Facebook Twitter youtube Tiktok

Hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý theo Cơ chế một cửa quốc gia

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo Cơ chế một cửa quốc gia (NSW). Đây được xem là khung khổ pháp lý quan trọng trong tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý.
Hơn 400 thông tin của 21 bộ, ngành được kết nối qua Cơ chế một cửa quốc gia
Gần 55.000 doanh nghiệp tham gia Cơ chế một cửa quốc gia
Xử lý 4,9 triệu hồ sơ qua Cơ chế một cửa quốc gia
Việc kết nối, chia sẻ thông tin qua NSW được kỳ vọng góp phần tạo thêm nhiều đột phá cho hoạt động XNK của Việt Nam và nâng cao hiệu quả quản lý của các bộ, ngành liên quan.
Việc kết nối, chia sẻ thông tin qua NSW được kỳ vọng góp phần tạo thêm nhiều đột phá cho hoạt động XNK của Việt Nam và nâng cao hiệu quả quản lý của các bộ, ngành liên quan.

Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Phạm Duyên Phương cho biết, dù đã đạt được những thành quả ấn tượng, song quá trình triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) cũng cho thấy một số điểm tồn tại cần được khắc phục, hoàn thiện để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ công của các cơ quan nhà nước; đưa thủ tục hành chính thực hiện trên NSW hoạt động một cách thực chất; giảm bớt chi phí và thời gian tuân thủ cho doanh nghiệp song vẫn đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước.

Trong giai đoạn hiện nay, việc triển khai NSW đặt trong bối cảnh sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, xu hướng vận động của thương mại xuyên biên giới và của chuỗi cung ứng toàn cầu dần chuyển sang các hình thái phi giấy tờ, giao dịch điện tử, thương mại điện tử...

Để hiện thực hóa yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, Chính phủ số và khắc phục những tồn tại trong quá trình triển khai NSW, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc xây dựng “Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo NSW”.

Khi ban hành, Nghị định sẽ trở thành công cụ pháp lý để các cơ quan nhà nước tiến hành chuyển đổi số công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại và vận tải xuyên biên giới, hưởng tới các thủ tục hành chính phủ giấy tờ.

Nghị định được kỳ vọng sẽ giải quyết 6 nhóm vấn đề quan trọng gồm:

Thứ nhất, tái sử dụng các thông tin do cơ quan nhà nước ban hành thông qua các quyết định hành chính, chứng từ hình chính; qua đó loại bỏ chồng chéo, dư thừa, trùng lặp trong yêu cầu về hồ sợ khi thực hiện các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.

Thứ hai, tận dụng thông tin về chứng từ, hồ sơ, giao dịch do các bên tham gia hoạt động thương mại, vận tải xuyên biên giới cung cấp một lần và được tái sử dụng nhiều lần bởi nhiều cơ quan, tổ chức; qua đó, giảm thiểu chi phí và thời gian tuân thủ của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh.

Thứ ba, nâng cao độ tin cậy, tính kịp thời, tính cập nhật của thông tin, dữ liệu; qua đó tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước cho các cơ quan thực thi pháp luật tại cửa khẩu cũng như cho các bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Thứ tư, cung cấp thông tin nhiều chiều thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, công tác hoạch định và xây dựng chính sách của các bộ, ngành, địa phương và lãnh đạo các cấp.

Thứ năm, cung cấp thông tin để đo lường hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc đo lường thời gian thực hiện thủ tục hành chính; qua đó tìm ra những điểm nghẽn về chính sách, thủ tục, hồ sơ và hoạt động công vụ để có điều chỉnh cho phù hợp.

Thứ sáu, tạo ra khung pháp lý để trao đổi thông tin tiến tới công nhân chứng từ điện tử lẫn nhau với các đối tác thương mại của Việt Nam; qua đó tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới, thực hiện hiện thủ tục hành chính phi giấy tờ xuyên quốc gia.

Qua 9 tháng làm việc với các bộ, ngành liên quan và góp ý của các địa phương, đến tháng 7/2022, Tổng cục Hải quan đã tập hợp được số lượng 431 thông tin của 21 bộ, ngành dự kiến được kết nối, chia sẻ qua NSW.

Theo quan sát của phóng viên, hầu hết các bộ, ngành đều có ít nhất từ 10 loại thông tin cần kết nối trở lên, trong đó nhiều nhất là Bộ Giao thông vận tải với 53 loại thông tin.

Chỉ có 5 bộ, ngành có số lượng thông tin cần kết nối, chia sẻ dưới con số 10 gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (7); Bộ Ngoại giao (6); Thanh tra Chính phủ (6); Bộ Giáo dục và Đào tạo (4); Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (2).

Ông Vũ Ngọc Anh, Chuyên gia Dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ: Có nên giới hạn thông tin kết nối, chia sẻ hay không?

Có thể nói các nội dung của Dự thảo Nghị định này bổ sung cho các nội dung quy định tại Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về việc thực hiện thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo NSW, cơ chế một cửa ASEAN; kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; quản lý, vận hành, trao đổi, chia sẻ dữ liệu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Nghị định 85 tuy có quy định về việc quản lý, vận hành, trao đổi, chia sẻ dữ liệu thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia nhưng đã giới hạn rõ ràng trong phạm vi các thông tin phục vụ việc làm thủ tục hành chính và kiểm tra chuyên ngành, không có nội dung phục vụ công tác thực thi pháp luật tại biên giới và quản lý nhà nước.

So với nội dung trên của Nghị định 85, mục đích của việc chia sẻ, cung cấp thông tin trong dự thảo Nghị định rộng hơn rất nhiều, bên cạnh các thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dự thảo còn xác định rõ các thông tin phục vụ quản lý nhà nước và thông tin phục vụ công tác thực thi pháp luật tại biên giới.

Về mục đích của hoạt động kết nối, chia sẻ thông tin; giá trị pháp lý của thông tin được chia sẻ thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (Điều 4 của dự thảo), Nghị định 85 đã quy định khá chi tiết về việc cung cấp và chia sẻ thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thì các nội dung quy định trong lĩnh vực này tại dự thảo Nghị định có chồng chéo hay mâu thuẫn không, có cần thiết không hay chỉ cần dẫn chiếu và quy định bổ sung?

Về nội dung giới hạn của dự thảo Nghị định, dự thảo giới hạn việc kết nối và chia sẻ thông tin chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia có thể chưa hợp lý vì các bộ, ngành khác có thể chia sẻ và sử dụng thông tin có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không hẳn trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, ví dụ các thông tin về mua bán, chuyển nhượng, sử dụng hàng hoá đã nhập khẩu, hoặc chế biến trong nội địa…

Bà Jennifer A. Engelbach, Cố vấn Thương mại (CBP): Kinh nghiệm của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) trong kết nối và chia sẻ thông tin theo NSW

NSW của Hoa Kỳ (AEC) bắt đầu thực hiện từ năm 2001. AEC hướng đến các mục tiêu như sau:

Dữ liệu có sẵn: khả năng cung cấp dữ liệu nhanh hơn cho Chính phủ - xác định tốt hơn các lô hàng nguy hiểm hoặc bị cấm

Cắt giảm chứng từ giấy: các tương tác tự động giữa các cơ quan giúp giảm thiểu giấy tờ, cho phép chính phủ đưa ra quyết định gần như theo thời gian thực

Tuân thủ: doanh nghiệp dễ tuân thủ quy định của chính phủ hơn

Cắt giảm chi phí: giảm chi phí cho chính phủ và doanh nghiệp

Kết quả:

Dữ liệu có sẵn: Cắt giảm 690.000 giờ xử lý cho cộng đồng doanh nghiệp và 1.896.000 giờ cho CBP; cắt giảm 46% thời gian chờ đợi của xe tải tại các cửa khẩu đường bộ; truyền dữ liệu giữa nhiều hệ thống để xác định trọng điểm và phân luồng.

Cắt giảm chứng từ giấy: 241 biểu mẫu nhập khẩu được tự động hóa, 58 biểu mẫu xuất khẩu được tự động hóa

Tuân thủ: hệ thống xác thực dữ liệu trước khi CBP phê duyệt; khả năng cho phép doanh nghiệp dễ theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ

Cắt giảm chi phí: các nỗ lực tự động hóa và đơn giản hóa quy trình của ACE đã mang lại lợi ích kinh tế ước tính khoảng 537 triệu USD cho cộng đồng thương mại trong năm tài khóa 2019, tăng 38% so với năm tài khóa 2018 và 106 triệu USD cho CBP trong năm tài khóa 2019, tăng 200% so với năm tài khóa 2018.

Tiến độ:

Đã hoàn thành 8 giai đoạn triển khai chính để đạt được quy trình xử lý thương mại cốt lõi trong ACE.

Phối hợp với 49 cơ quan của Chính phủ (PGA) để tạo điều kiện cho việc kết nối và chia sẻ dữ liệu thương mại liên ngành. Đạt gần 135.000 người dùng Cổng thông tin AEC từ CBP, PGA và doanh nghiệp. Đã đào tạo 9.500 người dùng tại chỗ của CBP trong nhiều lĩnh vực. Đã ban hành hơn 100 thông báo đăng ký Liên bang (Federal Register Notice -FRN) để hỗ trợ các yêu cầu về chính sách và pháp lý. Phối hợp với hơn 40 nhà cung cấp để cập nhật phần mềm nhằm hỗ trợ khách hàng.

Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương): Cần tạo thuận lợi trong kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin

Để đạt mục tiêu đề ra, Nghị định cần có quy định mang tính nguyên tắc trong việc tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý trong khai thác, sử dụng các thông tin, dữ liệu đã được kết nối. Cùng với đó, cần xây dựng hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin đủ mạnh để việc kết nối, lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin được dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật.

Về danh mục thông tin kết nối, cần xây dựng theo hướng mở để kịp thời điều chỉnh khi cần kết nối những thông tin mới hoặc loại bỏ những thông tin không còn phù hợp.

Thái Bình

Tin liên quan

Tổng cục Hải quan giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp VBF

Tổng cục Hải quan giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp VBF

(HQ Online) - Ngày 10/1/2025, Tổng cục Hải quan và Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) phối hợp tổ chức cuộc họp định kỳ giải đáp vướng mắc về thủ tục hải quan, chính sách thuế… cho các doanh nghiệp thành viên của VBF.
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp

Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp

(HQ Online) - Tại họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính được tổ chức chiều 7/1, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã lí giải quy định về ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được cơ quan này đề xuất.
Công đoàn Tổng cục Hải quan thường xuyên chăm lo đời sống của công đoàn viên

Công đoàn Tổng cục Hải quan thường xuyên chăm lo đời sống của công đoàn viên

(HQ Online) - Ngày 7/1/2025, Công đoàn Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng, Chủ tịch Công đoàn Tổng cục Hải quan chủ trì Hội nghị.
​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện  trong lĩnh vực Hải quan

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan

(HQ Online) - Những tồn tại, bất cập liên quan đến Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) vệ tinh đã được Tổng cục Hải quan sớm nhận diện. Do đó, một mặt ngành Hải quan đã và đang tích cực tìm các giải pháp để xử lý, mặt khác tập trung nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực hải quan đáp ứng theo chủ trương của Chính phủ.
​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới

(HQ Online) - Với sự phát triển mạnh mẽ của quy mô nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày một lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh, hiện nằm trong Top 20 thế giới, do đó “chiếc áo” VNACCS/VCIS đã chật, đòi hỏi rất khẩn trương nâng cấp hoặc xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) mới để đáp ứng nhu cầu tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan trong tình hình mới!
​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS

(HQ Online) - Hiện đại hóa hải quan là một tiến trình được ngành Hải quan tập trung triển khai liên tục nhiều năm qua, nhằm tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Trong tiến trình đó, Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS mang một dấu ấn đậm nét, mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, góp phần quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

(HQ Online) - Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan có nhiệm vụ định hướng xây dựng những nội dung, kế hoạch, chiến lược lớn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan.
Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa có quyết định triển khai nhiệm vụ là đơn vị đầu mối thực hiện Kế hoạch triển khai nhiệm vụ tại Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 17/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 – 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan

Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan

(HQ Online) - Chuyển đổi số trong ngành Hải quan không chỉ đơn thuần là một bước đi tất yếu trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà còn là một yêu cầu cấp bách để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cũng không thiếu những thách thức, từ việc thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng cho đến áp lực tài chính.
Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan

Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan

(HQ Online) - Hệ thống cửa khẩu biên giới Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, song vẫn tồn tại nhiều bất cập về quy hoạch và hạ tầng. Việc quy hoạch tổng thể khu vực cửa khẩu biên giới đất liền gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan sẽ góp phần hiện đại hóa công tác quản lý, giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực biên giới.
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu

Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu

(HQ Online) - Thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh là yêu cầu quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính về công tác chuyển đổi số; phù hợp với xu thế và tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan.
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan

Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan

(HQ Online) - Ngày 27/6, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Quyết định 1550/QĐ-TCHQ về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan

Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan

(HQ Online) - Công ty Hewlett Packard Enterprise (HPE) vừa phối hợp với Công ty HiPT có buổi trình bày về thông tin, giải pháp chuyển đổi số liên quan đến công tác nghiệp vụ của cơ quan Hải quan.
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình

Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình

(HQ Online) - Trong 214 thủ tục hành chính do cơ quan Hải quan thực hiện, có 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan

Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan

(HQ Online) - Để giám sát hiệu quả hàng hóa ra, vào hệ thống kho, bãi, cảng trên địa bàn quản lý, Cục Hải quan TPHCM đã chủ động ứng dụng giám sát bằng hệ thống camera, tăng tỷ lệ soi chiếu.
Xem thêm
cong-ty-cp-cang-cai-mep-gemadept-terminal-link
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

Từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chuỗi chương trình ưu đãi hấp dẫn với hàng nghìn phần quà cho khách hàng mới, tổng giá trị lên tới 13 tỷ đồng.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chỉ riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Vượt qua điện thoại và linh kiện, những năm gần đây, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện liên tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình tín dụng “Hưởng vay ưu đãi – Khởi sắc tương lai” nhằm đồng hành cùng Khách hàng cá nhân trong hành trình chinh phục các mục tiêu phát triển, mở rộng kinh doanh trong năm 2025.
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2024 sang thị trường EU đã rời vị trí top đầu xống vị trí thứ 4. Các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội XK cá tra sang EU trong năm nay.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động