Hiệp định EVFTA không phải “mâm cỗ” bày sẵn
Đáp ứng quy tắc xuất xứ là yêu cầu đầu tiên các DN cần vượt qua để có thể tận dụng cơ hội từ EVFTA, đặc biệt đối với ngành hàng như dệt may, da giày. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Đầy rẫy thách thức
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) đánh giá: Khi Việt Nam thông thương với một trong những thị trường lớn và có năng lực cạnh tranh cao như EU, một số ngành kinh tế sẽ phải cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng. Ngoài ra, đây là thị trường có yêu cầu đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm, đồng thời đòi hỏi về cả quy trình sản xuất ra những hàng hóa đó như thế nào…
Còn Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng nhìn nhận: Với Hiệp định EVFTA, thách thức nổi cộm là hàng rào kỹ thuật trong thương mại ở thị trường EU rất khắt khe. Thậm chí có những hàng rào kỹ thuật tưởng như không thể vượt qua được như xử lý chất thải điện tử, rác thải điện tử...
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Cơ cấu kinh tế của EU và Việt Nam bổ sung tương hỗ hơn là cạnh tranh trực tiếp, cho nên chỉ có một số mặt hàng bị cạnh tranh gay gắt. Sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hàng Việt có lợi thế lớn về mặt chi phí khi thuế quan không còn. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội là một hành trình gian nan, trước tiên là phải vượt qua các quy định về xuất xứ của hàng hóa.
“Hiện nay, nguyên liệu sản xuất hàng hóa của chúng ta phần lớn là từ Trung Quốc và ASEAN, chứ không phải từ Việt Nam và EU. Làm sao đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ là điều đầu tiên mà DN Việt Nam cần phải vượt qua, đặc biệt đối với ngành dệt may, giày dép. Bên cạnh đó, hàng rào về kỹ thuật và quy định về vệ sinh dịch tễ của EU cũng rất cao, có thể nói không phải nhiều DN Việt Nam có thể đáp ứng được”, ông Lộc phân tích. Vị Chủ tịch VCCI cũng không quên nhắc tới các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ thị trường. Những biện pháp này đối với EU rất nặng nề, vượt qua được không đơn giản.
Xoáy sâu phân tích riêng áp lực, thách thức đặt ra với ngành hàng nông sản, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) nhìn nhận: EU là trường hợp đầu tiên giảm thuế cho cả hàng chế biến nông sản, điều đó mang lại rất nhiều lợi ích khi Việt Nam có cơ hội đưa hàng sang thị trường này. Đặc biệt, với một loạt yêu cầu khắt khe của thị trường EU, nếu Việt Nam vượt qua được đồng nghĩa với việc có thể đưa hàng sang thị trường khác. Tuy vậy, thách thức đặt ra với nông nghiệp Việt Nam là sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa thành chuỗi liên kết nên rất khó quản lý.
“Một thách thức khác là sự cạnh tranh giữa các DN trong và ngoài nước, tiêu biểu nhất là trong ngành chăn nuôi. Các DN đủ lớn sẽ có đủ khả năng để cạnh tranh còn đối với các DN quy mô nhỏ, hợp tác xã thì đây là một thách thức lớn. Vì vậy, thời gian tới ngành nông nghiệp cần tiếp tục củng cố phát triển hợp tác xã quy mô lớn hơn, hiệu quả tốt hơn”, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn nhấn mạnh.
Cần "cách mạng" trong cải cách thể chế
Cơ hội rất lớn, khó khăn cũng không nhỏ, làm sao để Việt Nam có thể vượt qua khó khăn và tận dụng tốt nhất những cơ hội mà EVFTA mở ra? Trả lời cho câu hỏi này, theo chuyên gia Phạm Tất Thắng, yêu cầu khắt khe trong việc đưa được hàng hoá và dịch vụ vào thị trường EU đòi hỏi các DN phải thay đổi lại cách quản lý, đánh giá chất lượng… Ngoài ra, vị chuyên gia này lưu ý, ở EU rất hay cập nhật hàng rào kỹ thuật. Do vậy, việc cập nhật hàng rào kỹ thuật cho từng mặt hàng XK vào EU rất quan trọng, DN phải lưu ý. Điều này cũng đòi hỏi sự hỗ trợ hơn nữa từ phía hiệp hội, ngành hàng, các cơ quan quản lý nhà nước…
Nhìn nhận ở góc độ năng lực cạnh tranh, ông Vũ Tiến Lộc phân tích: Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, DN Việt Nam còn đang ở mức trung bình của thế giới theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Việt Nam vươn lên cạnh tranh với châu Âu có nghĩa là cạnh tranh với những nền kinh tế có năng lực cạnh tranh hàng đầu thế giới, có một khoảng cách về năng lực cạnh tranh giữa Việt Nam với các nền kinh tế này. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ hàng hóa của Việt Nam là yêu cầu quan trọng nhất. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh phải quay trở về với vấn đề cơ bản nhất của môi trường kinh doanh. Làm sao phải tiếp tục có những nỗ lực cải cách mạnh mẽ hơn nữa về thể chế, thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để thực sự tạo thuận lợi cho DN, tiết kiệm chi phí hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính…
Ông Lộc ví von: Việt Nam mở con đường “cao tốc” với thế giới, với EU thì cũng phải mở con đường “cao tốc” giữa chính quyền với DN, mở con đường “cao tốc” để thực hiện các thủ tục hành chính ở Việt Nam. Việt Nam vẫn tận dụng được cơ hội từ Hiệp định, tuy nhiên nói về cạnh tranh dài hạn và tận dụng được hết các cơ hội đang mở ra phải có một cuộc "cách mạng" trong cải cách thể chế sắp tới. Đây sẽ là chìa khóa cho mọi vấn đề.
“Chúng tôi rất muốn đề nghị các cơ quan Chính phủ tập trung vào nhiệm vụ xây dựng thể chế. Khi Chính phủ gỡ được thể chế, tạo điều kiện về thể chế thì DN sẽ hăng hái sản xuất kinh doanh, sẽ có những cách thức huy động nguồn lực và sự nghiệp giáo dục đào tạo để thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sẽ có cách thức huy động nguồn vốn toàn dân đầu tư có hiệu quả vào cơ sở hạ tầng…”, ông Lộc nhấn mạnh.
Nói thêm về những động thái từ phía cơ quan quản lý nhà nước để đồng hành cùng DN tận dụng tốt cơ hội mở ra từ Hiệp định EVFTA, ông Lương Hoàng Thái cho hay: Ngay khi Hiệp định đi vào giai đoạn cuối cùng được phê chuẩn, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tất cả các bộ, ngành chuẩn bị ngay chương trình hành động, để khi Hiệp định được Quốc hội phê chuẩn thực thi thì đã sẵn sàng cơ chế để đi vào cuộc sống. Đầu tiên, các cơ chế, chính sách được đồng bộ hóa, phù hợp cách “chơi” mới khi Việt Nam tham gia Hiệp định. Việt Nam hài hòa quá trình cải cách thể chế, thủ tục hành chính hướng đến cách làm được quốc tế thừa nhận, một mặt cần nâng cao năng lực cạnh tranh, mặt khác tận dụng được cơ hội của Hiệp định này. Bên cạnh đó, Việt Nam cần xây dựng cơ chế cung cấp thông tin để DN nắm được quy định của Hiệp định, đặc biệt là so với cơ chế hiện hành như thế nào để chuyển đổi từ cơ chế này sang cơ chế kia cho phù hợp nhất.
"Hiệp định thương mại tự do xây dựng cơ chế hai bên cùng hưởng lợi và quy định quy tắc xuất xứ rất chặt để tránh trường hợp hàng nước khác chuyển khẩu ở Việt Nam để hưởng những ưu đãi. EU không muốn điều này và chúng ta càng không muốn. Bởi vậy, giải pháp tiếp theo còn là phải có những chế tài nghiêm khắc với những DN vi phạm. EU coi nếu có vài DN vi phạm trong một ngành thì sẽ có những hạn chế với cả ngành hàng. Trường hợp đó xảy ra rất đáng tiếc, chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng để không xảy ra”, ông Lương Hoàng Thái nói.
Ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định EVFTA, với kết quả cuộc bỏ phiếu là 401 phiếu ủng hộ, tương đương 63,3%. Dự kiến, Hiệp định EVFTA có thể sẽ có hiệu lực ngay trong tháng 7/2020. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch XK của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch NK từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033). |
Tin liên quan
Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023
20:52 | 17/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
EVFTA củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư châu Âu
07:31 | 05/08/2024 Kinh tế
Điều kiện hưởng ưu đãi thuế đối với hàng NK theo Hiệp định EVFTA
10:59 | 30/07/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK