Hàng không: Sức hút khổng lồ từ thị trường tiềm năng
Thị trường hàng không Việt Nam đang bước sang năm thứ 24 an toàn tuyệt đối. Ảnh: ST |
Mức tăng trưởng ấn tượng
Theo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng, thời gian qua thị trường hàng không của Việt Nam đã có sự phát triển hết sức ấn tượng. Về thị trường, từ 2008 - 2019, ngành hàng không đã tăng trưởng 17,1% về hành khách và 13,8% về hàng hoá. Như vậy, sản lượng vận chuyển tăng 4,86 lần về hành khách và 3,66 lần về hàng hoá.
Trong bối cảnh hạ tầng cảng hàng không, sân bay còn hạn chế về năng lực, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, thị trường hàng không Việt Nam năm 2019 vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định, sản lượng hành khách thông qua hệ thống cảng hàng không, sân bay ước đạt 115,5 triệu lượt hành khách, tăng 11,8% và hàng hóa ước đạt 1,5 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2018; vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt gần 55 lượt triệu hành khách, tăng 11,4% và 435 nghìn tấn hàng hóa, tăng 7,6% so với năm 2018. |
Về vận chuyển của hãng hàng không Việt Nam, so với năm 2008, tăng 5,2 lần về hành khách và 3,2 lần về hàng hoá. Đội tàu bay so với năm 2008 tăng 3,5 lần. Mạng đường bay, so với 2008, đường bay nội địa tăng 2,4 lần, đường bay quốc tế tăng 2,44 lần. Theo dõi khoảng 20 năm trở lại đây, tăng trưởng hàng không gắn chặt với tốc độ phát triển GDP. Tức là GDP tăng 1%, hàng không sẽ tăng 1,5 đến 2%. Ngược lại, nếu GDP giảm 1%, hàng không cũng sẽ giảm tương ứng.
Hiện nay, Việt Nam đang có 30 đường hàng không nội địa, 35 đường hàng không quốc tế và hơn 300 phương thức bay theo công nghệ truyền thống (đi, đến, tiếp cận hạ cánh, bay chờ) kèm tiêu chuẩn khai thác thời tiết tối thiểu cho 22 sân bay. Dự kiến tổng số chuyến bay điều hành năm 2019 đạt 963.000 chuyến, tăng 7% so với năm 2018.
Đáng chú ý trong năm vừa qua, thị trường hàng không đã có sự tham gia thêm của một số hãng hàng không mới, theo đó, ngoài các hãng hàng không hiện nay gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airway, Vasco, Jetstar Pacific, Vietstar và Hải Âu hiện có thêm 3 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ thành lập và xin cấp phép bay gồm Vinpearl Air, Kite Air và Vietravel Airlines.
Như vậy, từ con số 4 hãng hàng không nội và 46 hãng hàng không nước ngoài năm 2008, cho đến nay, thị trường hàng không Việt Nam đã có sự tham gia thêm của một số hãng hàng không nội và hơn 70 hãng hàng không nước ngoài. Cùng với đó, đội tàu bay cánh bằng của các hãng hàng không Việt Nam đã tăng từ 60 chiếc (có độ tuổi trung bình 8,8 tuổi với 29 tàu bay sở hữu) lên 200 tàu bay (có độ tuổi trung bình 5 tuổi, tăng 3,3 lần so với năm 2008, trong đó có 53 tàu bay sở hữu). Thị trường hàng không cũng chứng kiến sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của đội tàu bay của các hãng hàng không hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân với 84 tàu bay chiếm 42% đội tàu bay.
Lối đi nào cho các hãng hàng không trong năm 2020?
Đáng chú ý, trong năm 2020 việc xúc tiến các thủ tục để mở thêm đường bay thẳng đến Mỹ - một thị trường khổng lồ, mang tính chiến lược trong thời gian tới được coi là một “miếng bánh” hấp dẫn đối với các hãng hàng không Việt Nam. Nhiều hãng hàng không cũng đánh giá đây là một “sức hút” lớn bởi đây là một thị trường đặc biệt lớn.
“Hiện nay VNA đang làm thủ tục để bay tới Mỹ. Nhưng ngay cả xong thủ tục, cũng phải cân đối cả nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh tế. Đây là thị trường đặc biệt lớn. Hiện đang phục vụ khá tốt thông qua hệ thống nối chuyến. Hiện bay từ TP Hồ Chí Minh đến Los Angeles, bay không dừng khoảng 18 tiếng. Bay nối chuyến qua Đài Loan khoảng 22 tiếng. Như vậy thu hút khách bay thẳng không phải dễ. Bay thẳng chỉ hấp dẫn với khách thương gia, nhưng lượng khách này dù mỗi ngày một đông nhưng thực sự đến thời điểm hiện tại chưa đủ để có thể mang lại doanh thu hợp lý”, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết thêm.
Đứng ở góc độ là hãng hàng không lớn nhất Việt Nam hiện nay, cho biết thêm về những dự định trong thời gian tới, theo ông Dương Trí Thành, kế hoạch phát triển giai đoạn 2010 - 2020 của Vietnam Airlines đã hoàn thành khá thành công, đội máy bay đạt mức 100 chiếc. Còn kế hoạch 5 năm sắp tới (2025-2030) vẫn đang chờ cơ quan quản lý duyệt. Trong quá trình đó, cùng với các đối tác, các hãng trong group gồm có Jetstar Pacific, Cambodia Angkor Air, Vasco... thì đây là giai đoạn chúng tôi trong nỗ lực phát triển bay tại Tân Sơn Nhất nhưng đang bị tắc. Hiện nay, “từ khóa” của chúng tôi là hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển bền vững. Điều đó không đơn giản bởi đẩy nhanh là nguy cơ mất an toàn xảy ra ngay. Slot là một vấn đề và an toàn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi mong muốn tăng trưởng nhưng phải an toàn.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Trương Phương Thành, Phó Tổng giám đốc Bamboo Airways cho biết, với những sự chuẩn bị đồng bộ từ sản phẩm, công nghệ, kỹ thuật, nhân lực, đội bay, các nguồn lực của Bamboo Airways sẽ được tăng cường nhằm đẩy mạnh khả năng kết nối du lịch nội địa và các thị trường quốc tế. Điều này sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các hãng hàng không Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng hàng không hiện có, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng cường giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề cập đến kế hoạch trong năm 2020, đại diện hãng hàng không Vietjet Air, ông Đinh Việt Phương cho biết, trong thời gian tới, Vietjet Air sẽ tập trung nâng cao số lượng tàu bay. Hiện hàng ngày Vietjet Air thực hiện 400 chuyến bay trên 120 đường bay trong nước và quốc tế. Giai đoạn tới, chúng tôi sẽ tăng tuyến, tăng tải, tăng điểm đến.
Tin liên quan
Tiếp tục gỡ khó cho Vietnam Airlines, cho phép Pacific Airlines được xóa tiền phạt chậm nộp thuế
22:33 | 30/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhu cầu máy bay mới tăng cao, cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ trong nước
15:53 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận "Giải thưởng Trinity 2024 vì những đóng góp xuất sắc cho ngành hàng không"
13:21 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%
Công an điều tra đường dây nhập lậu lợn quy mô lớn
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics