Hứng 100 nghìn m3 nước thải mỗi ngày, loạt sông lớn ô nhiễm nặng
Hình ảnh ô nhiễm nghiêm trọng tại lưu vực sông Nhuệ-Đáy. Ảnh: Internet |
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội vừa gửi đến các đại biểu Quốc hội báo cáo kết quả giám sát an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập.
Báo cáo nêu rõ, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước mặt tại khu vực đầu nguồn tương đối tốt, chỉ một số ít khu vực tập trung khai thác khoáng sản có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ.
Số liệu quan trắc về chất lượng nước của 7 lưu vực sông lớn (sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Hồng - Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Đồng Nai và sông Mê Kông); 3 lưu vực sông liên tỉnh (Hương, Trà Khúc, Kone - Hà Thanh) và 2 lưu vực sông thuộc sông Cầu và sông Nhuệ - Đáy cho thấy, các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Mã, sông Vu Gia - Thu Bồn và Mê Kông có chất lượng nước khá tốt, nhiều đoạn được sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Tuy nhiên, một số lưu vực sông vẫn bị ô nhiễm khá nghiêm trọng. Nhiều đoạn sông chất lượng nước ở mức kém và rất kém, điển hình là lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
Đáng chú ý, một số sông suối biên giới chảy vào lãnh thổ Việt Nam cũng đang có dấu hiệu ô nhiễm gia tăng. Những năm gần đây, ô nhiễm nguồn nước đã và đang làm giảm hiệu suất phục vụ của công trình thủy lợi, khiến cho nguồn nước trong công trình không thể tái sử dụng.
Về nước ngầm, báo cáo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nêu rõ, từ năm 1990 trở lại đây, nguồn nước ngầm đang bị suy thoái cả về chất lượng và số lượng.
Việc khai thác quá mức, tập trung ở một số khu vực như TP Hà Nội và TPHCM làm cho mực nước ngầm hạ thấp, tăng nguy cơ nhiễm mặn. Việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp một thời gian dài cũng khiến ô nhiễm nguồn nước ngầm ngày càng trầm trọng.
Tại một số tỉnh, thành phố mà Đoàn công tác đến khảo sát, nguồn nước ngầm đang có nguy cơ ô nhiễm gia tăng do chất thải từ các khu công nghiệp, từ nước thải sinh hoạt chưa xử lý.
Có hàng loạt yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, gây ô nhiễm nguồn nước được chỉ ra.
Điển hình là áp lực từ việc gia tăng dân số làm cho lượng chất thải sinh hoạt ngày càng tăng, gây nhiều áp lực trong duy trì chất lượng nước. Tại các thành phố lớn, lượng nước ngầm khai thác quá mức, việc kiểm soát hoạt động xả thải của chất thải sinh hoạt chưa chặt chẽ làm cho nguồn nước tại một số sông chảy qua đô thị ô nhiễm nghiêm trọng như: sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Thị Nghè...
Mực nước ngầm cũng có dấu hiệu hạ thấp; nồng độ chất ô nhiễm, sụt lún đất xảy ra với tần suất cao hơn.
Bên cạnh đó, vấn đề nổi cộm được đề cập tới là áp lực phát triển kinh tế-xã hội gia tăng các hoạt động sử dụng nước, xả thải của con người vào nguồn nước, trong khi năng lực bảo vệ môi trường còn hạn chế.
Hoạt động hệ thống xử lý chất thải, nước thải còn nhiều bất cập; thiết bị, hạ tầng xử lý chất thải còn thiếu và lạc hậu nên việc xử lý nguồn nước thải đang là vấn đề khó khăn, có nguy cơ cao ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước khi chất thải sau xử lý không đảm bảo.
"Hiện nước thải sinh hoạt tại các đô thị loại IV mới được xử lý đạt tiêu chuẩn là 12,5%, số còn lại đều xả thẳng ra nguồn nước. Khu vực nội thành TP Hà Nội mỗi ngày xả 500 nghìn m3 nước, trong đó có 100 nghìn m3 nước thải ra từ cơ sở công nghiệp, dịch vụ, bệnh viện... Nguồn nước này chảy qua sông Nhuệ. Qua khảo sát, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch đang ô nhiễm nặng", báo cáo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội dẫn chứng.
Để bảo vệ chất lượng nước, các tỉnh, thành phố đã tăng cường kiểm soát các hoạt động xả thải vào nguồn nước; quản lý chặt chẽ việc cấp phép khai thác nước ngầm... Tuy nhiên, thực tế cho thấy các vi phạm về xả thải, việc xâm lấn hành lang bảo vệ nguồn nước, vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi vẫn diễn ra phổ biến ở một số địa phương do chưa rõ mốc giới trên thực địa...
Đối với nước mặt: do là hạ nguồn của 5 hệ thống sông lớn nên hàng năm các sông suối nước ta nhận được một lượng lớn nước từ các sông suối xuyên biên giới chuyển về khoảng hơn 500 tỷ m3, trong đó vùng ĐBSCL có lượng nước chuyển vào lớn nhất (khoảng 450 tỷ m3); vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 52 tỷ m3 và các hệ thống sông còn lại khoảng gần 12 tỷ m3. Đồng thời, Việt Nam cũng là đầu nguồn của 3 hệ thống sông lớn nên lượng nước chuyển qua biên giới các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia mỗi năm khoảng 42 tỷ m3. Đối với nước ngầm: nguồn nước ngầm của nước ta khá dồi dào với tổng trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 61,2 triệu m3/ngày đêm, tương đương khoảng 5,7% tổng lượng nước mặt. Hiện tại, việc khai thác nước ngầm mới ở mức 11 triệu m3/ngày/đêm (chiếm khoảng 17%). |
Tin liên quan
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
10:39 | 13/11/2024 An ninh XNK
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
Thu giữ hơn 10.000 đôi tất có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại Hà Nội
14:32 | 11/11/2024 An ninh XNK
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics