Hơn 10.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP trên nền tảng TikTok Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP từ du lịch nông nghiệp Kết nối sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền với thị trường TPHCM và xuất khẩu |
Các diễn giả tham gia hội nghị. |
Lợi thế địa phương được khai thác
Tại hội nghị “Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP”, do Bộ Công Thương tổ chức ngày 5/12, các đại biểu đã chia sẻ thực tiễn và những vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); thảo luận các giải pháp về chính sách, hỗ trợ kết nối tiêu thụ, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP.
Theo Bộ Công Thương qua hơn 5 năm thực hiện, đến nay cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đã có 10.322 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 67,3% sản phẩm 3 sao, 31,2% sản phẩm 4 sao, 0,8% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao.
Bên cạnh đó, đã có 5.361 chủ thể OCOP, trong đó có 38,1% là hợp tác xã, 24,2% là doanh nghiệp, 34,9% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.
Các địa phương đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản phẩm OCOP, điển hình như: vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 31,36% tổng sản phẩm OCOP cả nước; vùng miền núi phía Bắc chiếm 19,8% và vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 18,4%.
Phát biểu tại hội nghị, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: Bộ Công Thương đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về các sản phẩm OCOP và hệ thống các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn cả nước thông qua chuyên mục về Chương trình OCOP tại trang thông tin điện tử http://sanphamvungmien.vn; đẩy mạnh công tác truyền thông, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP và các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
Cùng với đó, Bộ Công Thương đã xây dựng tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP là căn cứ để địa phương xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Đồng thời các hoạt động kết nối thị trường đã được tổ chức nhằm đẩy mạnh việc kết nối cung cầu, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, các sản phẩm công nghiệp nông thôn, nông nghiệp tiêu biểu, các sản phẩm chủ lực của các địa phương, các đặc sản vùng miền.
Sản phẩm OCOP được đông đảo người tiêu dùng đón nhận. |
Theo đánh giá tại hội nghị, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã tạo phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô sản xuất hàng hoá gắn với liên kết chuỗi của các địa phương; góp phần hình thành nhiều vùng sản xuất.
Với nhiều giải pháp hỗ trợ từ Bộ Công Thương và nỗ lực của địa phương, sản phẩm OCOP đã ngày càng đến gần hơn người tiêu dùng, từng bước khẳng định giá trị và uy tín trên thị trường, đạt tăng trưởng về doanh thu.
Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số
Tuy nhiên, ông Đặng Quý Nhân, Phó Trưởng phòng Quản lý chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, số lượng sản phẩm tăng nhanh nhưng chưa thực sự bền vững. Nguồn lực triển khai chương trình vẫn chủ yếu là lồng ghép, chính sách chưa đồng bộ.
Ngoài ra, sự tham gia của các chủ thể vào chương trình chưa được chủ động; hoạt động đổi mới, sáng tạo còn hạn chế so với tiềm năng. Công tác xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu đồng bộ, chưa tạo được điểm nhấn nổi trội và đặc sắc. Công tác quản lý, giám sát sản phẩm sau khi được công nhận OCOP cần được quan tâm nhiều hơn.
Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước cũng nhìn nhận, dù đạt nhiều kết quả song việc tiêu thụ các sản phẩm OCOP cũng còn hạn chế như: sản phẩm chế biến còn ít; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ; trình độ quản trị sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ cơ sở, kinh doanh còn thấp; thói quen phát triển thụ động, hiểu biết về sản phẩm, năng lực nghiên cứu và phát triển còn yếu. Điều đó dẫn đến năng suất, chất lượng, số lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế; đặc biệt là việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP chưa được như mong muốn.
Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, theo Vụ Thị trường trong nước, một trong những giải pháp cần triển khai là đẩy mạnh công tác kết nối, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với du lịch, ẩm thực, văn hóa, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong công tác giới thiệu, quảng bá, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
“Đây là yếu tố cần thiết để kết nối và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng nhằm kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền và nâng cao thu nhập của người dân”, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn cho biết.
Tin liên quan
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
15:29 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu: Yêu cầu kê khai chi tiết nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
14:54 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK