch Covid-19…
Vậy chúng ta có những lý do nào để tin tưởng ĐT Việt Nam sẽ đi đúng hướng trong năm 2020 cực kỳ khó lường?
Dữ liệu và kinh nghiệm:Hai trợ thủ vô hình của ông Park
Trước khi tham dự Asiad 2018, HLV Park Hang Seo đã nói về việc thành lập ngân hàng thông tin cho bóng đá Việt Nam. Kể từ đó đến nay, các cấp độ đội tuyển liên tục ghi nhận chỉ số chuyên môn về các cầu thủ, đều đặn và bài bản.
ĐT Việt Nam có công cụ để thu thập dữ liệu, ví dụ như những bộ đồ OptimEye X4. Ông Park có đội ngũ trợ lý để cùng phân tích, sử dụng số liệu cũng như bao quát các trận đấu để nắm tình hình cầu thủ ở CLB.
Việc nắm vững thông tin về các cầu thủ giúp ông Park giải đáp gọn gàng các chất vấn của giới truyền thông xoay quanh danh sách ĐT Việt Nam. Điển hình là trường hợp Trọng Hoàng phải nghỉ hết lượt đi V-League 2019 vì gia nhập Viettel khi đã hết hạn đăng ký nhưng vẫn được gọi lên tuyển dự King’s Cup.
HLV Park Hang Seo khẳng định rằng phong độ và thể lực của Trọng Hoàng vẫn đảm bảo. Thậm chí ông còn phản pháo bằng tuyên bố: “Vấn đề của bản danh sách ĐT Việt Nam là gì, có ai chỉ ra cho tôi được không? Tôi đảm bảo nếu cho mọi người lựa chọn thì danh sách mỗi người một kiểu khác nhau hết”.
Vào giải, Trọng Hoàng đối đầu sòng phẳng với Theerathon Bunmathan, ĐT Việt Nam thắng người Thái 1-0 ngay trên đất Thái. Park Hang Seo 1-0 Giới truyền thông.
Trường hợp của Trọng Hoàng ở King’s Cup là cơ sở để dự đoán HLV Park sẽ biết cách nhìn người, dùng người cho phù hợp dù các giải đấu bóng đá bị gián đoạn vì dịch Covid-19.
Nhìn lại năm 2019, HLV Park Hang Seo cùng các cộng sự đã giải quyết một lịch trình phức tạp để kết thúc năm 2019 bằng việc ĐT Việt Nam đứng đầu bảng G vòng loại World Cup 2022, còn U22 Việt Nam giành HCV SEA Games.
Trong quá trình ấy, U22 Việt Nam là một tập thể biến đổi không ngừng. Xây dựng thế hệ mới ở vòng loại U23 châu Á, thử nghiệm đội hình qua các trận giao hữu, ráp đội U22+2 đá SEA Games, trở thành U23 Việt Nam dự VCK U23 châu Á.
Cũng đừng quên, ĐT Việt Nam đã vô địch AFF Cup 2018 như thế nào rồi vào đến tứ kết Asian Cup 2019 ra sao, dù hai giải đấu diễn ra ngay sát nhau. Và suốt hai năm qua, các tuyển thủ đã chinh chiến liên miên mà hiếm khi được nghỉ.
Khó lòng phủ nhận, sự thiện chiến là điểm nổi bật của thầy trò HLV Park Hang Seo ở thời điểm này. Sự thiện chiến không chỉ trên sân cỏ, mà còn trong tư duy lập kế hoạch, kinh nghiệm phát triển đội bóng cũng như năng lực ứng phó trước những biến động.
Thầy Park làm mới đội tuyển, các cầu thủ có làm mới bản thân?
Việc duy trì thể lực, giữ gìn phong độ và tránh chấn thương là thử thách với mọi cầu thủ lúc này. Tuy nhiên, việc phải tạm xa sân cỏ vì dịch Covid-19 giống như nấc thang phân định ý thức chuyên nghiệp và hiểu biết nghề nghiệp của giới cầu thủ.
Quang Hải và những người hùng Thường Châu sẽ tận dụng thời gian này để hồi phục thể trạng ra sao? Chúng ta vẫn mong những cầu thủ yêu quý của mình có một quãng nghỉ vì họ đã “cày ải” liên tục suốt 2 năm qua đấy thôi.
Đình Trọng, Xuân Trường hay Thanh Thịnh sẽ nỗ lực cho ngày tái xuất sau chấn thương như thế nào? Thế giới bóng đá đang ngừng quay và mùa giải sẽ lâu hơn dự tính.
Các cầu thủ chưa được lên tuyển liệu có tìm ra hướng đi cho bước đột phá trong sự nghiệp? Biết đâu bóng đá Việt Nam sẽ được chứng kiến những nhân tố mới, bứt lên nhờ sử dụng thời gian ở nhà tránh dịch hiệu quả hơn các đồng nghiệp.
Bác sĩ Choi Ju Young thường khuyên các cầu thủ gặp chấn thương hãy làm những gì mình thích, thử những điều mới mẻ mà khi bận thi đấu khó lòng thực hiện. Tương tự, quãng nghỉ bất đắc dĩ vì dịch Covid-19 cũng là lúc thích hợp để các cầu thủ phát triển bản thân trên nhiều góc độ.
Bình thường, những khía cạnh trong đời sống hàng ngày có liên hệ rất gần gũi với phong cách thi đấu của các VĐV nói chung và các cầu thủ nói riêng. Ở ĐT Việt Nam, hãy lấy cặp tiền vệ Tuấn Anh – Hùng Dũng làm ví dụ.
Tuấn Anh thích đọc sách, thiền và tập yoga. Bạn có thể thấy cảnh Tuấn Anh ngồi đọc sách trong lúc các đồng đội chơi PlayStation qua clip hậu trường của HAGL. Trên sân, Tuấn Anh nổi bật giữa đám đông bằng sự mềm mại và tinh tế.
Hùng Dũng từng nhiều lần lên truyền hình để chia sẻ về những phương pháp tập luyện chuyên sâu, hiện đại. Cầu thủ sinh năm 1993 sở hữu kiến thức đáng nể về khoa học thể thao và chế độ dinh dưỡng. Trên sân, Hùng Dũng thành danh nhờ sự ổn định và lối chơi toàn diện.
Trong mùa dịch Covid-19, cách ứng xử với thời gian nghỉ sẽ quyết định việc các cầu thủ trở lại với sân cỏ như thế nào khi khủng hoảng qua đi. Tư duy thích ứng khi nghỉ dịch hứa hẹn sẽ có sự liên hệ với tư duy thích ứng của các cầu thủ trước cuộc đổi mới chiến thuật ở ĐT Việt Nam.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến bóng đá: Trong nguy có cơ?
Gạt sang một bên những bàn tán về chuyện ao làng, sự cạnh tranh giữa các nền bóng đá ở khu vực Đông Nam Á mang dấu ấn đậm nét của “cuộc chiến mô hình”. Hãy nhìn vào 3 người hàng xóm của ĐT Việt Nam ở bảng G vòng loại World Cup 2022.
Thái Lan tìm kiếm lợi thế cạnh tranh từ bóng đá Nhật Bản với HLV Akira Nishino và những trụ cột đang thi đấu tại J-League như Chanathip Songkrasin, Theerathon Bunmathan hay Teerasil Dangda.
Malaysia dựa vào nội lực với HLV Tan Cheng Hoe và những cầu thủ đang thi đấu ở Malaysia Super League, nòng cốt đến từ đội ĐKVĐ Johor Darul Ta'zim. Họ tìm kiếm đột phá từ việc nhập tịch những Mohamadou Sumareh (gốc Gambia), Liridon Krasniqi (gốc Kosovo) hay Guiherme De Paula (gốc Brazil).
Indonesia có chính sách lâu năm về việc nhập tịch cầu thủ, gọi về những tài năng gốc Indonesia ở nước ngoài. Tuy nhiên, Indonesia lại đang khủng hoảng khi ĐTQG và giải VĐQG không nhìn về một hướng. Họ tìm đến HLV Shin Tae Yong như cứu cánh.
Trong khi đó, ĐT Việt Nam đang tận hưởng thành quả nhờ sự đầu tư cho công tác đào tạo trẻ từ thập kỷ trước. Chúng ta có HLV Park Hang Seo và ekip Hàn Quốc để cực đại hóa sức mạnh.
Ngoài ra, phải thẳng thắn nhìn nhận, 2 năm nay ĐT Việt Nam “vô đối” ở khu vực Đông Nam Á không chỉ vì sơ đồ 3-4-3 mà còn nhờ sự đồng điệu giữa HLV Park Hang Seo và VFF trong công tác quản trị. Các đối thủ không chỉ thua ĐT Việt Nam trên sân mà còn ở ngoài sân.
Trong cuốn sách của giáo sư Jang Won Jae, ông Park từng bày tỏ sự cảm kích khi VFF và hãng hàng không sắp xếp chuyến bay thẳng từ Hà Nội tới Bacolod, qua đó góp phần giúp ĐT Việt Nam giành chiến thắng trước Philippines ở bán kết AFF Cup 2018.
Cách đây 2 năm, ĐT Philippines phải trải qua hành trình bay nối chuyến đầy mệt mỏi khi tới làm khách ở Mỹ Đình. HLV Eriksson cũng chỉ có 18 cầu thủ trong tay để đối đầu với ĐT Việt Nam do hàng loạt trụ cột, tiêu biểu là thủ môn Premier League - Neil Etheridge phải trở về phục vụ CLB chủ quản.
Ở SEA Games 2019, thầy trò HLV Park Hang Seo trội hơn hẳn các đối thủ trong việc sinh hoạt, di chuyển, tập luyện. U22 Việt Nam không bị vướng vào những rắc rối về chuyện kẹt xe hay khách sạn như kình địch Thái Lan.
Tại vòng loại World Cup 2022, VFF và VPF liên tục điều chỉnh lịch thi đấu trong nước để tạo điều kiện cho ĐT Việt Nam có sự chuẩn bị thuận lợi cho các trận đấu. Thành quả là ngôi đầu bảng G và thành tích bất bại sau 5 lượt trận.
Năm 2020, dịch Covid-19 không chỉ gây ảnh hưởng tới bóng đá Việt Nam mà còn làm gián đoạn hoạt động bóng đá ở khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại, khả năng quản trị và chiến lược ứng phó trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 có thể nới rộng cách biệt trong “cuộc chiến mô hình” mà các nền bóng đá Đông Nam Á đang theo đuổi.
Ai sẽ là giải quyết các vấn đề bóng đá trong nước khôn ngoan nhất? Ai sẽ xếp lịch giải VĐQG thông minh nhất? Ai sẽ lên kế hoạch hoạt động hiệu quả nhất cho ĐTQG?
Không thể nói trước điều gì trong bóng đá. Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Nhưng trong khó khăn luôn có cơ hội.
Tại sao chúng ta không thể đặt tham vọng, bóng đá Việt Nam sẽ giải quyết khủng hoảng tốt hơn các đối thủ? Qua đó hướng tới chiến thắng ở cả 2 mục tiêu: Vòng loại World Cup 2022 và AFF Cup 2020.
Tin liên quan
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính mở cao điểm chống buôn lậu dịp Tết Ất Tỵ 2025
15:59 | 04/12/2024 An ninh XNK
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hải quan Quảng Ninh sớm hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
14:58 | 09/09/2024 Hải quan
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics