Hàng Việt ầm ầm xuất ngoại qua các “đại gia" bán lẻ
Bà đánh giá như thế nào về "diện mạo" phát triển ngành bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay?
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là năm 2018, Việt Nam có bước phát triển bứt phá về kinh tế, ngành bán lẻ cũng phát triển đi lên nhờ nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Thêm vào đó, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam có chính sách cởi mở trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện. Nhiều DN đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ đã tham gia, mở rộng hơn quy mô bán lẻ tại thị trường Việt Nam, mang theo cả những công nghệ quản lý cũng như nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ. Ngoài ra, các DN bán lẻ trong nước cũng nhận thức được cần cạnh tranh với DN bán lẻ nước ngoài, có nhiều tiến bộ trong cải thiện dịch vụ, nguồn hàng chất lượng. DN trong nước có bước mở rộng mô hình đầu tư về diện phủ rộng cũng như đa dạng hóa mặt hàng, tiếp cận người tiêu dùng nhiều hơn.
Nhìn chung, thị trường ngày càng diễn ra sự cạnh tranh sâu rộng hơn khi khối bán lẻ trong nước cạnh tranh với khối bán lẻ nước ngoài; DN bán lẻ hiện đại cạnh tranh với hệ thống phân phối truyền thống, hiện đang ngày càng tiến bộ hơn về văn minh thương mại, về tìm kiếm nguồn hàng do nhiều chính sách kết nối cung cầu của Nhà nước.
Thời gian qua, thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến sự đổ bộ đầu tư của nhiều "đại gia" bán lẻ đình đám nước ngoài như Central Group, Aeon, Lotte... Bộ Công Thương có những động thái như thế nào để thúc đẩy hàng Việt tiêu thụ mạnh mẽ hơn trong hệ thống phân phối của các "đại gia" này?
Việt Nam đã tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời ký những FTA song phương và đa phương nên Việt Nam phải tuân thủ luật chơi. Thị trường bán lẻ Việt Nam đã mở cửa từ năm 2009, phải tuân thủ rất công bằng giữa các thành phần kinh tế trong nước, giữa DN bán lẻ FDI hay DN bán lẻ Việt Nam.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", có nhiều chương trình vận động DN bán lẻ truyền thống, DN bán lẻ hiện đại, DN thuần Việt và DN bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài cùng tham gia vào công cuộc này. Gần đây, Bộ Công Thương cũng đã có những chương trình kết nối hàng thực phẩm an toàn vào hệ thống phân phối hiện đại cũng như truyền thống để phục vụ cho người dân. Bộ Công Thương vận động DN bán lẻ nước ngoài tham gia vào chương trình bình ổn thị trường và các đơn vị như BigC (Central Group) hay Lotte đã tích cực tham gia. Nhờ vậy, các đơn vị này có được nguồn hàng giá cả hợp lý, chất lượng. Bên cạnh đó, các DN bán lẻ nước ngoài còn được vận động tham gia vào những chương trình sinh kế cộng đồng, vì cộng đồng như chương trình Tiêu dùng xanh. Thông qua đó, DN kết nối được với DN sản xuất trong nước có nguồn hàng hoặc với hộ bà con kinh doanh, sản xuất ở vùng sâu vùng xa theo chương trình giảm nghèo, sinh kế cộng đồng, đưa hàng về các hệ thống.
Các hoạt động, sự kiện này diễn ra thường xuyên, liên tục. Cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Vụ Thị trường trong nước thường xuyên kết nối với lãnh đạo của các đơn vị bán lẻ thuần Việt cũng như hệ thống bán lẻ có thương hiệu nước ngoài tham gia chương trình để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong nước, đồng thời thu hút qua những kênh phân phối FDI cũng như kênh phân phối thuần Việt XK hàng hóa ra nước ngoài.
Bà có thể thông tin rõ hơn về tình hình gia tăng hàng hóa XK thông qua kênh phân phối của các DN FDI?
Hai đơn vị bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài lớn ở Việt Nam là BigC do Centre Group sở hữu hoặc Aeon do Tập đoàn Aeon sở hữu đều đã ký kết với Bộ Công Thương trong năm 2017, 2018 về vấn đề thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước cũng như thu mua XK ra nước ngoài.
BigC tham gia việc ký kết này từ năm 2017. Từ đó đến nay, BigC thường xuyên XK con số từ 46 triệu USD/năm trở lên và đang đẩy con số này lên nhiều hơn nữa. BigC nhìn thấy còn dư địa ở mặt hàng như dệt may hoặc hàng hóa nông sản có tính bản địa mà Thái Lan không có, từ đó sẽ thu hút để đưa sang hệ thống phân phối tại Thái Lan.
Một trường hợp khác là MM Mega Market (Metro trước đây), sau khi được Tập đoàn Thái Lan thu mua, MM Mega Market đã thành lập 4 trung tâm mua hàng, đặc biệt là hàng nông sản Việt Nam. Hiện, các trung tâm này đang thu hút hàng hóa để XK về Thái Lan những mặt hàng có tính bản địa cao của Việt Nam như thanh long hay khoai lang. Hiện, mỗi tuần MM Mega Market XK được khoảng 2-3 container và mục tiêu phấn đấu là 10 container/tuần.
Đặc biệt, Bộ Công Thương đánh giá cao sự kết nối và cam kết XK của Aeon sang hệ thống phân phối của Aeon ra nước ngoài. Aeon hiện đã XK được 250 triệu USD/năm tiền hàng của Việt Nam gia công dưới thương hiệu của Aeon. Aeon đã ký cam kết với Bộ Công Thương đến năm 2020, con số này sẽ đẩy lên 500 triệu USD và năm 2025 là 1 tỷ USD/năm tiền hàng thông qua hệ thống Aeon với thương hiệu của Aeon và kể cả thương hiệu thuần Việt của Việt Nam do các DN Việt tự gia công, sản xuất, xây dựng.
Bên cạnh việc loay hoay lo cạnh tranh, giữ thị phần tại "sân nhà" hay nỗ lực đưa hàng Việt XK qua hệ thống phân phối của các DN bán lẻ FDI lớn, bà đánh giá như thế nào về cơ hội để các nhà bán lẻ Việt Nam trực tiếp "đem chuông đi đánh xứ người"?
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Việc giao lưu giữa các nhà bán lẻ của Việt Nam với thế giới ngày càng được thúc đẩy. Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội Bán lẻ toàn cầu. Tôi nghĩ rằng, cơ hội mở ra cho các nhà bán lẻ Việt Nam mở rộng kênh phân phối ra nước ngoài có và rất tiềm năng thông qua 4 triệu Việt kiều đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.
Có rất nhiều siêu thị của Việt Nam tại nước ngoài đang hoạt động hiệu quả, đang xây dựng thương hiệu riêng của mình. Vì vậy, những nhà bán lẻ Việt Nam có thể phối hợp, kết nối qua những kênh bán lẻ đang có hợp tác với thế giới cũng như hợp tác với người Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng hệ thống bán lẻ, mang thương hiệu Việt đi toàn cầu.
Ví dụ điển hình là Liên hiệp HTX Thương mại TP. HCM (Saigon Co.op). Saigon Co.op hiện có liên kết rất chặt chẽ với hệ thống bán lẻ Fair Price của Singapore. Hệ thống này đã hỗ trợ trong việc cung cấp hàng hóa từ Việt Nam sang hệ thống của Fair Price, đồng thời phía Singapore cũng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống bán lẻ Fair Price cũng như của và Saigon Co.op. Saigon Co.op đã đưa rất nhiều người sang Singapore đào tạo.
Xin bà cho biết, để thúc đẩy ngành bán lẻ Việt Nam phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn nữa trong thời gian tới, giải pháp cơ bản đặt ra là gì?
Thứ nhất, cần có những cơ chế, chính sách cởi mở đảm bảo việc cạnh tranh lành mạnh giữa các kênh phân phối, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực bán lẻ, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ hai, cần có kiểm soát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tạo ra hành lang chính sách, tránh việc gian lận, o ép nhau trên thị trường bán lẻ như tình trạng đưa hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ vào phân phối, làm người tiêu dùng quay lưng với các kênh phân phối hiện đại, ví dụ như thương mại điện tử.
Thứ ba, hạ tầng thương mại phải được phát triển hơn nữa, đi song song với những hạ tầng kinh tế khác như giao thông vận tải. Ngoài ra, nguồn nhân lực cũng phải được đào tạo nhiều hơn có những chương trình khoa học công nghệ để hỗ trợ áp dụng công nghiệp 4.0 trong phân phối, bán lẻ.
Thứ tư, bản thân các DN phải nhận thức rõ những cơ hội, thách thức đặt ra, tự mình thay đổi, tự tiếp cận được nguồn vốn tốt trong xã hội; đẩy mạnh hoạt động hệ thống bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại...
Xin cảm ơn bà!
Ông Trần Trọng Tuyến - Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM): Công nghệ rất quan trọng trong bán lẻ hiện đại Công nghệ là một cơ hội để tăng trưởng cho các nhà bán lẻ nhưng rất nhiều các DN tận dụng công nghệ không thành công. Nói một cách tổng quát, đơn giản là các DN đã đánh giá sai nguy cơ mà sự thay đổi của công nghệ có thể mang lại cho DN. Khi đánh giá sai sẽ dẫn đến DN tập trung vào những cái mang lại lợi nhuận ngắn hạn. Đánh giá không đúng tầm quan trọng của những tác động do sự phát triển của công nghệ, cũng như thay đổi của xu thế bán lẻ trên thế giới là nguyên nhân khiến bản thân DN Việt Nam chậm hơn so với nước ngoài, dẫn đến không nâng cao được trải nghiệm của người mua hàng. Trong bối cảnh, có DN làm tốt hơn, nhất là các DN hàng đầu mang lại sự trải nghiệm tốt hơn, cộng với phù hợp về vấn đề giá thì những DN không mạng lại những điều trên sẽ đứng ngoài cuộc chơi. Giai đoạn tới là giai đoạn của bán hàng đa kênh cả trực tiếp và bán hàng online. Mô hình bán lẻ kiểu liên doanh và bách hóa tổng hợp đã không còn phù hợp, thay vào đó là mô hình shopping mail, vừa bán hàng vừa có các dịch vụ tổng hợp như vui chơi, ăn uống, làm đẹp… Sự phát triển của công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi sẽ đem lại năng suất lao động cao cho các nhà bán lẻ, đồng thời thay đổi những hành vi mua sắm của người tiêu dùng xã hội. Các nhà bán lẻ cần sớm nhận biết vấn đề này để sử dụng những công nghệ tiên tiến vào quản lý kinh doanh của mình. Trong bối cảnh mới, các nhà bán lẻ Việt cần nắm bắt công nghệ tiếp thu nhanh và hiệu quả các kinh nghiệm của các nước đi trước để nâng cao năng lực cạnh tranh ngay ở thị trường nội địa. Những nhà bán lẻ Việt Nam có khá nhiều lợi thế so sánh với các nhà bán lẻ nước ngoài như tiềm lực về mạng lưới sẵn có, am hiểu thói quen tiêu dùng của người Việt Nam… Chữ tín của các DN phải đưa lên hàng đầu, chiếm được trái tim của người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ Việt cần đi nhanh hơn nhưng cần đi cùng nhau, tạo mối liên kết bền chặt giữa các DN trong nước với nhau để có sức mạnh tổng hợp. Về phía vai trò của Nhà nước, Nhà nước cũng cần hỗ trợ để có những tập đoàn lớn và bán lẻ có đủ lực để dẫn dắt thị trường. Đức Quang (ghi) |
Tin liên quan
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về
08:16 | 22/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics