Hải quan kiến nghị nhiều giải pháp cải cách quản lý chất lượng hàng hóa
![]() |
Cơ quan kiểm tra chuyên ngành lấy mẫu kiểm tra hàng hóa. Ảnh: N.Linh
Nhiều văn bản còn khó khăn khi thực hiện
Thực tế, có khá nhiều văn bản quản lý chất lượng hàng hóa khi thực hiện phát sinh vướng mắc. Chẳng hạn khi thực hiện Nghị định 108/2017/NĐ-CP quy định “Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được NK hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác NK…”. Tuy nhiên, việc quản lý, kiểm tra đối tượng được ủy quyền chưa được quy định cụ thể. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành có liên quan ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể hơn về việc ủy quyền NK của tổ chức, cá nhân đã có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện, trong đó quy định cụ thể về đối tượng được ủy quyền, số lượng hàng hóa được ủy quyền, số lượng hàng hóa được ủy quyền NK… để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý, tránh trường hợp gian lận NK không đúng nội dung được ủy quyền.
Hay khi thực hiện Thông tư 21/2017/TT-BCT được sửa đổi tại Thông tư 07/2018/TT-BTC của Bộ Công Thương, cơ quan Hải quan cũng gặp vướng mắc trong cách hiểu sản phẩm dệt may có phải kiểm tra chuyên ngành trong NK trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam không? Hay quy định nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong bộ hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng thép theo Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN gây khó khăn cho DN, vì trường hợp DN NK thép nhưng trong thỏa thuận mua bán không đề nghị phía nước ngoài cung cấp C/O…
Trong báo cáo khảo sát mức độ hài lòng của DN trong thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu do VCCI phối hợp với Tổng cục Hải quan, dự án USAID công bố mới đây cho thấy: Phần lớn các DN cho biết việc thực hiện những thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành ở mức bình thường (60-70%), trong khi đó, tỉ lệ DN đánh giá các thủ tục là dễ thực hiện chỉ ở mức khá thấp, xung quanh mức 15-27%. |
Bên cạnh đó, theo ghi nhận của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), hiện có nhiều văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm tra chất lượng có những quy định rất lâu vẫn còn hiệu lực. Chẳng hạn như: Mặt hàng đồ chơi trẻ em được quy định kiểm tra chất lượng tại nhiều văn bản như Thông tư 01/2009/TT-BKHCN, Thông tư 18/2009/TT-BKHCN, Quyết định 1171/QĐ-BKHCN.
Một tình trạng chung trong vấn đề kiểm tra nhà nước về chất lượng đó là thời hạn thông báo kết quả kiểm tra chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng trong các văn bản pháp luật về kiểm tra chuyên ngành dẫn đến kéo dài thời gian thông quan cho một lô hàng, làm phát sinh chi phí lưu kho bãi, làm mất đi tính cạnh tranh, thậm chí DN bị phạt đền hợp đồng do giao hàng hóa chậm trễ. Có trường hợp thời gian kiểm tra chất lượng quá 30 ngày (có xác nhận thời gian gia hạn chưa có kết quả) góp phần làm kéo dài thời gian thông quan của cơ quan Hải quan, phát sinh chi phí cho DN.
Tình trạng một mặt hàng thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều chính sách quản lý hoặc thuộc diện kiểm tra chất lượng của nhiều bộ, ngành gây khó khăn cho DN khi NK một mặt hàng mà phải liên hệ xin giấy phép hoặc thực hiện kiểm tra với nhiều bộ, ngành khác nhau. Chẳng hạn, mặt hàng nồi hơi, bình chịu áp lực khi NK thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành của cả Bộ Công Thương và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; mặt hàng tời, bình chứa khí chịu áp lực được quy định trong Danh mục hàng hóa nhóm 2 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong đó, hàng hóa thuộc Danh mục của Bộ Khoa học và Công nghệ thuộc đối tượng kiểm tra chất lượng sau thông quan, còn hàng hóa thuộc Danh mục của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về chất lượng trước thông quan.
Tiếp tục cải cách quản lý chuyên ngành
Để tháo gỡ và tạo điều kiện cho DN được thông quan hàng hóa nhanh chóng, có nguyên liệu kịp thời đưa vào phục vụ sản xuất cũng như giảm bớt gánh nặng chi phí cho việc kiểm tra chất lượng, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, kiến nghị với các bộ, ngành nhiều nội dung liên quan lĩnh vực kiểm tra nhà nước về chất lượng. Trong đó ưu tiên trọng tâm là áp dụng quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra chất lượng, chỉ thực hiện kiểm tra xác suất đối với một số lô hàng bất kỳ, miễn kiểm tra các lô hàng cùng loại, có cùng nhà sản xuất, cùng nhà cung cấp và đã được kiểm tra ở các lô hàng NK trước đó đạt chất lượng; miễn kiểm tra trong vòng một năm đối với DN chấp hành tốt pháp luật hoặc chỉ kiểm tra chuyên ngành đối với những lô hàng rơi vào luồng Đỏ để giảm thời gian và gánh nặng chi phí cho DN.
Cùng với đó, các bộ, ngành khi ban hành Danh mục hàng hóa XK, NK nhóm 2 thuộc diện quản lý chuyên ngành hoặc thuộc diện kiểm tra nhà nước về chất lượng cần nêu rõ tên hàng, mã HS, hình thức và điều kiện quản lý chuyên ngành cụ thể rõ ràng, thủ tục quy định đơn giản; hạn chế ràng buộc hoặc giới hạn DN phải đăng ký kiểm tra chất lượng một nơi nhất định, mà có thể đăng ký ở nơi DN thấy thuận tiện nhất để giảm chi phí phát sinh nhằm tạo thuận lợi cho DN và cơ quan Hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK.
Đối với các hàng hóa phải chịu điều chỉnh của nhiều bộ, ngành, mỗi đơn vị lại có rất nhiều văn bản hướng dẫn, do vậy Bộ Khoa học và Công nghệ cần kiến nghị Chính phủ giao cho một bộ chủ trì thực hiện, bộ này sẽ nghiên cứu, thống nhất lại thành một văn bản điều chỉnh chung để DN dễ thực hiện, cơ quan Hải quan thuận tiện quản lý.
Đáng chú ý, vấn đề rút ngắn tối đa thời gian ra thông báo kết quả kiểm tra chất lượng cần được các bộ chú trọng đưa vào văn bản quản lý. Đặc biệt cần có quy định chế tài đối với các trường hợp cơ quan kiểm tra chất lượng ra thông báo kết quả kiểm tra Nhà nước về chất lượng chậm trễ so với thời hạn quy định của pháp luật. Ngoài ra, khi có kết quả kiểm tra chất lượng hoặc không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thời hạn quy định thì cơ quan kiểm tra chất lượng phải thông báo ngay cho cơ quan Hải quan biết để theo dõi.
Tin liên quan

Hải quan khu vực VIII đối thoại với hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu
10:12 | 18/04/2025 Hải quan

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
09:06 | 16/04/2025 Hải quan

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu qua địa bàn Cao Bằng tăng 133%
08:59 | 16/04/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VI đối thoại với 51 DN có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Cao Bằng
16:24 | 15/04/2025 Hải quan

Hải quan nỗ lực giảm thời gian, chi phí thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn
15:21 | 15/04/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VII thông quan hơn 15.000 tờ khai
14:02 | 15/04/2025 Hải quan

Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận sớm ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới
20:35 | 14/04/2025 Hải quan

Hướng dẫn giải quyết thủ tục với xe cơ giới khi hệ thống gặp sự cố
16:24 | 14/04/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III nâng cao kỹ năng của công chức trong xử lý vi phạm
10:29 | 14/04/2025 Hải quan

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu vực III đạt hơn 29 tỷ USD
11:11 | 11/04/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu Chi Ma: Tăng giờ thông quan hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp
14:44 | 10/04/2025 Hải quan

Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Hải quan đất cảng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới
10:11 | 10/04/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La đón chuyến bay quốc tế đầu tiên
10:09 | 10/04/2025 Hải quan
Tin mới

Công khai danh sách nợ thuế khu vực Vĩnh Linh – Gio Linh:

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51 tỷ USD trong quý I/2025
10:02 | 14/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu