Hiệp định EVFTA có thể giúp xuất khẩu gỗ vào EU tăng lên 1 tỷ USD
Xin ông cho biết sơ lược về tình hình XNK gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên trong EU?
EU luôn là thị trường XK gỗ và sản phẩm gỗ quan trọng của ngành công nghiệp gỗ bởi hầu hết các DN XK sang EU là các DN của người Việt. EU là thị trường XK lớn thứ 4 của Việt Nam. Giá trị XK sang EU luôn duy trì ổn định và tăng nhẹ trong những năm gần đây. Các mặt hàng EU NK từ Việt Nam chủ yếu là sản phẩm gỗ thuộc mã HS 94.
Năm 2018, XK gỗ và sản phẩm gỗ sang EU đạt 759,07 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2017. Xét về thị trường trong nội khối, Anh là quốc gia NK gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất trong khối. Năm 2018, XK vào quốc gia này chiếm 36,2%, đạt 289 triệu USD, tiếp đến là Pháp, đạt 130 triệu USD và Đức với giá trị đạt 107 triệu USD.
Về mặt NK, EU là một trong những thị trường chính cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu cho Việt Nam. Gỗ nguyên liệu NK từ EU được đánh giá có mức độ rủi ro rất thấp. Các mặt hàng NK chính bao gồm: gỗ xẻ, gỗ tròn, veneer. Năm 2018, Việt Nam NK 246,47 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ từ EU, tăng 5% so với năm 2017. Các loại gỗ NK EU chủ yếu là gỗ sồi, tần bì, dẻ gai, óc chó,… Đây là nguồn cung gỗ hợp pháp lớn thứ hai cho Việt Nam sau thị trường Mỹ.
Ông đánh giá như thế nào về những cơ hội lớn mở ra cho ngành chế biến và XK gỗ Việt Nam khi Hiệp định EVFTA được ký kết, có hiệu lực?
Hiệp định EVFTA mở ra khá nhiều cơ hội cho ngành chế biến, XK gỗ. Điều dễ thấy về mặt XK là, ngành chế biến gỗ sẽ được hưởng thuế suất 0% cho ít nhất 90 sản phẩm gỗ XK từ Việt Nam. Nhiều năm nay, thương mại gỗ giữa Việt Nam-EU chiếm khoảng 12-15% tổng kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ, trung bình mỗi năm khoảng 650-700 triệu USD. Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ tạo ra sự bứt phá thực sự cho XK gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này, với mức dự báo đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020.
Trên thực tế, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ của EU một năm khoảng 80 - 85 tỷ USD. Con số đó đang lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch XK gỗ của Việt Nam sang EU nên cơ hội về lâu dài còn khá rộng mở.
Với Hiệp định EVFTA, ngoài vấn đề thuế suất về 0%, ở chiều NK, các DN có thể dễ dàng hơn trong quá trình mua máy móc, thiết bị, học hỏi công nghệ chế biến gỗ cũng như trình độ quản trị DN từ EU để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của mình. Đồng thời, hàng hóa, dịch vụ từ EU NK sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để DN Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra, lợi ích còn đến từ lĩnh vực đầu tư. Hiệp định EVFTA tạo ra môi trường đầu tư của Việt Nam thông thoáng, thuận lợi hơn, triển vọng XK hấp dẫn hơn sẽ thu hút đầu tư FDI từ EU vào Việt Nam nhiều hơn, đặc biệt với ngành gỗ. Cũng phải nói thêm rằng, việc thực thi các cam kết trong Hiệp định EVFTA về các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới, môi trường kinh doanh và chính sách, pháp luật Việt Nam sẽ có thay đổi, cải thiện phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho DN.
DN ngành gỗ đang khá kỳ vọng vào tác động của Hiệp định EVFTA. Ảnh: N.Thanh. |
Bên cạnh cơ hội, đâu là thách thức nổi cộm mà các DN chế biến, XK gỗ phải đối mặt khi Việt Nam tham gia “sân chơi” EVFTA, thưa ông?
Trước hết, các yêu cầu về quy tắc xuất xứ có thể khó đáp ứng. Thông thường, hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam).
EU là một thị trường khó tính. Khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường... của EU rất khắt khe và không dễ đáp ứng. Vì vậy, dù có được hưởng lợi về thuế quan thì hàng hóa của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất nhiều về chất lượng để có thể vượt qua được các rào cản này.
Ngoài ra, Hiệp định EVFTA còn đặt ra nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại. Thông thường khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ nữa, DN ở thị trường NK có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa. EU cũng là một trong những thị trường có “truyền thống” sử dụng các công cụ này.
Bên cạnh đó, thách thức còn đến từ sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ của EU. Mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa, dịch vụ từ EU đồng nghĩa với việc DN Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khó khăn hơn ngay tại thị trường nội địa. Trên thực tế, đây là một thách thức rất lớn, bởi các DN EU có lợi thế hơn hẳn các DN Việt Nam về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường cũng như khả năng tận dụng các FTA. Tuy nhiên, cam kết mở cửa của Việt Nam là có lộ trình, đặc biệt đối với những nhóm sản phẩm nhạy cảm, do đó EVFTA cũng là cơ hội, sức ép hợp lý để các DN Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Trong vai trò đại diện cho tiếng nói của các DN ngành chế biến, XK gỗ, ông có kiến nghị, đề xuất gì tới Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan nhằm giúp DN trong ngành tận dụng tốt hơn cơ hội đặt ra từ các FTA thế hệ mới như EVFTA?
Tôi đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm và hỗ trợ cộng đồng DN gỗ Việt Nam tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ, đặc biệt có kế hoạch cụ thể để triển khai khâu thiết kế sản phẩm và xây dựng dựng thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam. Ngoài ra, tôi cũng đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc thực hiện các hiệp định như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và Hiệp định EVFTA trong năm 2019. Điều này giúp cho cộng đồng DN có căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm kinh doanh trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Cần nâng cao trình độ, năng lực sản xuất cho nông dân Để người nông dân chủ động thích ứng với những thời cơ cũng như thách thức mà các FTA mang lại, các ngành chức năng cần tăng cường thông tin cho các DN và nông dân; nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất, tuân thủ các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp trong sử dụng đầu vào, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Quá trình này cần tập trung vào những nông dân có năng lực, có nguyện vọng gắn bó lâu dài với nông nghiệp để hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Ngoài ra, điều cần thiết còn là phải tạo cơ chế hình thành và phát triển các hợp tác xã kiểu mới, huy động sự tham gia của hộ sản xuất và nông dân, tạo cơ chế đất đai, nâng cao năng lực lập kế hoạch sản xuất và quản trị của lãnh đạo hợp tác xã. Hội Nông dân Việt Nam với lợi thế có hệ thống “chân rết” xuống tận thôn bản sẽ nỗ lực vào cuộc tuyên truyền đến nông dân về những cơ hội, thách thức có thể mang lại từ FTA. Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Chương trình xúc tiến nên chia ra các nhóm tỉnh có mức độ phát triển tương đương và ưu tiên hỗ trợ DN nhỏ có tiềm năng Dù đạt được một số kết quả khả quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Lâm Đồng cũng còn một số khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các FTA mà Việt Nam đã ký kết như: Còn thiếu các chuyên gia có kiến thức, am hiểu về các FTA, pháp luật quốc tế, thị trường nước ngoài. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó, DN Lâm Đồng hầu hết có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, nguồn lực tài chính hạn chế. Do đó, số DN tham gia được các chương trình xúc tiến thương mại ở nước ngoài rất hạn chế; thị trường XK còn nhỏ lẻ, đặc biệt là thị trường XK nông sản chậm được mở rộng… Thời gian tới, Lâm Đồng đề nghị Trung ương hỗ trợ địa phương trong công tác hội nhập như: Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác hội nhập; thường xuyên cập nhật thông tin về các thị trường nước ngoài, khu vực và thông tin theo ngành hàng; hỗ trợ trong công tác xúc tiến đầu tư. Đặc biệt, trong chương trình xúc tiến nên chia ra các nhóm tỉnh có mức độ phát triển tương đương nhau và có các mức hỗ trợ ưu tiên cho các DN nhỏ có tiềm năng để tạo điều kiện cho các DN nhỏ dễ dàng tiếp cận hơn… Đức Quang (ghi) |
Tin liên quan
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
08:36 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK