Hệ thống khám chữa bệnh đối mặt thách thức lớn chưa từng có
Covid-19 diễn biến phức tạp, yêu cầu BRG, Aeon, Big C… tăng cường chống dịch | |
Ngày 3/8, cả nước ghi nhận 3.578 ca nhiễm Covid-19 mới | |
Chiến lược đa tầng trước đại dịch Covid-19 |
Các y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân trong khu ICU tại Bình Dương. Ảnh: Bộ Y tế |
Thiếu và yếu
Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), dịch bệnh đã bùng phát trên diện rộng, có quy mô lớn và tính chất phức tạp, nhiều nguồn lây, ổ dịch, nhiều biến chủng, đặc biệt sự xuất hiện biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm, làm tăng ca bệnh nặng so với 3 đợt dịch trước. Số ca bệnh nguy kịch và tử vong tăng cao, gần 1.000 ca.
Khảo sát của Bộ Y tế năm 2021, cả nước có khoảng trên 16.000 giường bệnh hồi sức tích cực. Tuy nhiên, cơ số giường bệnh và năng lực hồi sức tích cực hiện chưa thể đáp ứng nhu cầu điều trị người bệnh Covid-19 ngày càng tăng cao. Nhiều địa phương đang thiếu các trang thiết bị phục vụ điều trị người bệnh nặng. Nhiều bệnh viện có giường bệnh hồi sức tích cực nhưng không có hệ thống oxy trung tâm, hệ thống khí nén nên không sử dụng được máy thở; thiếu camera, thiếu hệ thống theo dõi trung tâm gây khó khăn cho các bác sỹ, điều dưỡng trong việc theo dõi sát diễn biến của người bệnh Covid-19 nặng. Khoa hồi sức tích cực của nhiều bệnh viện chưa thực hiện được các kỹ thuật hồi sức tích cực nâng cao như thở máy xâm nhập, không xâm nhập, tim phổi nhân tạo (ECMO), lọc máu…
Hiện chỉ một số ít bệnh viện thực hiện được kỹ thuật tim phổi nhân tạo, như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ… Nguyên nhân do thiếu nhân lực chuyên sâu, thiếu trang thiết bị về hồi sức tích cực, đầu tư và chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng…
Trước những khó khăn, thách thức nêu trên, theo ông Lương Ngọc Khuê, hệ thống khám, chữa bệnh cần khẩn trương thiết lập và đưa vào hoạt động các trung tâm hồi sức tích cực quốc gia, trung tâm hồi sức tích cực vùng.
Hiện cả nước có trên 2.000 bác sỹ làm việc tại khoa cấp cứu, hồi sức tích cực, nhưng nhiều địa phương đang rất thiếu. Ví dụ, một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trên phạm vi toàn tỉnh chỉ có một bác sỹ chuyên khoa sơ bộ hồi sức tích cực. Do tác động của chính sách tự chủ nên nhiều bệnh viện tuyến tỉnh ít chú trọng công tác hồi sức tích cực, khi có ca bệnh nặng thường chuyển về các bệnh viện tuyến Trung ương tại TP Hà Nội và TPHCM. Điều này tạo áp lực rất lớn cho các bệnh viện tuyến cuối quá tải trong việc điều trị ca bệnh nặng, gây khó khăn cho Bộ Y tế trong việc huy động, điều phối nguồn nhân lực hỗ trợ, phân bổ máy móc, vật tư, trang thiết bị, tài chính… cho các địa phương.
Ông Khuê cũng thông tin, một số địa phương thiếu chủ động, chưa sẵn sàng công tác thu dung, điều trị ca bệnh nặng. Năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực ở nhiều địa phương vừa yếu và thiếu, chưa đủ khả năng đáp ứng với kịch bản biến chủng “siêu lây nhiễm”. Nhân lực trình độ cao chuyên khoa hồi sức tích cực ngày càng giảm, nhiều bác sỹ đã chuyển sang chuyên khoa khác.
Nỗ lực vượt qua khó khăn
Từ thực tế nêu trên, tại nhiều địa phương khi dịch bệnh diễn biến phức tạp thì cả nhân lực và vật lực đều khó đáp ứng được các yêu cầu khám, chữa bệnh. Đơn cử, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Bắc Giang, đội ngũ, y bác sĩ từ các bệnh viện tuyến trung ương và nhiều địa phương trên cả nước đã phải hỗ trợ địa phương làm công tác truy vết, xét nghiệm và điều trị tại các trung tâm hồi sức tích cực.
Hiện tại, TPHCM đang là điểm nóng của cả nước về dịch bệnh, hệ thống y tế của địa phương quá tải, thiếu các trung tâm điều trị hồi sức tích cực để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng. Để cùng với TPHCM chung tay chống dịch, Bộ Y tế đã điều động các lãnh đạo Cục, Vụ liên quan và giám đốc các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện Hữu nghị… vào TPHCM để cùng chung sức thiết lập nên hệ thống điều trị, đặc biệt là hệ thống hồi sức tích cực cho bệnh nhân Covid-19.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã huy động hơn 6.000 nhân lực, cùng các trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ TPHCM và các tỉnh phía Nam chống dịch. Cùng với đó, Bộ Y tế còn kêu gọi hệ thống khám chữa bệnh tư nhân cùng chung tay, góp sức điều trị, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Covid-19.
Vượt qua những khó khăn về nhân lực, vật lực, đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu luôn nỗ lực từng giây, từng phút để cứu chữa chăm sóc bệnh nhân Covid-19. Cũng nhờ có sự hỗ trợ kịp thời của đội ngũ y, bác sĩ trên cả nước mà bệnh nhân đang được điều trị tại các trung tâm hồi sức tích cực được quan tâm, chăm sóc tận tình. Nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng đã được cứu chữa kịp thời và trở về đoàn tụ với người thân, gia đình.
Mới đây, các chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ đã cứu sống cả 2 mẹ con sản phụ 22 tuổi, ở Đồng Tháp, mang thai 34 tuần, bị nhiễm SARS-CoV-2, suy hô hấp tiến triển nhanh, viêm phổi nặng, nhờ thực hiện kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo). Ngoài ra, nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi điều trị các khu hồi sức tích cực không có người nhà đi theo để hỗ trợ, nhưng vẫn được các điều dưỡng, y bác sĩ chăm sóc tận tình.
Đang chăm sóc một bệnh nhân nhi 4 tháng tuổi, nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Lài làm việc tại Khu điều trị Hồi sức tích cực (Bệnh viên Tâm thần, tỉnh Bình Dương) chia sẻ: “Thương lắm, em bé dương tính, khi nhập viện trên người nhiều vết bầm, lại không đáp ứng với thuốc điều trị, tiên lượng nặng, việc uống sữa hàng ngày cũng gặp nhiều khó khăn. Do Khu điều trị Hồi sức tích cực nên người nhà không được vào chăm sóc, tôi thay mẹ bé làm hết mọi việc từ bỉm, sữa đến thay tã hay vệ sinh cho bé. Lúc này, tôi không chỉ là bác sĩ mà còn phải tận tâm chăm sóc bé như con của mình vậy”.
Từ ngày 27/4/2021 đến nay, Việt Nam đang phải đối mặt với “làn sóng thứ tư” của dịch bệnh Covid-19 tấn công và gây hậu quả nghiêm trọng, số lượng ca bệnh Covid-19 trên cả nước tăng nhanh, với trên 133.000 ca nhiễm mới. Hiện có trên 400 bệnh nhân nặng đang điều trị hồi sức tích cực (ICU); 21 ca điều trị ECMO (tim phổi nhân tạo). Chính phủ và Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo yêu cầu các địa phương tăng cường năng lực hồi sức tích cực, tập trung cứu chữa ca bệnh nặng, giảm thiểu tử vong. Mới đây, Bộ Y tế chỉ định và thành lập 12 trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia quy mô từ 200-300 giường bệnh hồi sức tích cực đặt tại 12 cơ sở y tế ở các 3 vùng Bắc- Trung - Nam. |
Tin liên quan
Không để người dân không được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sau bão, lũ
10:39 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bệnh viện Tâm Anh đứng đầu các bệnh viện tư tại TPHCM về chất lượng
10:55 | 17/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quỹ Bảo hiểm y tế - Nguồn tài chính quan trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân
11:05 | 14/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK