Facebook Twitter youtube Tiktok
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn:

Hải quan Việt Nam tự hào truyền thống, phát huy thành tích, chủ động trước thời cơ và thách thức mới

(HQ Online) - 75 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam không ngừng lớn mạnh, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chiến đấu, xây dựng, bảo vệ và phát triển của đất nước. Trong giai đoạn đất nước hội nhập mạnh mẽ hiện nay, cùng với những vấn đề mới đặt ra như xu thế bảo hộ, chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, thời cơ nhiều nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, chông gai. Phát huy bề dày truyền thống 75 năm qua, ngành Hải quan đã và đang chủ động, vững vàng đảm đương trọng trách “gác cửa nền kinh tế”- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã nhấn mạnh nội dung trên khi dành thời gian trả lời phỏng vấn Báo Hải quan nhân dịp kỷ niệm 75 thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945-10/9/2020).
5853 22 tct nguyen van can
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn

Trang sử tự hào

Hải quan là một trong những lực lượng ra đời sớm nhất sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Điều này khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của lực lượng Hải quan đối với lịch sử phát triển của đất nước trong Thời đại Hồ Chí Minh. Xin Tổng cục trưởng điểm lại những nét nổi bật trên chặng đường 75 năm xây dựng, trưởng thành của Hải quan Việt Nam?

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn:

Ngày 10/9/1945, chỉ 8 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập “Sở Thuế quan và Thuế gián thu”- tiền thân của Hải quan Việt Nam ngày nay.

Từ khi thành lập đến nay, Hải quan Việt Nam không ngừng nỗ lực, xây dựng và trưởng thành, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước, của nhân dân. Hải quan Việt Nam có cơ cấu tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, với nền tảng khung khổ pháp luật tương đối hoàn thiện theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Ngành Hải quan đã trở thành một trong những ngành tiên phong và giữ vai trò chủ chốt trong tiến trình phát triển kinh tế, hội nhập của đất nước.

Để hun đúc nên bề dày truyền thống và tạo dựng được vị thế như ngày nay là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của lãnh đạo các cấp và sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Hải quan.

Năm 2020 đánh dấu cột mốc 75 năm thành lập Hải quan Việt Nam. Thay mặt tập thể lãnh đạo Tổng cục Hải quan, tôi gửi lời cảm ơn trân trọng tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đã thường xuyên dành sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ giúp Hải quan Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Tôi cũng xin bày tỏ sự tri ân và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ cán bộ công chức, viên chức và người lao động ngành Hải quan.

Tổng cục trưởng có thể đánh giá rõ hơn về kết quả và đóng góp nổi bật của Hải quan Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước?

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn:

Trong từng giai đoạn lịch sử, Hải quan Việt Nam luôn có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển của đất nước.

Nhìn lại truyền thống 75 năm qua, nhất là tiến trình hội nhập mạnh mẽ những năm gần đây, ngành Hải quan vừa phải tạo thuận lợi thương mại, vừa đảm bảo công tác quản lý, dẫn đến đổi mới tư duy về quản lý. Có thể kể đến 3 đóng góp nổi bật, xuyên suốt của Hải quan Việt Nam chính là: tạo thuận lợi thương mại; thu ngân sách nhà nước; chống buôn lậu, bảo vệ an ninh, an toàn cộng đồng.

Thứ nhất, công tác tạo thuận lợi thương mại. Đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng cao, ngoài công tác quản lý nhà nước về hải quan, nhiệm vụ quan trọng đặt ra với ngành Hải quan trong nhiều năm qua là tạo thuận lợi thương mại.

Tổng cục Hải quan đã không ngừng đẩy mạnh hoàn thiện về khung khổ pháp luật; cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) như: thực hiện Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; Hệ thống quản lý hải quan tự động VASSCM; phối hợp thu thuế qua ngân hàng thương mại bằng phương thức điện tử 24/7; hoàn thiện kiến trúc Chính phủ điện tử của Tổng cục Hải quan…

Bên cạnh hiện đại hóa nội Ngành, Tổng cục Hải quan đã thể hiện rõ vai trò trung tâm để kết nối, thúc đẩy các bộ, ngành liên quan trong cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Nổi bật là, Tổng cục Hải quan đã được Chính phủ, Bộ Tài chính tin tưởng giao trọng trách Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899).

Thứ hai, về thu ngân sách nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của toàn Ngành từ khi thành lập đến nay. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, từng năm, Hải quan Việt Nam luôn nỗ lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách. Đặc biệt, 5 năm gần đây (2015-2019), toàn Ngành luôn thu vượt chỉ tiêu, số thu năm sau cao hơn năm trước và tính chung cả giai đoạn này thu được gần 1,5 triệu tỷ đồng, riêng năm 2019 đạt số thu cao kỷ lục là 348.711 tỷ đồng.

Kết quả thu ngân sách của ngành Hải quan là sự đóng góp quan trọng vào đảm bảo ổn định tiềm lực tài chính quốc gia, phục vụ các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ ba, chống buôn lậu là chức năng, nhiệm vụ chính của Hải quan Việt Nam. Mặt trận chống buôn lậu luôn nóng bỏng bởi thủ đoạn của các đường dây, ổ nhóm hết sức tinh vi và thay đổi liên tục. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngày càng diễn biến phức tạp ở tất cả các tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, đường biển, hàng không. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, liều lĩnh, manh động, tổ chức thành đường dây, ổ nhóm xuyên biên giới, sử dụng nhiều phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, đặc biệt là ma túy với số lượng rất lớn, hàng có thuế suất cao, hàng giả nhãn mác xuất xứ Việt Nam…

Với trách nhiệm được giao, không quản ngại gian khổ, hy sinh, các thế hệ cán bộ, công chức hải quan đã mưu trí, dũng cảm, kiên quyết đấu tranh và kịp thời phát hiện, triệt phá nhiều vụ việc vi phạm. Điển hình những năm gần đây, ngành Hải quan đã chủ trì và tham gia triệt phá nhiều chuyên án lớn, thu giữ hàng trăm kg ma túy, hàng tấn ngà voi, hàng triệu bao thuốc lá…, tổng trị giá hàng hóa vi phạm được thu giữ mỗi năm lên đến cả nghìn tỷ đồng.

Riêng 5 năm qua (2015-2019), ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, xử lý 84.362 vụ việc vi phạm. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 1.561 tỷ 241 triệu đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 247 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 571 vụ án hình sự.

Kết quả đấu tranh trên mặt trận chống buôn lậu góp phần quan trọng vào chống thất thu ngân sách; tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và bảo vệ an ninh, an toàn cộng đồng.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan được Bộ trưởng Bộ Tài chính- Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) giao thực hiện vai trò là cơ quan tham mưu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Tổng cục Hải quan đang xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030. Trong đó, định hướng, mục tiêu tổng quát đặt ra là: xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích của quốc gia.

Hội nhập mang lại thời cơ và
thách thức đối với ngành Hải quan

Xu thế toàn cầu hóa mang đến cả thời cơ và thách thức, đặc biệt đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay đã tác động không nhỏ đến công tác Hải quan, Tổng cục trưởng có thể phân tích rõ hơn về vấn đề này?

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn:

Hải quan Việt Nam được ví như “người gác cửa nền kinh tế”, thực hiện nhiệm vụ “nơi đầu sóng ngọn gió” nên luôn là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp, đầu tiên và nhiều nhất từ xu thế hội nhập, toàn cầu hóa.

Năm 2020 và những năm tiếp theo, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có diễn biến phức tạp, thiên tai, dịch bệnh khó lường gây ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động thương mại quốc tế và sản xuất kinh doanh. Thế giới mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song vẫn tiếp tục có chuyển biến mạnh mẽ, nhất là về công nghệ; cạnh tranh thương mại ngày càng khốc liệt; xu thế bảo hộ mậu dịch lan rộng. Nền kinh tế đất nước dần ổn định, khôi phục sau đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn, hội nhập kinh tế càng càng sâu rộng với những thời cơ và thách thức mới, nhiệm vụ của ngành Hải quan ngày càng khó khăn, nặng nề và phức tạp.

Thu ngân sách của ngành Hải quan là lĩnh vực chịu ảnh hưởng đầu tiên và rõ nét. Do dịch bệnh, thương mại toàn cầu sụt giảm, hoạt động xuất nhập khẩu trong nước trầm lắng nên số thu toàn Ngành những tháng đầu năm giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Từ đầu năm đến ngày 10/8, toàn Ngành thu ngân sách được gần 181.500 tỷ đồng, đạt 53,69% chỉ tiêu dự toán, giảm hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt khác, công tác thu ngân sách còn phải đối mặt với vấn đề cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Năm 2020, thuế suất nhập khẩu của các FTA tiếp tục cắt giảm sâu, đặc biệt là hàng hóa có kim ngạch lớn, thuế suất cao, số thu chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) cam kết gần như 100% số dòng thuế và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của hai bên sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau lộ trình tương đối ngắn. Theo tính toán, ước giảm thu từ các FTA trong năm 2020 khoảng 13.900 tỷ đồng.

Thách thức lớn nữa là đối với công tác chống buôn lậu. Xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ làm cho chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu có sự dịch chuyển lớn, kéo theo gia tăng về nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và dịch bệnh Covid-19 đẩy nhanh hơn xu thế này.

Thực tế những tháng đầu năm 2020, dù dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu nhưng nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa vẫn rất lớn. Đặc biệt, không chỉ là thủ đoạn truyền thống qua kênh bán hàng trực tiếp, gần đây nổi lên nhiều hành vi buôn lậu, gian lận thương mại phi truyền thống. Đó là, các đối tượng tận dụng ưu thế của khoa học công nghệ để buôn lậu qua kênh bán hàng trực tuyến do thương mại điện tử phát triển; hay lợi dụng những quy định chưa chặt chẽ, đầy đủ liên quan đến xuất xứ hàng hóa để đưa hàng hóa thành phẩm nước ngoài hoặc linh kiện hoàn chỉnh từ nước ngoài vào Việt Nam lắp ráp đơn giản thành thành phẩm để tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu…

Cùng với đó, tình hình vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới đang rất nóng. Ma túy không chỉ được tội phạm vận chuyển qua đường mòn, lối mở như trước, mà thủ đoạn ngày càng tinh vi, trong đó các đường dây ma túy xuyên quốc gia đã câu kết chặt chẽ với tội phạm trong nước để thành lập doanh nghiệp bình phong nhằm cất giấu, vận chuyển ma túy số lượng lớn qua phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu…

Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại hết sức phức tạp làm ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách, môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, gây mất an ninh và an toàn xã hội.

Hai vấn đề cốt yếu nêu trên là điển hình về thách thức rất lớn đặt ra cho công tác hải quan trong giai đoạn hiện nay và những năm tới.

Trước tình hình đó, ngành Hải quan đã và đang có sự đổi mới, chuyển mình như thế nào để kịp thời thích ứng và làm chủ được tình hình, thưa Tổng cục trưởng?

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn:

Những vấn đề nêu trên là thách thức, song cũng là cơ hội để ngành Hải quan tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để thực hiện tốt đồng thời “mục tiêu kép”: tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của quốc gia.

Giải pháp tổng thể đã và đang được ngành Hải quan tập trung thực hiện là: tiếp tục hoàn thiện về thể chế, hệ thống văn bản quy phạp pháp luật trong lĩnh vực hải quan; đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường công tác xây dựng lực lượng; nâng cao hiệu quả phối hợp trong nước và quốc tế…

Đặc biệt, đối với công tác phòng, chống buôn lậu, các đơn vị thuộc, trực thuộc, nhất là lực lượng Kiểm soát hải quan và các đơn vị chức năng đã không ngừng nâng cao năng lực, trình độ nắm bắt, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và kịp thời có những kế hoạch, chuyên đề, chuyên án đấu tranh hiệu quả. Ngoài vai trò chủ công của lực lượng Kiểm soát hải quan, cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các lực lượng chức năng như: Kiểm tra sau thông quan; quản lý rủi ro; kiểm định hải quan…

Mặt khác, Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện tốt vai trò Cơ quan giúp việc của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, và cả các công tác thường xuyên, đột xuất của Ban chỉ đạo 138/CP trong lĩnh vực kiểm soát hải quan.

Cùng với đó, ngành Hải quan đã đầu tư, đưa vào sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm soát hải quan như: các tàu cao tốc thế hệ mới; hệ thống máy soi container; hệ thống camera giám sát và các trang thiết bị phục vụ quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu từ xa…

Đồng thời tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng ngoài ngành như: Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển…; nâng cao hiệu quả hợp tác với Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và cơ quan Hải quan các nước trên thế giới.

Tập trung tái thiết kế hệ thống công nghệ thông tin và hướng tới “Hải quan số”

Bên cạnh nhiệm vụ có tính chất thường xuyên, một nhiệm vụ trọng tâm đang được Tổng cục Hải quan dồn nhiều nguồn lực tập trung thực hiện là tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin ngành Hải quan. Thưa Tổng cục trưởng, vì sao lại đặt ra việc tái thiết kế hệ thống trong thời điểm hiện nay?

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn:

Thực hiện chủ trương chung của Chính phủ, Bộ Tài chính và để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, những năm qua, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quản lý. Đây là động lực để xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp.

Bên cạnh kết quả đạt được, hệ thống CNTT còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: chưa phủ tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan; mức độ tích hợp giữa các hệ thống còn hạn chế; chưa đáp ứng kịp thời các yêu cầu thay đổi của quy định pháp luật; còn thiếu các phân hệ CNTT dự phòng; chưa ứng dụng các công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong khi, thời gian tới, xu thế hội nhập kinh tế, giao lưu thương mại quốc tế không ngừng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu; yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa, cũng như mục tiêu hiện đại hóa của ngành Hải quan nói riêng phải được tiến hành mạnh mẽ, hiệu quả và sâu rộng hơn nữa.

Trước bối cảnh như đề cập ở trên, để đảm bảo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị được giao, tiếp tục đóng góp vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, yêu cầu tái thiết kế hệ thống CNTT tổng thể của ngành Hải quan trở nên bức thiết hơn lúc nào hết. Mục tiêu là xây dựng được hệ thống mới hiện đại, thông minh, tích hợp, phủ rộng tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.

Tổng cục Hải quan đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt chủ trương để tiếp tục bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ liên quan với khối lượng công việc vô cùng lớn.

Để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, yếu tố con người vẫn là quyết định. Tổng cục trưởng có thể cho biết mục tiêu, định hướng trong công tác xây dựng lực lượng, tổ chức bộ máy của toàn Ngành thời gian tới?

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn:

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công tác xây dựng lực lượng, tinh gọn tổ chức bộ máy luôn được Tổng cục Hải quan quan tâm chỉ đạo, thực hiện nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Những năm gần đây Tổng cục Hải quan đã tích cực rà soát, bố trí sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 39-NQ/CP của Chính phủ. Theo đó đã bỏ toàn bộ cấp phòng thuộc vụ, qua đó giảm được 37 phòng, đội và hơn 100 chức danh lãnh đạo cấp phòng, đội; đồng thời rà soát sắp xếp lại tổ chức bộ máy toàn Ngành đã giảm được 14 chi cục hải quan và 239 đội (tổ) thuộc chi cục và tương đương.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức luôn được Tổng cục Hải quan quan tâm nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại. Từ năm 2015 đến 31/5/2020 đã tổ chức 264 lớp với 8.951 lượt học viên, trong đó có 23 lớp tự chủ với 860 học viên…

Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, Tổng cục Hải quan xác định: về tổ chức bộ máy, tiếp tục xây dựng tổ chức bộ máy hiện đại, theo nguyên tắc tập trung thống nhất phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan đáp ứng yêu cầu mở cửa hội nhập quốc tế, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Về xây dựng lực lượng, hình thành lực lượng Hải quan hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ, hoạt động minh bạch, liêm chính, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức hải quan có phẩm chất đạo đức, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được phân công.

Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức bằng việc cụ thể hóa các tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm; thực hiện nghiêm việc đánh giá, phân loại công chức theo mức độ, chất lượng hoàn thành công việc, không cào bằng hoặc “dĩ hòa vi quý” trong nhận xét đánh giá cán bộ.

Quan tâm, tạo điều kiện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về lý luận chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, sát hạch đánh giá thực chất năng lực, trình độ công chức để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phù hợp. Cùng với đó là tăng cường công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo và công chức thừa hành giữa các giữa khối cơ quan Tổng cục với các cục hải quan địa phương.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính của cán bộ, công chức hải quan, thực hiện nghiêm túc các quy định về định kỳ luân chuyển chuyển đổi vị trí theo các chức danh quy định, xử lý nghiêm minh kịp thời những cán bộ, công chức hải quan vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của Ngành, hoặc có biểu hiện, hành vi gây phiền hà sách nhiễu, tiêu cực…

Tự hào về bề dày truyền thống 75 năm xây dựng và trưởng thành, thay mặt tập thể lãnh đạo Tổng cục Hải quan, tôi đề nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu vì mục tiêu chung xây dựng Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, chủ động, vững vàng đảm đương tốt trọng trách trong giai đoạn phát triển mới.

Xin trân trọng cảm ơn Tổng cục trưởng!

Thái Bình

Tin liên quan

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện dẫn đầu với 47,69 tỷ USD, tăng 40%.
Hải quan Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và thách thức trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách

Hải quan Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và thách thức trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách

Ngày 10/7/2025, đoàn công tác của Ủy ban Cải cách thuế của Tổng thống Tanzania do Đại sứ Tarishi, Phó Chủ tịch Ủy ban dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Cục Hải quan trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của đoàn tại Việt Nam.
Quy định mới về người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan được giao nhiệm vụ điều tra

Quy định mới về người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan được giao nhiệm vụ điều tra

Từ ngày 1/7/2025, người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Điều tra chống buôn lậu.
Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%

Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%

Nửa đầu năm 2025, Chi cục Hải quan khu vực XII đã làm thủ tục cho 194.794 tờ khai gồm nhập khẩu có 102.112 tờ khai và xuất khẩu có 92.682 tờ khai.
Bài 3: Tự nguyện tuân thủ pháp luật là động lực để doanh nghiệp phát triển

Bài 3: Tự nguyện tuân thủ pháp luật là động lực để doanh nghiệp phát triển

Sau 2 năm triển khai thí điểm Chương trình khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan đã có 295 DN tham gia; 80% tăng mức độ tuân thủ hoặc giữ nguyên mức độ tuân thủ, tăng tỷ lệ luồng Xanh, giảm tỷ lệ luồng Vàng, Đỏ. Với kết quả đạt được, ngày 4/12/2024, Tổng cục Hải quan (nay là Cục Hải quan) ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ chính thức triển khai Chương trình khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Tạp chí Kinh tế-Tài chính có cuộc phỏng vấn bà Vũ Thị Phương, Phó trưởng Ban Quản lý rủi ro (thuộc Cục Hải quan) về vấn đề này.
Hải quan khu vực II: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ

Hải quan khu vực II: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ

Để hoàn thành khối lượng công việc lớn sau khi mở rộng phạm vi quản lý trên địa bàn hành chính mới của TP. Hồ Chí Minh (gồm cả Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu), theo lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy ngành Hải quan, Chi cục Hải quan khu vực II sẽ tập trung đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số…
Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Đó là đánh giá của Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ tại Lễ kỷ niệm niệm 50 năm thành lập Hải quan TP. Hồ Chí Minh vào chiều ngày 11/7.
Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tại các đơn vị trực thuộc Chi cục Hải quan khu vực III đạt 56,11 tỷ USD, theo Chi cục Hải quan khu vực III.
Chi cục Hải quan khu vực XX phổ biến 25 văn bản mới cho công chức

Chi cục Hải quan khu vực XX phổ biến 25 văn bản mới cho công chức

Đó là 25 văn bản mới gồm nghị quyết, luật, nghị định, thông tư và các quyết định của Cục Hải quan đã được Chi cục Hải quan khu vực XX quán triệt, phổ biến đến cán bộ công chức trong đơn vị thực hiện.
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh

Hoạt động xuất nhập khẩu qua Lối thông quan cầu Bắc Luân II tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh, với khối lượng và kim ngạch thương mại ấn tượng.
Hải quan khu vực I thu ngân sách đạt 20.240 tỷ đồng

Hải quan khu vực I thu ngân sách đạt 20.240 tỷ đồng

Chi cục Hải quan khu vực I đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu. Theo đó, tính đến ngày 30/6, Chi cục Hải quan khu vực I thu nộp NSNN đạt 20.240 tỷ đồng, tăng 135,2% cùng kỳ năm 2024.
Hải quan khu vực XVIII nỗ lực ổn định hoạt động theo mô hình mới

Hải quan khu vực XVIII nỗ lực ổn định hoạt động theo mô hình mới

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Hải quan khu vực XVIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức sau hai đợt sắp xếp lớn. Quá trình kiện toàn bộ máy được triển khai hiệu quả, đảm bảo hoạt động quản lý hải quan không gián đoạn, giữ vững kỷ luật công vụ và ổn định nội bộ, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chi cục Hải quan khu vực XVIII công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Chi cục Hải quan khu vực XVIII công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Chiều ngày 10/7, Chi cục Hải quan khu vực XVIII đã dự tổ chức Hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm các Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XVIII.
Bài 2: Doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật sẽ nâng cao vị thế hoạt động xuất nhập khẩu

Bài 2: Doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật sẽ nâng cao vị thế hoạt động xuất nhập khẩu

Như đã đề cập ở kỳ trước, cơ quan Hải quan có nhiều nỗ lực trong việc giúp doanh nghiệp cải thiện mức độ tuân thủ pháp luật hải quan. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Tạp chí Kinh tế-Tài chính đã có cuộc phỏng vấn bà Đỗ Thị Thu Thuỷ, Giám đốc Pháp lý & Hải quan, Công ty TNHH Chuyển phát nhanh DHL- VNPT, thành viên Hiệp hội Chuyển phát nhanh châu Á-Thái Bình Dương (CAPEC).
Chi cục trưởng Hải quan khu vực III tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ UBND TP Hải Phòng

Chi cục trưởng Hải quan khu vực III tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ UBND TP Hải Phòng

Bí thư Đảng ủy, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực III Trần Mạnh Cường được chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ UBND TP Hải Phòng.
Hải quan khu vực VIII thu hút thêm gần 500 doanh nghiệp đến làm thủ tục

Hải quan khu vực VIII thu hút thêm gần 500 doanh nghiệp đến làm thủ tục

Nửa đầu năm 2025, Chi cục Hải quan khu vực VIII đã làm thủ tục cho 98.080 tờ khai các loại hình của 1.872 doanh nghiệp, tăng 22,75% về số lượng tờ khai và tăng 36% (495 doanh nghiệp) về số lượng doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Giá thuê mặt bằng bán lẻ đã ổn định trở lại

Giá thuê mặt bằng bán lẻ đã ổn định trở lại

Sự gia tăng đáng kể về nguồn cung có thể tạo ra sự cạnh tranh lớn hơn trong mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội.
“Siêu đô thị” TP Hồ Chí Minh thu hút giới đầu tư từ miền Bắc

“Siêu đô thị” TP Hồ Chí Minh thu hút giới đầu tư từ miền Bắc

Sau sáp nhập, thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
7 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm bị Bộ Y tế công khai danh tính

7 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm bị Bộ Y tế công khai danh tính

7 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt 359 triệu đồng, buộc thu hồi hơn 460 phiếu kiểm nghiệm, tiêu hủy sản phẩm, cải chính thông tin quảng cáo sai phạm.
Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Xuất khẩu hóa chất sang Lào đạt hơn 309 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2025, vươn lên dẫn đầu và bỏ xa mức 3,8 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Giá bất động sản tại Hải Phòng vẫn ở "vùng trũng"

Giá bất động sản tại Hải Phòng vẫn ở "vùng trũng"

Quỹ đất lớn, giá bất động sản rẻ tạo thời cơ đầu tư bất động sản Hải Phòng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
Phiên bản di động