Hội nhập càng sâu, áp lực kiện phòng vệ thương mại càng lớn
Áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía | |
Gỗ Việt ngày càng đối mặt nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại | |
Kiện phòng vệ thương mại “leo thang” khi xuất khẩu tăng tốc |
Thép là một trong những ngành hàng điển hình thường xuyên phải đối diện với các vụ kiện PVTM. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Biện pháp ngày càng tinh vi
Theo ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), PVTM là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập. XK tăng lên, tần suất bị điều tra PVTM tăng lên là điều có thể lý giải được. Điều này cũng thể hiện năng lực sản xuất, XK của nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, đủ sức cạnh tranh và gây sức ép với ngành sản xuất nội địa của nước NK.
Theo thông tin mới nhất từ Cục PVTM (Bộ Công Thương), tính đến hết tháng 7/2022, hàng hóa XK của Việt Nam đã là đối tượng của 220 vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài. Trong đó, số vụ việc điều tra từ năm 2011 đến nay là 173 vụ, chiếm tỷ lệ 78%. |
“Tuy nhiên, xu hướng đáng lưu ý trong thời gian gần đây là số lượng các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM nhằm vào hàng hóa XK từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên, do cáo buộc Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính hoặc các hình thức khác nhau để lẩn tránh thuế PVTM đang được áp dụng với quốc gia, lãnh thổ khác. Điển hình như với ngành gỗ-một ngành có kim ngạch XK lớn đang phải đối mặt với 2 vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế PVTM do Hoa Kỳ khởi xướng, một là với sản phẩm gỗ dán cứng và hai là với sản phẩm tủ gỗ”, ông Chu Thắng Trung nói.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định, xu thế PVTM đang mạnh lên, không chỉ mặt hàng có thế mạnh mà mặt hàng mới, có tiềm năng XK cũng trở thành đối tượng bị điều tra PVTM. Hiện, thị trường điều tra, áp dụng biện pháp PVTM với hàng Việt ngày càng mở rộng. Bên cạnh Hoa Kỳ, Canada…, các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), các nước ASEAN… cũng đang gia tăng điều tra PVTM đối với hàng hoá XK. “Đây là nguy cơ, khó khăn rất lớn đối với hàng hóa XK Việt Nam trong giai đoạn nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng với thế giới”, ông Thành nói.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phân tích: từ góc độ kỹ thuật của biện pháp PVTM cho thấy, các biện pháp PVTM của các nước càng ngày càng tinh vi hơn.
“Việt Nam định hướng là nước XK, nhiều ngành hàng có vị thế cạnh tranh nhất định trên thị trường XK. Việt Nam cũng đang tập trung XK vào những thị trường thường xuyên sử dụng các biện pháp PVTM như Hoa Kỳ, EU hay các thị trường đang tăng sử dụng PVTM như ASEAN. Do đó, Việt Nam phải sẵn sàng với nguy cơ bị kiện”, bà Trang nói. Vị này cũng đề cập tới góc độ, ở cạnh một quốc gia bị kiện nhiều như Trung Quốc (quốc gia là đối tượng của 23,5% các vụ kiện chống bán phá giá, 30% các vụ kiện chống trợ cấp) hay các nước ASEAN (Malaysia, Indonesia, Thái Lan...), Việt Nam phải làm quen với nguy cơ bị “vạ lây”.
Tránh “bỏ trứng vào một giỏ”
Về ứng phó của DN với các vụ kiện PTVM, điển hình như vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá sản phẩm gỗ, mật ong mới đây, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, so với trước, các DN, hiệp hội đã trưởng thành hơn rất nhiều; biết nhiều hơn về các nguy cơ và hệ quả lớn từ các vụ việc gây ra đối với ngành sản xuất. Họ chủ động tìm hiểu, tiếp cận các đơn vị liên quan, thuê các đơn vị tư vấn, đầu tư để tham gia các vụ kiện sớm, can thiệp ngay từ đầu. Các DN hiểu rằng PVTM là nguy cơ không của riêng ai và ứng phó với các vụ kiện PVTM cần nỗ lực chung; từ đó chủ động liên kết với nhau, phối hợp tốt với các cơ quan liên quan, vận động được các tổ chức, xã hội… để đạt kết quả tốt nhất trong ứng phó kiện PVTM. Đây là tín hiệu rất tích cực.
Dù vậy, bà Trang cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề phải cải thiện thêm. Các DN chưa có chuẩn bị xa về nhận thức, lúc xảy ra mới tìm hiểu; đồng thời chưa có chuẩn bị kỹ về nguồn lực để ứng phó với PVTM. Theo kiện là tốn kém nhưng ít DN có quỹ riêng cho những rủi ro này.
Ông Chu Thắng Trung thông tin, thời gian tới ngành hàng sản xuất, XK của Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ bị gia tăng điều tra PVTM, đặc biệt là điều tra chống lẩn tránh thuế từ nhiều thị trường XK khác nhau, trong đó có nhiều thị trường mới. Tính chất các vụ việc cũng sẽ ngày càng phức tạp, khó khăn hơn trong ứng phó, xử lý.
Trên thực tế hiện nay, các vụ việc có xu hướng điều tra khắt khe hơn. Các nước đang có xu hướng thắt chặt, đưa ra các yêu cầu cao hơn đối với Chính phủ, DN bị điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM. Điều này thể hiện thông qua việc yêu cầu các bên tuân thủ chặt chẽ về mặt thời gian trả lời câu hỏi; yêu cầu bổ sung thêm nhiều tài liệu, thông tin, dữ liệu trong khi thời gian trả lời bị hạn chế; việc xin gia hạn gặp nhiều khó khăn, rào cản ngôn ngữ.
Trước các thách thức đặt ra, DN cần phân tán rủi ro, đa dạng hoá thị trường XK, tránh “bỏ trứng vào một giỏ”. Ông Chu Thắng Trung lưu ý, trong bối cảnh các nước có xu hướng áp dụng các quy định chặt chẽ hơn trong việc xác định xuất xứ để áp dụng biện pháp bảo hộ, đặc biệt là ngăn chặn các hành vi lẩn tránh thuế PVTM, giải pháp lâu dài, hữu hiệu nhất cho hàng Việt là nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất trong nước. Làm được như vậy, ngành sản xuất mới có thể phát triển bền vững, giảm thiểu nguy cơ bị điều tra, áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh của các nước NK.
Ngoài ra, DN cần hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, hệ thống sổ sách kế toán để phục vụ công tác điều tra PVTM cũng như phục vụ việc đăng ký cơ chế tự chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu đối với các sản phẩm bị điều tra chống lẩn tránh.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang phân tích thêm: kiện PVTM là công cụ hợp pháp mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép về mặt hình thức để chống lại những cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hoá NK từ nước ngoài. Nhưng trên thực tế, công cụ này bị lạm dụng rất nhiều để biến thành một công cụ bảo hộ trá hình. Việc tự ứng phó của các DN khá khó khăn. Bởi vậy, sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan như Cục Phòng vệ thương mại, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hay các hiệp hội, VCCI có vai trò rất lớn. Thời gian tới, cần tăng cường hỗ trợ DN ở các góc độ như: thông tin cảnh báo sớm về các nguy cơ để DN có sự chuẩn bị trong thời gian tốt nhất. Khi vụ kiện xảy ra rồi, DN cần được thông tin về diễn biến vụ việc một cách chính thức để không bị sót thông tin. Ngoài ra, Bộ Công Thương cần có đội ngũ chuyên nghiệp, chuyên môn sâu nhất về nội dung PVTM ở Việt Nam có thể khuyến nghị, hướng dẫn DN…
Tin liên quan
267 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
10:38 | 16/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics