Hậu Covid-19: Gia tăng bệnh nhân rối loạn sức khỏe tâm thần
Nâng cao sức khỏe tâm thần | |
Lập 12 trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia | |
Yêu cầu xử lí nghiêm vụ việc mua bán ma túy diễn ra trong Bệnh viện Tâm thần Trung ương I |
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho bệnh nhân điều trị bệnh tâm thần. Ảnh: Bộ Y tế. |
Bệnh nhân gia tăng
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 điều trị nhiều ca bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần trong dịch và hậu dịch Covid-19. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân, Trưởng Khoa Bán cấp tính nữ cho biết, bệnh viện đã nhận tư vấn từ xa, điều trị nhiều ca bệnh liên quan đến loạn trầm cảm, lo âu, mất ngủ sau khi được xác định dương tính với SARS-CoV-2; rối loạn giấc ngủ, căng thẳng khi phải đi cách ly tập trung.
Tại Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh, thời điểm này tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị đã lến đến 800 bệnh nhân/tháng. Trong đó có nhiều bệnh nhân gặp sang chấn tâm lý khi thực hiện cách ly y tế hay điều trị Covid-19.
Theo bác sĩ CK I Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng khoa Khám bệnh, các bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe tâm thần có các biểu hiện như: Mất ngủ, lo âu, stress kéo dài... Một số trường hợp mắc bệnh lý tâm thần có thể tự khỏi nhưng hầu hết tiến triển thành mãn tính dẫn tới chất lượng cuộc sống giảm sút, mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, không làm được việc, ảnh hưởng mối quan hệ trong gia đình… Khi ở tình trạng nguy hại nhất, bệnh nhân không chỉ có ý nghĩ tiêu cực tự làm hại bản thân là tự sát mà còn có hành vi giết cả người thân hoặc người mình thù ghét rồi tự tử.
Trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân bị Covid-19 có dấu hiệu liên quan đến sức khỏe tâm thần, bác sỹ Hồ Giang Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh, Trưởng khu tiếp nhận điều trị bệnh Covid-19 cho biết, trong đợt dịch Covid-19 thứ tư có 204 bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại đây thì có đến 50% bệnh nhân có dấu hiệu của chứng lo âu, 26 bệnh nhân có biểu hiện rõ rệt của triệu chứng rối loạn tâm thần, mất ngủ, street...
Theo khảo sát do Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP Thủ Đức, (TP HCM) trong tháng 9/2021 cho thấy, có đến 53,3% bệnh nhân Covid-19 tại đây bị rối loạn lo âu, 16,7% stress và 20% trầm cảm. Đặc biệt, những bệnh nhân từng thở HFNC, thở oxy qua mặt nạ, hoặc thở máy, tỷ lệ trầm cảm và rối loạn lo âu lên tới 66,7%. Khoảng 67% bệnh nhân mong muốn được tư vấn, hỗ trợ tâm lý trong điều trị và sau khi xuất viện.
Cần điều trị kịp thời
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết, việc mọi người trải qua nỗi sợ hãi, lo lắng và căng thẳng trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 là điều bình thường và dễ hiểu. Do vậy, theo chuyên gia y tế khi người thân có các biểu hiện như trên gia đình cần đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa như Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương… để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh rơi vào trạng thái trầm cảm, mắc bệnh lý tâm thần. Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội Nguyễn Quang Bính khuyến cáo, người dân cần phải chấp nhận, thay đổi lối sống để thích nghi với dịch bệnh. Đó là tăng cường rèn luyện sức khỏe thể chất, nâng cao sức khỏe tinh thần trong mùa dịch bằng các liệu pháp đơn giản như thư giãn, luyện tập yoga, thiền, nghỉ ngơi, đọc sách, ăn uống lành mạnh… để có tâm lý tốt, tăng sức đề kháng với bệnh tật.
Theo một số chuyên gia y tế, để tránh các bệnh về rối loạn sức khỏe tâm thần mọi người nên nói ra tâm sự của mình với nhiều người để được chia sẻ, giải tỏa lo lắng. Với học sinh, sinh viên nên bình thường hóa cảm xúc bằng cách tăng cường trò chuyện với người thân về cảm giác bất an, sự tổn thương của mình và dành thời gian cho những sở thích của bản thân như: Hội họa, âm nhạc, rèn luyện thể dục, thể thao. Phụ huynh cần phải lắng nghe, động viên con vượt qua khủng hoảng của bản bản.
Riêng đối với người cao tuổi, PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, trong gia đình, người thân cần quan tâm trò chuyện với người cao tuổi để họ không cảm thấy cô đơn. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, người cao tuổi cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, canxi… để tăng cường thể lực. Hiện nay, nhiều cơ sở khám, chữa bệnh có dịch vụ tư vấn trực tuyến, do đó, với người cao tuổi mắc bệnh mạn tính, nên sử dụng phương thức này để chia sẻ, nói chuyện với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, từ đó giảm bớt lo âu.
Trên thực tế, người bị mắc các chứng liên quan đến tâm thần nếu không được can thiệp tâm lý kịp thời sẽ dễ diễn tiến nặng thêm. Vì vậy, yếu tố hàng đầu là các triệu chứng bệnh cần được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị khoa học, hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm gia tăng đáng kể các rối loạn sức khỏe tâm thần. Theo WHO, đại dịch Covid-19 gây tác động tới một số nhóm dễ bị tổn thương như: Nhân viên y tế, những người ở tuyến đầu phòng, chống dịch, người có bệnh lý nền, những người sống độc thân. Dịch Covid-19 cũng khiến việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh và điều trị các rối loạn tâm thần bị gián đoạn, gặp nhiều khó khăn. |
Tin liên quan
GE HealthCare hợp tác với Bệnh viện Trung ương Huế nâng cao năng lực y tế
16:59 | 12/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
19:02 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bệnh viện Tâm Anh đứng đầu các bệnh viện tư tại TPHCM về chất lượng
10:55 | 17/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
Nghệ An: Phá đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không
Vedan chung tay xây dựng thêm 3 ngôi nhà mơ ước
Cổng bình chọn "Xe của năm 2025" đã chính thức mở
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics