IHS Markit: Tình trạng thiếu lao động đe dọa quá trình phục hồi ngành sản xuất Việt Nam
PMI có sự cải thiện nhưng triển vọng ngắn hạn vẫn chịu áp lực từ Covid-19 |
Ngày 1/12, IHS Markit công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam nhích nhẹ lên 52,2 điểm trong tháng 11 so với 52,1 điểm trong tháng 10, cho thấy các điều kiện kinh doanh cải thiện tháng thứ hai liên tiếp sau thời kỳ giảm do làn sóng đại dịch Covid-19 trước đó.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ hai liên tiếp khi các hạn chế do đại dịch trong những tháng gần đây đã thúc đẩy nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất. Tốc độ tăng đạt mức nhanh và mạnh nhất kể từ tháng 4. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tiếp tục tăng, nhưng mức tăng chỉ khiêm tốn khi Covid-19 tiếp tục kìm hãm thương mại quốc tế.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng và mức độ hạn chế do dịch bệnh giảm đi so với thời gian trước trong năm giúp các nhà sản xuất có thể tiếp tục tăng sản lượng trong tháng 11. Trong khi tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng mới nhanh hơn, sản lượng lại không được như vậy khi hầu như chỉ tăng với tốc độ tương đương như tháng 10. Một số công ty cho biết tình trạng thiếu hụt lao động đã làm hạn chế sản xuất.
Một số người trả lời khảo sát cho biết công nhân đã lo lắng về đại dịch và ngần ngại không muốn trở lại làm việc, khiến các nhà sản xuất khó tăng được lực lượng lao động để đáp ứng khối lượng công việc tăng. Kết quả là, lượng công việc tồn đọng đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp.
Những lo lắng về đại dịch cũng làm ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà sản xuất khi tâm lý kinh doanh đã giảm so với tháng 10. Tuy nhiên, các công ty vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới khi có những hy vọng rằng tình trạng sức khỏe cộng đồng sẽ cải thiện.
Giá dầu và chi phí vận tải tăng, cộng với tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, đã góp phần làm giá cả đầu vào tiếp tục tăng trong tháng 11 với tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2011. Giá cả đầu ra cũng tăng nhanh hơn nhiều so với tháng 10 khi các công ty chuyển giao gánh nặng chi phí sang cho khách hàng.
Dữ liệu chỉ số cũng phản ánh những khó khăn trong việc mua hàng hóa đầu vào, cho thấy thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài đáng kể. Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, sự suy giảm năng lực của khâu chuyển hàng và những khó khăn trong hoạt động vận tải do đại dịch Covid-19 đã góp phần làm kéo dài thời gian giao hàng. Tuy nhiên, lần suy giảm hoạt động này là nhẹ nhất trong 6 tháng qua.
Tin liên quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics