Hàng nghìn tỷ đồng tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu
Hỗ trợ tài chính cho hoạt động xuất nhập khẩu | |
Gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp có thể mở rộng hơn 300 nghìn tỷ đồng? |
Ngân hàng luôn dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ảnh: ST |
Tín dụng và giải pháp tài chính riêng cho xuất nhập khẩu
Nói về tình hình của các doanh nghiệp, TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình dịch dịch bệnh, nhưng các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang đứng trước nhiều cơ hội lớn. Vì thế, mỗi doanh nghiệp nên tận dụng tốt chiến lược “kiềng 3 chân” đó là: Nắm bắt các cơ chế, chính sách hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước/hiệp định kinh tế khu vực; thay đổi chiến lược bán hàng và tìm kiếm kênh phân phối mới đột phá; tận dụng, tối ưu hóa các giải pháp tài chính ưu việt để tối ưu nguồn lực, giảm thiểu rủi ro và bứt tốc về doanh số...
Theo NHNN, trong 6 tháng đầu năm 2021, cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, có 3/5 lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tích cực (gồm xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao), với mức tăng trưởng cao hơn mức tăng tín dụng của toàn nền kinh tế. Dự kiến đến cuối tháng 6/2021, tín dụng xuất khẩu tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. |
Trong đó, liên quan đến dòng vốn, hiện nhiều ngân hàng đã “tung” ra các gói tín dụng hỗ trợ lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Từ ngày 1/7, Agribank dành 15.000 tỷ đồng và 300 triệu USD cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu với lãi suất thấp, từ 1,7%/năm (với khoản vay USD) và 3,5%/năm (với khoản vay VND). Ngoài ra, Agribank còn dành nhiều ưu đãi về tỷ giá mua bán ngoại tệ và giảm, miễn phí đối với L/C (chứng thư bảo lãnh) nhập khẩu, L/C xuất khẩu…
Sacombank cũng triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh từ nay đến cuối năm 2021, lãi suất 4%-6,7%/năm. Từ nay đến 31/12/2021, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là khách hàng của MSB cũng sẽ được vay vốn với lãi suất chỉ từ 6%/năm với VND và từ 3%/năm với USD…
Ngoài ra, nhiều ngân hàng tuy không dành gói tín dụng riêng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhưng lại đưa ra các gói tín dụng hỗ trợ chung cho các doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến 5 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất nhập khẩu. Các ngân hàng đều kỳ vọng, các gói tín dụng sẽ tạo ra một đòn bẩy để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trụ vững, phục hồi và tiếp tục vươn xa hơn trên thị trường quốc tế.
Không chỉ đưa ra các gói tín dụng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn được các ngân hàng hỗ trợ bằng các chương trình hỗ trợ về dịch vụ tài chính trong thanh toán, giao dịch. Như tại MSB, doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn có thể được tài trợ vốn không tài sản bảo đảm lên tới 90% giá trị hợp đồng/LC xuất khẩu, giảm 30% phí tài trợ thương mại, chuyển tiền quốc tế và miễn 100% phí quản lý tài khoản, dịch vụ Internet Banking và nộp thuế điện tử/hải quan điện tử. VPBank hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu cấp thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) 100% online, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí khi không phải trực tiếp đến quầy giao dịch làm việc như trước đây…
Ngoài ra, nhiều ngân hàng cho biết, để vận hành thanh toán xuất nhập khẩu tiện lợi, ngân hàng có đội ngũ chuyên gia để tư vấn, đồng hành với doanh nghiệp trong xử lý thủ tục với hải quan, thanh toán quốc tế. Về rủi ro tỷ giá, ngân hàng cũng đã cung cấp nhiều công cụ, sản phẩm phái sinh, giao dịch kỳ hạn... để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Vẫn khó tiếp cận vốn
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, doanh nghiệp mong muốn được kéo dài thời gian hỗ trợ giãn nợ, khoanh nợ và tạo cơ chế thoáng hơn để doanh nghiệp có thể vay mới. Đại diện một doanh nghiệp cho hay, lãi suất chưa bao giờ thấp như bây giờ, nhưng cơ hội để vay và phục hồi sản xuất rất khó. Tài sản thế chấp là vấn đề lớn, chỉ dùng để đi vay được khoản ban đầu, nhưng nếu đọng vốn rồi thì đi vay rất khó.
Vì thế, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, nhóm doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường có nguồn ngoại tệ thu về, nguồn doanh thu rõ ràng bằng các L/C, các hợp đồng mua bán… nên hoàn toàn có thể dùng các hợp đồng, hóa đơn này làm tài sản tín chấp để được cấp vốn. Do đó, theo đại diện MSB, các ngân hàng luôn quan tâm đến việc cấp vốn cho doanh nghiệp, nên đã đưa ra các các gói giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng phương án thu mua nguyên liệu, có thể dựa trên hợp đồng đầu ra, khoản phải thu... để được cấp vốn mà không cần tài sản đảm bảo.
Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển, các ngân hàng luôn sẵn sàng để cho vay, vấn đề là doanh nghiệp có tạo được niềm tin về khả năng trả nợ hay không. Doanh nghiệp nào chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi, tiết giảm chi phí, chứng minh nguồn vốn vay cần thiết cho hoạt động trực tiếp của kinh doanh thì sẽ được ngân hàng rót vốn, và các doanh nghiệp đó có nhiều khả năng thoát khỏi khó khăn và phát triển.
Mới đây, Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 của Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ phải thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển thương mại hài hòa, bền vững. Nghị quyết yêu cầu NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp; khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Vì thế, lãnh đạo NHNN cho biết sẽ vận động sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng để giảm lãi suất với những mức cụ thể ngay trong tháng 7/2021.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics