Kế hoạch của NHNN: Hỗ trợ lãi suất 2% trong 2 năm, tăng vốn cho nhóm Big4
Doanh nghiệp kỳ vọng lãi suất cho vay giảm nhờ gói hỗ trợ | |
Lãi suất ít biến động, nhưng chu kỳ “tiền rẻ” đã kết thúc | |
Lạc quan với tăng trưởng của ngành ngân hàng |
Các ngân hàng quốc doanh đều có nhu cầu tăng vốn lớn. Ảnh: Agribank |
Phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5-1%
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng nhằm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
Bản kế hoạch đã chỉ ra nhiều các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, trong đó sẽ triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong hai năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
NHNN đặt nhiệm vụ điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát. Chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp, kiểm soát tín dụng ngoại tệ phù hợp… |
NHNN cho biết sẽ chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn. Đồng thời, NHNN sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất trên cơ sở Nghị định hướng dẫn được Chính phủ ban hành.
Trước đó, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, Nghị định và Thông tư đang được xây dựng và lấy ý kiến theo nguyên tắc quy định hoạt động tín dụng và từ kinh nghiệm triển khai gói hỗ trợ năm 2009. NHNN sẽ sớm hoàn thiện Dự thảo, tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định.
Cùng với việc chính sách hỗ trợ trên, NHNN cũng đề ra nhiệm vụ điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5-1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.
Cấp thiết tăng vốn cho nhóm Big4
Cùng với điều hành chính sách tiền tệ, với các ngân hàng, NHNN cũng đặt trọng tâm đến việc tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là: Vietcombank, BIDV, VietinBank và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Theo đó, NHNN sẽ chỉ đạo các ngân hàng xây dựng phương án phân phối lợi nhuận và tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 đối với nhóm ngân hàng có vốn nhà nước và phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank.
NHNN sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội phương án tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước trong quý 1/2022.
Kiến nghị tăng vốn cho các ngân hàng quốc doanh đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, bởi nếu không tăng vốn, nguồn lực của các ngân hàng này sẽ khó đáp ứng vai trò, nhiệm vụ cung ứng vốn cho nền kinh tế. Lý giải về tính cấp thiết của việc tăng vốn, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho hay, mặc dù đã được chấp thuận chia cổ tức 25,77% để tăng vốn song hệ số an toàn vốn (CAR) của BIDV vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh dư nợ cho vay, cơ cấu nợ hỗ trợ khách hàng và yêu cầu thực hiện Basel II, Basel III khiến áp lực với hệ số CAR ngày càng tăng.
Cùng chung “hoàn cảnh”, lãnh đạo Agribank cũng nhận định, hoạt động ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2022, nhất là chất lượng tín dụng. Vì thế, Chính phủ xem xét việc để lại lợi nhuận năm 2021 đồng thời dành ngân sách để tăng vốn cho Agribank trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa sẽ tăng giá trị vốn Nhà nước khi cổ phần hóa.
Cùng với nhiệm vụ trên, NHNN cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát tình hình tuân thủ tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn của các TCTD theo lộ trình đã quy định. Mặt khác, NHNN sẽ tái cấp vốn đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu.
Theo số liệu của NHNN, tỷ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) tăng mạnh từ mức 5,1% vào cuối năm 2020 lên 7,31% vào cuối năm 2021. Vì thế, nhiều chuyên gia và chính NHNN cũng đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về rủi ro nợ xấu gia tăng, trước bối cảnh tình hình kinh tế còn chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh và những căng thẳng địa chính trị thế giới.
Tin liên quan
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics