Hội nhập càng sâu, khó khăn về nhân lực logistics càng tăng
Dư địa lớn để phát triển logistics TP Hồ Chí Minh thành ngành kinh tế mũi nhọn | |
Khắc phục tồn tại kéo giảm chi phí logistics |
Toàn cảnh diễn đàn |
Phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn logistics Việt Nam 2021 với chủ đề “Phát triển nhân lực logistics” chiều nay 14/12/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, thị trường logistics tại Việt Nam được cộng đồng doanh nghiệp (DN) và các tổ chức quốc tế đánh giá đầy tiềm năng để phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi, tăng trưởng trở lại.
Ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển khá nhanh, tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10-15%, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, ngành dịch vụ logistics vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Năng lực cạnh tranh của ngành còn thấp, chi phí logistics còn cao.
Sự liên kết giữa các DN xuất nhập khẩu và DN dịch vụ logistics chưa chặt chẽ, kém hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chủ quan chủ yếu của những hạn chế nêu trên đó là sự thiếu hụt nguồn nhân lực, chưa thực sự đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển trong tình hình mới.
“Sự khó khăn về nguồn nhân lực của ngành logistics sẽ càng tăng thêm khi Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là trong khu vực Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định.
Một số chuyên gia kinh tế đánh giá, về lâu dài, nhân lực sẽ là yếu tố quyết định để giúp DN logistics Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với các nước, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước, khu vực và quốc tế.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, để đáp ứng được nhu cầu nhân lực cả về quy mô cũng như chất lượng, phục vụ tốt cho ngành logistics trong giai đoạn tới, trước tiên, cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác đào tạo giữa Việt Nam với các nước.
Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các quốc gia phát triển, có thế mạnh trong đào tạo nhân lực ngành logistics để đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, đội ngũ giảng viên Việt Nam giảng dạy có chất lượng cao phục vụ cho công tác giảng dạy trong nước.
Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đào tạo với nhau và với DN sử dụng nhân lực. Các DN sử dụng nhân lực logistics cần được thu hút, tạo điều kiện để tham gia tích cực hơn nữa trong quá trình đào tạo, hướng dẫn thực tập, tăng tiếp cận thực tế cho sinh viên…
Ngoài nguồn nhân lực, xây dựng DN mạnh trong lĩnh vực logistics cũng là vấn đề nhận được nhiều quan tâm.
Về lâu dài, nhân lực sẽ là yếu tố quyết định để giúp DN logistics Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với các nước. Nguồn: Internet |
Theo Báo cáo logistics Việt Nam 2021, hiện có hơn 4.000 DN logistics hoạt động chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ logistics quốc tế. Tuy nhiên, các DN logistics Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt với các DN logistics nước ngoài. DN dịch vụ logistics Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 95%), nhưng đa số là các DN nhỏ và siêu nhỏ cung cấp các dịch vụ chưa có giá trị gia tăng cao.
Từ góc độ DN, ông Đàm Đình Vĩnh, Chủ tịch OPL Logistics đánh giá, dù gặp nhiều khó khăn do tác động của Covid-19 nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 11 tháng của năm 2021 vẫn tăng trưởng, đạt khoảng 600 tỷ USD. Mốc 1.000 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chắc không xa và đây sẽ là cơ hội lớn cho rất nhiều ngành nghề, đặc biệt cho các DN đang hoạt động trong ngành logistics.
“Để nắm bắt cơ hội cũng như thực hiện mục tiêu của mình, OPL đang xây dựng những chiến lược cụ thể về kinh doanh, nhân sự, phát triển thị trường, đầu tư, tài chính, công nghệ thông tin…”, ông Đàm Đình Vĩnh nói.
Đồng thời, OPL đang triển khai mở chi nhánh ở các nước là thị trường mục tiêu của OPL như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Trung Đông, Mỹ… Bên cạnh đó, DN tập trung nâng cao năng lực, chất lượng đội hình nhân sự, nhất là đội ngũ lãnh đạo, các cấp quản lý phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Theo các chuyên gia, để góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và hoạt động thương mại nói riêng, các DN logistics Việt Nam cần chú trọng tập trung vào cung cấp các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế, dịch vụ logistics xuyên biên giới...
Tin liên quan
Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn
15:02 | 08/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
16:16 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn cần sự đồng bộ
13:40 | 21/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics