Hiểm họa sạt lở đất đá
Đồng bằng sông Cửu Long với nỗi lo sạt lở Mưa lũ, sạt lở gây sự cố lưới điện ở nhiều khu vực |
Hiện trường vụ sạt lở trên đèo Bảo Lộc. Ảnh: TTXVN |
Trước đó, ngày 4/8, người dân Thủ đô bất ngờ trước thông tin hàng loạt ô tô bị lấp vùi tại huyện Sóc Sơn- Hà Nội, nơi vốn dĩ không phải khu vực vùng núi quá cao hiểm trở và ít ghi nhận tình trạng sạt lở đáng kể, thời điểm không có mưa quá lớn.
Liên tục những ngày qua, hàng loạt vụ sạt lở đất đá ở sườn dốc gây thiệt hại nghiêm trọng cả người và của diễn ra ở nhiều nơi: ngày 30/7, vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) vùi lấp một phần chốt Cảnh sát giao thông khiến 3 đồng chí Công an và 1 người dân thiệt mạng; cũng tại Lâm Đồng, cuối tháng 6, vụ sạt lở bờ taluy khoảng 30m trên sườn đồi dốc tại phường Hoàng Hoa Thám TP Đà Lạt đã làm sụt đổ một số căn nhà và làm 2 người thiệt mạng; ngày 4/8 tại đèo Khe Thung (Hòa Bình), sạt lở khiến tảng đá lớn rơi trúng đầu một xe ô tô; loạt vết nứt trên đường Hồ Chí Minh (đoạn qua phường Nghĩa Thành, TP Gia Nghĩa, Đắk Nông) những ngày đầu tháng 8/2023 tiếp tục lan rộng và sâu hơn, có điểm sạt trượt từ 2-3m, chia cắt làn đường dành cho xe gắn máy và xe thô sơ, thậm chí vết nứt còn lan sang làn đường dành cho ô tô...
Nhìn thẳng thực tế, tình trạng sạt lở đất đá khu vực vùng núi, đèo dốc đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nhiều nơi trên cả nước, cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng hơn nếu không có giải pháp phù hợp, tổng thể để xử lý.
Có chung nguyên nhân mưa lớn, mưa kéo dài trực tiếp gây ra những vụ việc trên, tuy nhiên, một nguyên nhân sâu xa ở phần nhiều vụ sạt lở đã được không ít chuyên gia và nhà quản lý cho rằng đó là việc rừng tự nhiên đã bị xâm hại quá mức. Trong bối cảnh chất lượng rừng suy giảm, diện tích bị bó hẹp, những công trình hạ tầng xây dựng trong phạm vi đó không thể không bị ảnh hưởng. Mặc dù, không phải cứ bảo vệ rừng tốt là không có những vụ sạt lở nhưng việc phá rừng trên diện rộng kết hợp thời tiết cực đoan sẽ làm biến đổi mạnh hơn về địa chất và tình trạng sạt lở công trình do con người xây dựng chắc chắn sẽ gia tăng.
Hậu quả của tình trạng sạt lở đã hiển hiện bằng mạng người, bằng những công trình hàng chục tỷ thậm chí hàng trăm tỷ đồng, nhân lên cả nước sẽ là con số rất lớn. Cùng với đó là sự bất ổn về đời sống và an sinh xã hội. Giải quyết tình trạng trên có lẽ không chỉ riêng của một địa phương, một ngành nào có thể làm triệt để. Nó cần sự kết hợp của cơ quan hữu quan chuyên ngành và liên ngành như tài nguyên môi trường, lâm nghiệp, giao thông, xây dựng... cũng như những giải pháp cụ thể của từng địa phương gắn với hoạt động kinh tế, dân sinh cụ thể của người dân trên địa bàn. Giải pháp tổng thể cần sự vào cuộc cấp bách của các cơ quan quản lý và các nhà khoa học.
Tin liên quan
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kho bạc Nhà nước chung tay khắc phục hậu quả thiên tai
10:24 | 27/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Qua thời... nhà mặt phố?
08:07 | 30/12/2024 Người quan sát
Bánh chưng làng
09:45 | 29/12/2024 Người quan sát
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Lừa đảo trên mạng
07:01 | 15/12/2024 Người quan sát
Vấn nạn “video bẩn”
08:09 | 11/12/2024 Người quan sát
30 tỷ đồng/m2 đất
14:59 | 08/12/2024 Người quan sát
Chợ Giáng sinh
07:36 | 08/12/2024 Người quan sát
Người nước ngoài sống trong... nhà ở xã hội
08:30 | 04/12/2024 Người quan sát
Quản chặt “khí cười”
14:15 | 26/11/2024 Người quan sát
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics