Hợp lực 3 bên cho phát triển bền vững
Văn hoá doanh nghiệp “soi đường” cho phát triển bền vững Tài chính xanh cho các khu công nghiệp phát triển bền vững Kinh doanh có trách nhiệm thông qua các giải pháp dựa vào tự nhiên |
Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Adelaide (Australia) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. |
Phát triển bền vững là một xu hướng tất yếu mà mọi khu vực, quốc gia và tổ chức muốn hướng tới. Phát triển bền vững mang lại sự hài hòa cân đối giữa kinh tế, xã hội và môi trường và lợi ích cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.
Theo các chuyên gia, phát triển bền vững là nền tảng để thúc đẩy các mục tiêu, các cách tiếp cận, các chính sách và các giải pháp tạo ra sự hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và hiệu năng của thể chế.
Tại Hội thảo khoa học: Phát triển tương lai bền vững do Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Đại học Adelaide (Australia) tổ chức vào ngày 15/8/2024, của GS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, các quốc gia đã phát triển như Australia hay đang phát triển như Việt Nam đều hướng tới sự phát triển bền vững. Mặc trình độ phát triển khác nhau nhưng vẫn có thể chia sẻ nhiều bài học từ những thể chế, chính sách tới các công cụ cụ thể để đạt được phát triển bền vững.
Trong đó, theo GS. Kannan Govindan, Giám đốc Trung tâm Bền vững và hoạt động chuỗi cung ứng (Viện Bền vững, Năng lượng và Tài nguyên - Đại học Adelaide) cho rằng, biến đổi khí hậu và các vấn đề về rủi ro môi trường đang gây nhiều thách thức cho quản lý chuỗi cung ứng. Vì thế, điều này cần sự vào cuộc của 3 bên là: Chính phủ - doanh nghiệp – xã hội.
Cụ thể, các doanh nghiệp cần hướng đến nâng cao khả năng thực hiện trách nhiệm xã hội, phát triển các quan hệ đối tác công – tư để thêm nguồn lực phát triển. Về phía cơ quan quản lý thì cần tạo cơ chế giúp doanh nghiệp phát triển bền vững bằng các chính sách mang lại lợi ích “win – win” cho các bên. Cộng đồng xã hội cũng cần hành động theo trách nhiệm, với vai trò giám sát những hoạt động mà doanh nghiệp và các cơ quan quản lý đang thực hiện.
Đồng thời, GS. Kannan Govindan cũng khuyến nghị, phát triển chuỗi cung ứng bền vững cần tập trung vào 4 trụ cột là tìm nguồn cung ứng, sản xuất, logistics và tính tuần hoàn để giảm thiểu tác động đến môi trường. Thậm chí, vị chuyên gia này còn nhấn mạnh, củng cố được 4 trụ cột này sẽ giảm hơn 95% tác động đến môi trường.
Ngoài ra, theo các chuyên gia quốc tế, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển bền vững nhờ nguồn nhân lực dồi dào, nhận thức của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, khả năng hấp thụ các công nghệ mới nổi… cùng với đó là những nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu Net Zero, triển khai thị trường tín chỉ carbon…
Tuy nhiên, để thực sự đáp ứng được các yêu cầu về chuyển đổi xanh thì nền kinh tế phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới từ các ngành mới nổi, phát triển đồng bộ hạ tầng…
Theo GS. Phạm Hồng Chương, việc thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững cần có sự phối hợp đa ngành, đa quốc gia, đặc biệt là cần tăng cường hợp tác trong đào tạo nhân lực chất lượng cao. Vì thế, trong khuôn khổ chương trình, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Adelaide (Australia) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và các chương trình đào tạo.
Tin liên quan
Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20
09:30 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics