Hiện đại hóa quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất
Hải quan chia sẻ kinh nghiệm quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất |
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan phát biểu tại hội thảo. Ảnh: T.D |
Ngày 21/2, tại Hội nghị chuyên đề quản lý hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất do Tổng cục Hải quan tổ chức tại Bình Dương, đại diện các đơn vị đã thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý giám sát loại hình hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất.
Thời gian qua, ngành Hải quan là một trong những đơn vị đi đầu về cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT và đổi mới phương thức quản lý, từ đó giúp giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế, góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.
Đáng chú ý, việc hiện đại hóa quản lý hải quan đối với doanh nghiệp hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất đã được các đơn vị hải quan thực hiện chủ động, tích cực trong thời gian qua. Đặc biệt trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan.
Đại diện Cục Hải quan Bình Dương trao đổi tại hội nghị. Ảnh: T.D |
Năm 2022 Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 247/QĐ-TCHQ quy định về cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống camera giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan Hải quan theo khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Đặc biệt, để triển khai đề án tái thiết kế hệ thống CNTT, Tổng cục Hải quan đã hoàn thiện việc rà soát, xác định bài toán nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất và hoàn thiện xây dựng các yêu cầu quản lý, chỉ tiêu thông tin đáp ứng theo mô hình Hải quan số.
Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai, đối với công tác quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất, ngành Hải quan phải đối diện với không ít thách thức, khó khăn và chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn. Vẫn còn phát sinh nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại phức tạp, nổi cộm, tiềm ẩn rất nhiều vấn đề rủi ro trong công tác quản lý của cơ quan Hải quan.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Vương Tuấn Nam, Trưởng phòng Giám sát quản lý, Cục Hải quan TPHCM cho rằng nếu chuẩn hóa và kết nối được dữ liệu sẽ đem lại hiệu quả rất lớn trong việc quản lý, giám sát hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất. Chẳng hạn các đơn vị có thể sử dụng việc chuẩn hóa và kết nối dữ liệu trong việc so sánh, đối chiếu định mức của cùng một dòng sản phẩm của các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng với nhau. Hoặc đối chiếu định mức sản phẩm của chính doanh nghiệp đó trong từng thời kỳ khác nhau; quản lý nguyên vật liệu xuất nhập trong kho của doanh nghiệp cũng như quản lý quá trình sản xuất của doanh nghiệp… Nếu có công cụ đối chiếu, kết nối dữ liệu đủ lớn trong tay, cơ quan Hải quan sẽ giảm được nguồn nhân lực làm việc thủ công, đồng thời nhận dạng, phát hiện kịp thời các hành vi gian lận.
Báo cáo tham luận tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan KCN Sóng Thần đại diện Cục Hải quan Bình Dương đã trình bày đề xuất các biện pháp quản lý, giám sát đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất trong mô hình Hải quan số. Trong đó có các ứng dụng CNTT tích hợp thông minh, tập trung ứng dụng các thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 như: Xây dựng mô hình kiến trúc phần cứng CNTT ngành Hải quan theo mô hình điện toán đám mây; Công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) nhằm thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu có cấu trúc, phi cấu trúc, bán cấu trúc từ nhiều nguồn khác nhau liên quan đến hoạt động nghiệp vụ quản lý nhà nước về Hải quan…
Ngoài ra, Cục Hải quan Bình Dương cũng đề xuất xây dựng phần mềm quản lý doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dựa trên cơ sở kết nối, cung cấp thông tin giữa cơ quan Hải quan và tổ chức, cá nhân có liên quan. Về cơ bản, tất cả các thông tin do doanh nghiệp cung cấp sẽ được hệ thống tiếp nhận, xử lý, phân tích, đánh giá thông qua ứng dụng các nền tảng công nghệ 4.0 để đưa ra các thông tin cảnh báo, hỗ trợ người sử dụng ra quyết định tại các bước nghiệp vụ có liên quan.
Đại diện Cục Hải quan Bình Phước cho rằng, để tháo gỡ những vướng mắc bất cập trong quản lý giám sát hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất cần xây dựng Hệ thống thông tin phục vụ việc Quản lý hải quan đối với loại hình này đảm bảo chức năng kiểm tra, giám sát và quản lý từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất, đến khi xuất khẩu sản phẩm. Hệ thống cần có chức năng như: thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá được dữ liệu doanh nghiệp khai báo, dữ liệu xuất nhập khẩu trên các Hệ thống nghiệp vụ hải quan để hỗ trợ cơ quan Hải quan trong việc xác định dấu hiệu rủi ro, xác định các trường hợp phải kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu; báo cáo quyết toán theo quy định…
Ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đơn vị tham dự hội nghị, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn cho biết, trong thời gian tới, các bài toán về quản lý hải quan trong toàn ngành sẽ tổ chức các cuộc họp chuyên sâu, các dự án tiếp theo của Hải quan số, Hải quan thông minh. Trong đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý doanh nghiệp, Cục Giám sát quản lý về hải ưuan, Cục CNTT và Thống kê hải quan, Cục Quản lý rủi ro sẽ có trao đổi cụ thể để có công cụ nhằm thu thập thông tin từ các cơ quan liên quan cũng như cho phép các đơn vị cập nhật thông tin bổ sung để xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn thiện về doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất và các doanh nghiệp lĩnh vực khác.
Tin liên quan
Chủ động nguồn lực tài chính từ ngân sách để hiện đại hóa công tác quản lý thuế
08:15 | 18/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ninh siết quản lý hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất
09:33 | 17/09/2024 An ninh XNK
Ngành Hải quan không ngừng đổi mới, cải cách, hiện đại hóa
19:15 | 10/09/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh: “Cầu nối” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
08:52 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Trà Lĩnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 300 triệu USD
10:27 | 31/10/2024 Hải quan
Điều tiết hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào thời gian cao điểm
09:49 | 31/10/2024 Hải quan
Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan tập huấn tổ chức Đại hội Đảng các cấp
22:37 | 30/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách hơn 535 tỷ đồng tại Hải quan Móng Cái
10:26 | 30/10/2024 Hải quan
Sửa đổi quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia
20:36 | 29/10/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK