Hoá đơn điện tử: Giải pháp ngăn chặn mua bán hoá đơn “khống”
“Lỗ hổng” chính sách
Do việc sử dụng hóa đơn giấy dễ dãi (đặt in, tự in hóa đơn giấy, không có sự kết nối dữ liệu về hóa đơn với cơ quan Thuế), một số đối tượng đã lợi dụng sự "thông thoáng" này để thành lập nhiều doanh nghiệp, hoặc mua lại các doanh nghiệp không kinh doanh trên thực tế nhưng được sử dụng hóa đơn để xuất hóa đơn khống, sử dụng hóa đơn lòng vòng nhằm mục đích được khấu trừ, hoàn khống thuế GTGT hoặc rút tiền thanh toán từ ngân sách nhà nước... |
Theo chia sẻ của một cán bộ quản lý thuế lâu năm, hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp phải trải qua nhiều khâu quản lý hành chính nhà nước. Trước tiên, phải được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp, sau đó khai báo thành lập công ty rồi đăng ký mã số thuế tại cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế phải có giải pháp, phải thẩm tra cấp mã số thuế, hàng tháng phải kiểm soát hoạt động kinh doanh của số doanh nghiệp này. Ngoài ra, còn phải có sự xác nhận của chính quyền địa phương và những nơi để thành lập công ty này. Điều đáng nói là sau khi doanh nghiệp được cấp phép, quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn của doanh nghiệp lại khá dễ dãi. Cụ thể, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Doanh nghiệp được trao quyền tự chủ trong việc đặt in hóa đơn, tự in hóa đơn; cho phép doanh nghiệp được tự in hóa đơn trực tiếp từ phần mềm máy tính; bổ sung hình thức hóa đơn điện tử…”. Quy định này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp "ma" lợi dụng.
Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, công tác quản lý hoá đơn của doanh nghiệp đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Đáng chú ý trong số đó là quy định về in, phát hành, sử dụng hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn giấy theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP đã không còn phù hợp với bối cảnh triển khai thủ tục hành chính điện tử. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP cũng chưa tạo điều kiện pháp lý đầy đủ cho việc triển khai rộng rãi, phổ biến áp dụng hoá đơn điện tử trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tới gần và thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế đã có chuyển biến rõ rệt so với các năm trước.
“Siết” mua bán hoá đơn
Thực tế đòi hỏi cơ chế chính sách quản lý thuế hiện nay phải “chuyển động” kịp với sự phát triển của kinh tế và công nghệ. Tại dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) với mục tiêu bảo vệ, nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, nâng cao năng lực của cơ quan Thuế, Ban soạn thảo Luật đã bổ sung quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử vào Dự thảo Luật. Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan Thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan Thuế quy định. Khi lập hóa đơn điện tử phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Dự thảo Luật cũng quy định việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định của pháp luật thuế, pháp luật kế toán. Dữ liệu hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cấp mã xác thực của cơ quan Thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức khác và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.
Luật sư Nguyễn Hưng, Công ty Luật TNHH The Light cho rằng, việc đưa hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử vào trong luật đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế có thể chủ động khởi tạo hóa đơn điện tử, không phải mua hóa đơn giấy. Hơn nữa, việc sử dụng hóa đơn điện tử đã đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa của ngành Thuế, phù hợp với sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin đang bùng nổ hiện nay.
“Ngoài sự cần thiết phải đưa vào luật những quy định về hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, thì các quy định của luật là khá chặt chẽ, đảm bảo cơ quan Thuế có thể quản lý, giám sát tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, hạn chế việc mua bán hóa đơn bất hợp pháp như hiện nay”, luật sư Nguyễn Hưng chia sẻ.
Còn theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, việc chuyển đổi từ giao dịch sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là yêu cấu tất yếu của một hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch và góp phần đáng kể trong việc hạn chế doanh nghiệp "ma" chuyên mua bán hóa đơn khống. Việc này cũng sẽ giúp ngành Thuế “quản” được việc phát hành hóa đơn của người nộp thuế, hỗ trợ tích cực cho công tác đối chiếu, xác minh hóa đơn để qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP (NĐ 119) quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/11/2018. Nghị định này quy định nhiều lĩnh vực, ngành hàng phải lập HĐĐT có mã số của cơ quan Thuế hoặc HĐĐT không có mã của cơ quan Thuế để giao cho người mua. Theo đó, HĐĐT gồm hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), hóa đơn bán hàng tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử...Các loại hóa đơn phải xây dựng theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan Thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Các đối tượng phải áp dụng HĐĐT khi bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan Thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. |
Tin liên quan
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình
18:52 | 28/10/2024 Tài chính
Gỡ nhiều điểm nghẽn trong chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị
10:29 | 27/10/2024 Tài chính
Đảm bảo hài hòa lợi ích “3 nhà” khi áp thuế GTGT 5% với phân bón
07:02 | 27/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt bị dừng làm thủ tục hải quan
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK